<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="ptitle" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Lớp học tình thương của anh cán bộ Đoàn</span></span></strong></span></p>
<p class="phead" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Mỗi buổi chiều, người đi ngang qua văn phòng hội người cao tuổi trên đường Vườn Lài, khu phố 4, P.An Phú Đông (Q.12, TP.HCM) vẫn thường thấy một thanh niên áo xanh cặm cụi cầm tay hướng dẫn mấy em nhỏ tập viết từng con chữ.</span></span></p>
<div align="center">
<table width="40" cellpadding="0" border="0" class="MsoNormalTable" style="width: 30pt;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img height="280" width="500" src="test5.jpg" alt="" /><br />
</span></span></p>
</td>
</tr>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="tlegend" style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Nguyễn Ngọc Châu và lớp học tình thương</em></span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
</div>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đám trẻ nhà nghèo ở P.An Phú Đông (Q.12, TP.HCM) buổi sáng đứa đi bán vé số, đứa phụ cha mẹ bán hàng ăn vỉa hè cùng nhiều công việc khác phụ giúp gia đình trong cuộc mưu sinh, buổi chiều chúng tíu tít đến lớp học tình thương ở phường. Lớp học này do anh chàng Nguyễn Ngọc Châu, phó bí thư Đoàn phường An Phú Đông, đứng ra “chủ xị” được ba năm nay.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thầy giáo tay ngang</span></span></strong></p>
<table width="200" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" align="right" class="MsoNormalTable" style="width: 150pt;">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(207, 230, 249); padding: 3.75pt;">
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(3, 3, 3);">"Hoạt động thanh niên không nhất thiết phải làm những việc to tát mà ngay cuộc sống quanh mình cũng có những điều cần góp tay vào dù việc nhỏ"</span></span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"> </p>
<span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><strong><span style="color: rgb(3, 3, 3);">Nguyễn Ngọc Châu</span></strong></p>
</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Anh chàng hiền lành 27 tuổi này cho hay mình tham gia hoạt động Đoàn - Hội gần mười năm nay và chuyện học hành, vui chơi của đám trẻ con các gia đình nhập cư nghèo làm anh suy nghĩ rất nhiều. “Năm 2007, mình thấy một đứa bé bán vé số ngồi khóc vì bị người ta lừa lấy mấy tấm vé. Đến hỏi thì hay em ấy không biết chữ. Mình nghĩ nếu em đó được học hành thì cuộc đời sau này sẽ không bị lừa, bị khổ như vậy. Thế nên mình quyết tâm đi “gom” các em về dạy” - Châu kể về cái duyên đến với lớp học. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Lúc đó ở An Phú Đông có văn phòng của hội người cao tuổi ít được sử dụng nên tại đây cũng có một lớp học tình thương do Đoàn phường đảm nhiệm. Tuy nhiên việc dạy thường bị gián đoạn do giáo viên đi làm tình nguyện người còn lo chuyện cơm áo gạo tiền, người sức khỏe kém. Vậy nên Châu xung phong nhận lớp dạy từ 16g-18g mỗi ngày.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">“Xong việc Đoàn - Hội là mình chạy ngay đến lớp học. Mấy anh em làm phong trào cùng nhau đều biết việc mình làm nên cũng tạo điều kiện về giờ giấc”, Châu nói. Hiện lớp học tình thương này có 35 em theo học chữ phân ra từ lớp 1-5. Thứ hai, tư, sáu là buổi học của các em lớp 1, 2; còn thứ ba, năm, bảy là của lớp 3-5. Học sinh hoàn thành chương trình tiểu học ở lớp này sẽ được kiểm tra và nhận bằng tốt nghiệp của Trường tiểu học Phạm Văn Chiêu.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Góp sức bằng tình thương</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Mỗi cảnh đời trẻ thơ ở lớp học của Châu có sự khốn khó khác nhau. Em Huỳnh Hồng Hải Dương (14 tuổi) theo cha mẹ từ miền Tây lên TP.HCM bán vé số được sáu năm nay. Nhà nghèo, cha mẹ lại thường xuyên thay đổi chỗ trọ nên Dương không có cơ hội đến lớp. Mới đây cha mẹ Dương bám trụ không nổi với cuộc sống ở thành phố đành về quê, gửi cậu cho bà ngoại chăm sóc ở nhờ trong một gia đình bà con. Lớn tồng ngồng rồi mà chưa biết chữ, đám bạn rủ Dương vào lớp học tình thương của “thầy” Châu. Được cái Dương chịu khó, tranh thủ bán vé số xong là chạy vào lớp học chương trình lớp 1.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nhiều em khác từ mọi miền theo cha mẹ đến TP.HCM mưu sinh, sống trong những phòng trọ chật hẹp, buổi đi phụ gia đình bán buôn, bữa đến lớp học chữ. Có em lêu lổng chơi game, vào lớp học một thời gian được Châu chỉ bảo nên ngoan ra thấy rõ. Như hai anh em sinh đôi Phước, Tài hay đi học sớm rồi la cà chơi game, Châu đến tiệm game bắt quả tang rồi về lớp nhỏ to để chúng bớt đi chơi. “Nhiều em phổ cập xong tiểu học ít lâu sau lại về chúc mừng “thầy” ngày 20-11, được vậy mình đã vui rồi” - Châu kể về đám học trò nhà nghèo của mình.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Không chỉ trẻ khó khăn quý mến Châu mà những người dân trong khu vực cũng hết lòng ủng hộ lớp học này. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Chị Nguyễn Thị Thanh Hà bán bún buổi sáng trước lớp học, cứ thấy nước uống trong lớp gần hết là chạy đi mua bình khác thay vào “hỗ trợ mấy đứa nhỏ”. Chị Mỹ vừa ủng hộ bánh trung thu cho lớp đợt rồi hiện cũng đang chuẩn bị xây nhà vệ sinh phía sau lớp học. Nhiều tấm lòng của bà con khác đều rộng mở khi Châu đi vận động sách vở, dụng cụ học tập cho lớp tình thương mình đứng dạy.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Châu bày tỏ lớp học của mình còn thiếu thốn nhiều thứ, như các em cần sách mới để học, bởi trên những trang sách cũ có ghi lời giải của những người sử dụng trước nên các em học sau khó phát huy tính độc lập trong khâu giải bài. Hay chuyện các em vì hoàn cảnh gia đình đến lớp không thường xuyên, phải dạy đi dạy lại nhiều lần cho nhớ. “Nhưng không sao, mình đứng lớp ba năm rồi và vẫn muốn đứng thêm nữa. Hết lứa này đi lại tới lứa khác đến, bỏ sao được” - Châu nói.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Xong buổi học, khi ánh đèn đã bắt đầu sáng lên báo hiệu kết thúc một ngày làm việc, Châu lại tất tả chạy xe từ Q.12 đến Q.Tân Phú theo học ngành luật của ĐH Đà Lạt. Ba năm rồi ngày nào của Châu cũng như thế.</span></span></p>
<p class="pauthor" style="text-align: right;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Theo TTO<br />
</span></span></strong></em></p>
</div> </html>