<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p style="text-align: justify;" class="psurtitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hồ sơ con đường bí mật</span></span></strong></p>
<p style="text-align: center;" class="ptitle"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Kỳ 1: Đường vào đầu não mật vụ Sài Gòn</span></span></strong></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="phead"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thiếu tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc) là một trong bốn con át chủ bài của tình báo chiến lược Việt Nam (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn, đại tá Phạm Ngọc Thảo, thiếu tướng Vũ Ngọc Nhạ) Trong cuộc đời hoạt động của mình, Ba Quốc một người được các ông trùm tình báo Việt Nam cộng hòa tin cẩn và là một sỹ quan phủ đặc ủy trung ương tình báo của chính quyền Sài Gòn. Chúng tôi đã lật lại hồ sơ về Thiếu tướng Đặng Trần Đức – Ba Quốc, theo từng bước chân ông trên suốt hành trình dài từ Hà Nội đến Sài Gòn… cho đến năm 1974 khi ông bị lộ...</span></span></p>
<table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0" align="left" id="tblImageBox" style="width: 260px; height: 276px;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"><img height="188" width="250" alt="" src="TEST9.jpg" /></p>
</span></p>
<span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: center;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span class="pcaption"><span style="color: red;"><span id="spanImageBoxCaption"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Từ phải sang: các ông Phạm Xuân Ẩn, Ba Quốc, Vũ Ngọc Nhạ</em></span></span></span></span></span></span></p>
</span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ông Ba Quốc tham gia cách mạng vào khoảng giữa 1945. Kháng chiến toàn quốc, ông làm trung đội trưởng công an xung phong mặt trận Khâm Thiên, sau là khu trưởng Đức Hoà. Tháng 5.1950, chính thức bước vào con đường hoạt động trong hậu địch, ông về Hà Nội dưới danh nghĩa “hồi cư” để tìm vợ con thất lạc.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Năm 1955, ông Đặng Trần Đức (bí danh Ba Quốc – 3Q) vào Nam và đã nhanh chóng tạo dựng vỏ bọc mới cho mình trong một điệp vụ ly kỳ, gây cấn không khác gì… phim ảnh </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trùm mật vụ Trần Kim Tuyến</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Năm 1955, sau khi vào Nam, ông Ba Quốc được bố trí làm kế toán viên tại Nha Công an Nam phần. Lúc này, ông đặc biệt chú ý đến Trần Kim Tuyến – nhân vật quyền lực sau gia đình họ Ngô. Trần Kim Tuyến vốn là bạn cũ của Ngô Đình Nhu khi còn ở Hà Nội. Sau năm 1954, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, Ngô Đình Nhu trở thành cố vấn quan trọng của tổng thống, Trần Kim Tuyến được giao làm giám đốc sở Nghiên cứu chính trị – xã hội (thường được gọi là sở Nghiên cứu chính trị), trực thuộc Phủ Tổng thống. Thực chất, đây là một cơ quan mật vụ chống cộng và bảo vệ chế độ, đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của cố vấn Ngô Đình Nhu, nắm toàn bộ các nhóm tình báo, mật vụ, cảnh sát. Cán bộ chủ chốt của sở đều là người thân tín của gia đình họ Ngô như: Trần Kim Tuyến, Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu, Nguyễn Duy Bách… </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trần Kim Tuyến là một nhân vật khá đặc biệt mà cả bốn con át chủ bài của tình báo chiến lược Việt Nam đều tìm cách tiếp cận trong quá trình hoạt động. Tháng 10.1963, Trần Kim Tuyến bị Ngô Đình Nhu cáo buộc âm mưu đảo chính và đẩy đi làm đại sứ ở Ai Cập. Khi anh em Diệm – Nhu bị lật, Trần Kim Tuyến về lại Sài Gòn, bị chính quyền đảo chính biệt giam. Chính Phạm Ngọc Thảo phải dựa vào các mối quan hệ của mình, cứu trùm tình báo thoát chết. Sau này, một lần nữa, Trần Kim Tuyến cũng được nhà tình báo Phạm Xuân Ẩn cứu trong những ngày giải phóng Sài Gòn. Sự kiện này đã đặt cho chúng tôi một câu hỏi lớn, rằng nhân vật này đã liên quan đến nhiều thế lực quan trọng nào mà các nhà tình báo xuất sắc của Việt Nam muốn tiếp cận nên đã cứu?</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Điệp vụ vàng </span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để tiếp cận với bác sĩ Trần Kim Tuyến, ông Ba Quốc đã dày công tìm hiểu và thiết kế một kế hoạch. Thông qua nhân vật Kiều Văn Lân, người quản lý Nhật báo Tự Do mà ông biết là người thân cận của Trần Kim Tuyến, ông đề nghị xin được tiếp xúc với bác sĩ Tuyến. Món quà ông dùng ra mắt nhân vật quyền lực nhất sau gia đình họ Ngô này là thông tin người Pháp chuyển lậu vàng về nước do Ginard – trưởng phòng nhì Pháp tiết lộ. Ngay lập tức, ông được biệt phái từ Nha Công an Nam phần về ban công tác đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách tổ chức việc săn vàng này. Tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc) nhớ lại: “Để tiếp cận nhân vật Trần Kim Tuyến, tôi đã làm quen với Trần Ginard – trưởng phòng nhì Pháp. Biết rằng Pháp đang chuẩn bị chuyển vàng về nước, cho nên nó báo cho tôi. Tôi tìm cách tiếp cận với Trần Kim Tuyến. Trần Kim Tuyến giao cho tôi nhiệm vụ theo dõi Pháp chuyển vàng. Trong lúc tôi đang triển khai kế hoạch theo dõi thì Lý Thái Như – lữ đoàn trưởng lữ đoàn An ninh Phủ Tổng thống ra lệnh bắt tôi”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khi bị bắt và bị biệt giam, ông Ba Quốc có chút hoang mang và tự hỏi liệu có khả năng mình bị lộ không. Giữa lúc đó, ông nhận được lời nhắn của những cộng sự bị bắt cùng với ông được ném qua cửa sổ phòng giam. Họ cho biết đã bị tra tấn dã man và bị bắt ký vào một bản cung vu cho ông tội đã nhận tiền của bác sĩ Tuyến để đi ám sát trung tá Nguyễn Cao – tham mưu trưởng biệt bộ Phủ Tổng thống và trung tá Lý Thái Như – chỉ huy lữ đoàn an ninh. Vậy là đã rõ, ông chỉ là nạn nhân của sự mâu thuẫn, cấu xé lẫn nhau giữa Trần Kim Tuyến – Lý Thái Như, tay sai của hai anh em Ngô Đình Nhu – Ngô Đình Cẩn. Ông biết rằng thế nào Trần Kim Tuyến cũng sẽ giải cứu nên đã bình tĩnh lên một kế hoạch đối phó. Khi người của Phủ Tổng thống đến điều tra, ông Ba Quốc đã kể lại sự việc, đồng thời khéo léo bịa thêm chuyện trung tá Như đòi thủ tiêu ông nếu không chịu nhận đã lên kế hoạch ám sát trên. Kết cục, Lý Thái Như bị cách chức, còn ông Ba Quốc (lúc này mang tên Nguyễn Văn Tá) đã chiếm được lòng tin của Trần Kim Tuyến, chính thức trở thành nhân viên sở Nghiên cứu chính trị. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pintertitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chui sâu leo cao</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tháng 4.1959, Ngô Đình Diệm đã thực thi chính sách tố cộng, diệt cộng với luật 10-59. Hàng chục ngàn đảng viên cộng sản và người yêu nước bị bắt. Lực lượng tình báo của ta bị địch đánh phá ác liệt. Trong đó có một số nhân vật ở vị trí cao trong lòng địch như Phạm Xuân Ẩn, Đặng Trần Đức – Ba Quốc…</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong lúc đó, vào thời điểm 1959, sau hai năm học báo chí tại quận Cam – Mỹ, giữa lúc làn sóng tố cộng diệt cộng trong nước dâng cao, Phạm Xuân Ẩn vẫn quyết định về nước, xin vào làm việc trong sở Nghiên cứu chính trị. <br />
Phạm Ngọc Thảo sau một loạt bài đăng trên tạp chí Bách Khoa về các vấn đề chiến lược, chiến thuật... được Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chú ý. Năm 1957, ông được điều về làm việc tại Phủ Tổng thống với hàm thiếu tá, bên cạnh Ngô Đình Nhu. </span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vũ Ngọc Nhạ trong cảnh tù đày, đã viết tờ trình “bốn nguy cơ đe doạ chế độ” – năm 1959, gây ấn tượng với anh em họ Ngô. Ông thoát án tù, trở thành “ông cố vấn” của chế độ.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ông Ba Quốc từ năm 1957 đã vào sở Nghiên cứu chính trị, tiếp tục tạo uy tín bằng việc khéo léo dẫn độ Trịnh Quốc Khánh – nhân vật quan trọng của lực lượng Hoà Hảo về Sài Gòn. Nhưng cũng thời gian này, ông mất liên lạc với tổ chức. Ông buộc phải ra một quyết định sinh tử mà sau này nó đã trở thành một chiến công to lớn....</span></span></p>
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: right;" class="MsoNormal"><b style=""><i style="">Theo SGTTO</i></b></p>
</span></span>
<p style="text-align: justify;" class="psubtitle"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Kỳ sau: Đấu trí</span></span></strong></p>
<p style="text-align: justify;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Khi nhận lệnh theo dõi mười đặc khu uỷ viên Sài Gòn – Gia Định, ông Ba Quốc không biết báo cáo tin tức này cho ai vì lúc đó đã mất liên lạc với tổ chức. Ông chỉ mong kéo dài thời gian để chờ nối lại liên lạc. Nhưng cố vấn Ngô Đình Nhu đã ra lệnh “cất lưới” và ông Ba Quốc buộc phải ra một quyết định bất ngờ và nguy hiểm đến tính mạng...</em></span></span></p>
</div> </html>