<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if !mso]><object
classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object>
<style>
st1\:*{behavior:url(#ieooui) }
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="psurtitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Hồ sơ con đường bí mật</span></span></strong></p>
<p class="ptitle" style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Kỳ 2: Đấu trí</span></span></strong></span></p>
<p class="phead" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khi nhận lệnh theo dõi mười đặc khu uỷ viên Sài Gòn – Gia Định, ông Ba Quốc không biết báo cáo tin tức này cho ai vì lúc đó đã mất liên lạc với tổ chức. Ông chỉ mong kéo dài thời gian để chờ nối lại liên lạc. Nhưng cố vấn Ngô Đình Nhu đã ra lệnh “cất lưới”, ông Ba Quốc buộc phải ra một quyết định bất ngờ… và nguy hiểm đến tính mạng...</span></span></p>
<table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0" align="left" class="MsoNormalTable" style="width: 265px; height: 279px;" id="tblImageBox">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><a href="http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=122437" shape="rect"><span style="text-decoration: none;"><img height="188" width="250" alt="" src="TEST9.jpg" /><br />
</span></a></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"> </span></p>
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span class="pcaption"><span style="color: red;"><span id="spanImageBoxCaption"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Ông Ba Quốc, người đứng giữa và các sĩ quan tình báo quốc phòng</em></span></span></span></span></span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong hồi ức của tướng Đặng Trần Đức (Ba Quốc), những thời khắc ông mất liên lạc với tổ chức là lúc ông cảm thấy lo sợ nhất. Vì lúc đó, ông không biết chủ trương, định hướng của cấp trên, không biết phải hoạt động như thế nào và phải tự mình quyết định lấy mà không biết là đúng hay sai. Trong thời gian chỉ huy Ba Hội bị bắt, giữa lúc ông cảm thấy cô đơn nhất khi phải một mình đơn độc trong hang sói thì Trần Kim Tuyến – giám đốc sở Nghiên cứu chính trị giao cho ông một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Ông được lệnh phải theo dõi Huỳnh Kim Hiệp, một thành viên của đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định, để thông qua đó tổ chức này bắt gọn mười nhân vật quan trọng trong Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định. Và ông buộc phải ra một quyết định nhanh chóng, nguy hiểm đến vỏ bọc và tính mạng.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Lệnh bắt gọn mười đặc khu uỷ viên</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tướng Đặng Trần Đức kể lại: “Khi đó, tôi đã là cán bộ của sở Nghiên cứu chính trị, người của Trần Kim Tuyến. Huỳnh Kim Hiệp là một thành viên của Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định, không biết về đầu thú hay bị địch phát hiện rồi khống chế từ năm 1958. Tuyến giao cho tôi là qua Huỳnh Kim Hiệp để theo dõi Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định. Tôi đã tổ chức hai tuần một chuyến để bám sát hoạt động của Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định suốt sáu tháng, báo cáo từng chi tiết với Tuyến”.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Huỳnh Kim Hiệp lúc này đang là nhân viên sở Bưu điện, có liên lạc với Trình Văn Thanh – bí thư Đặc khu uỷ. Theo báo cáo của Hiệp, Trình Văn Thanh ở nhà số 1, đường Hùng Vương, làm thợ sửa radio cho tiệm Nguyễn Văn Ba trên đường Nguyễn Trãi. Cơ sở của Trình Văn Thanh gồm mười người, hoạt động bí mật nhưng Huỳnh Kim Hiệp không biết hết mặt. Trước đây, ông Ba Quốc được ông Tuyến giao phụ trách việc chuyển tiền trợ cấp hàng tháng của sở Nghiên cứu chính trị cho Hiệp nhưng không biết Hiệp là ai.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Nhưng bất ngờ Ngô Đình Nhu giao cho đại tá Nguyễn Văn Thăng – giám đốc nha An ninh quân đội phá vụ án này. Tôi bàn giao toàn bộ hồ sơ của Đặc khu uỷ cho Nguyễn Văn Thăng. Đến khi an ninh quân đội triển khai kế hoạch đánh phá Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định thì tôi đã quyết định bí mật liên lạc gấp với Trình Văn Thanh” – ông Ba Quốc nhớ lại. Ông đã đi thẳng tới tiệm sửa radio của Nguyễn Văn Ba trên đường Nguyễn Trãi, gặp Trình Văn Thanh và nhanh chóng thông báo ngắn gọn: “Huỳnh Kim Hiệp phản bội rồi. Các anh sắp sửa bị bắt. Xử lý gấp”, rồi bước ra khỏi tiệm. Ông đã làm xong phần việc quan trọng nhất, nhưng trong lòng suy nghĩ liệu Trình Văn Thanh có tin không, ông đành trông cậy vào sự đa mưu túc trí của họ… Sự việc diễn ra ngay sau thời khắc ông bàn giao hồ sơ cho Nguyễn Văn Thăng, giám đốc nha An ninh quân đội (từ 3 giờ đến 5 giờ chiều), khi họ còn đang bận rộn nghiên cứu địa điểm để bố trí cuộc vây ráp.</span></span></p>
<p class="pintertitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cuộc rượt đuổi ngoạn mục</span></span></strong></p>
<table height="31" width="50%" cellspacing="5" cellpadding="0" border="0" align="right" class="MsoNormalTable" style="width: 50%;" id="table1">
<tbody>
<tr style="">
<td style="background: none repeat scroll 0% 0% rgb(227, 237, 247); padding: 3.75pt;">
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong cuộc đời hoạt động của mình, ông Ba Quốc đã nhiều lần mất liên lạc với tổ chức: Khi mới vào thành năm 1950, ông đã nhiều lần liều lĩnh tìm cách bắt liên lạc lại. Nhưng phải đợi đến ba năm sau khi vào hậu địch, qua ba lần bố trí người liên hệ, ông Ba Quốc mới móc nối được với tổ chức, ở một nơi chỉ cách ông chưa đầy 50km.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sau khi vào Nam, ông tiếp tục mất liên lạc và đã kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi cán bộ Văn Tùng liên hệ lại (3.1955). Nhưng không may, đồng chí Văn Tùng hy sinh và ông lại tiếp tục mất liên lạc cho đến đầu năm 1957. </span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tháng 5.1958, đồng chí Ba Hội – chỉ huy trực tiếp của ông Ba Quốc bị bắt. Một lần nữa, ông lại mất liên lạc với tổ chức mãi đến 7.1964 mới được nối lại.</span></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Đúng cái hôm mà nó bắt thì tôi đến theo dõi. Nó bố trí một loạt xe xung quanh địa điểm, từ 30 – 100m có 4 – 5 môtô, xe máy có sẵn người của Thăng túc trực. Vì nguyên tắc bắt của nó là bắt cóc, bắt giữa đường” – ông Ba Quốc kể. Đúng 7 giờ sáng, khi Trình Văn Thanh dắt xe ra khỏi tiệm, tất cả các loại xe quân sự bao vây đồng loạt nổ máy. Nguyễn Văn Thăng – giám đốc nha An ninh quân đội sau một đêm phải ngủ trên xe theo dõi, chồm phắt dậy, hò hét đuổi theo. Ông Ba Quốc bình tĩnh quan sát cuộc rượt đuổi này. “Tôi thấy Trình Văn Thanh từ tiệm radio lù lù xuất hiện ngay giữa đường, dắt xe máy ra. Tôi nghĩ bụng bảo, quái cái thằng cha này điên thật... Anh ta dừng lại dựng chống xe lên, đạp máy cho nó nổ rồi dắt xe xuống để chuẩn bị đi. Lúc đó bỗng anh này quay lại phía sau nhếch mép cười. Tôi bảo chắc thằng cha này có mưu mô gì đây... Bỗng xe anh ta đi vọt một cái thì đến chợ An Đông. Anh nhấc xe lên vỉa hè và chạy vào chợ. Trong khi đó mấy cái xe cảnh sát của an ninh quân đội vừa đuổi đến nơi và đụng vào mấy xe xích lô đậu ở ngoài chợ. Thế là toàn bộ xe xích lô bao vây, bám lấy tất cả mấy ôtô để bắt đền... Trình Văn Thanh chạy thoát”.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Không bắt được Trình Văn Thanh, cùng với việc các cơ sở còn lại của Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định đều thoát, một tuần sau, giám đốc nha An ninh quân đội Nguyễn Văn Thăng bị cách chức. Huỳnh Kim Hiệp cũng tự nhiên biến mất. Vụ việc chính thức khép lại. Mãi sau ngày giải phóng, gặp lại Trình Văn Thanh, ông Ba Quốc mới được biết, sở dĩ đến phút cuối, Trình Văn Thanh mới quyết định chạy trốn là để các cán bộ trong Đặc khu uỷ Sài Gòn – Gia Định kịp sơ tán trong đêm. Kế hoạch bảo vệ Trình Văn Thanh cũng đã được vạch ra rất chu đáo, ngay sau đó Trình Văn Thanh được cơ sở và bà con chợ An Đông cứu thoát như kịch bản trên... Khi vào cứ, họ đã phát hiện ra Huỳnh Kim Hiệp – tên chỉ điểm. Đặc khu uỷ cũng đã báo cáo vụ việc lên cấp trên và nhận được lời khuyên giữ kín chuyện này. Bằng hành động mạo hiểm của mình, ông Ba Quốc đã bảo vệ được một tổ chức Đảng có vị trí rất quan trọng trong phong trào đấu tranh cách mạng ở miền Nam.</span></span></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><a href="http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/webtd/vn/default.aspx?cat_id=665&news_id=12366"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Kỳ 1: Đường vào đầu não mật vụ Sài Gòn</span></span></a></p>
<p class="pauthor" style="text-align: right;"><em><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Theo SGTTO<br />
</span></span></strong></em></p>
<p class="psubtitle" style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Kỳ sau: Đòn phản gián</span></span></strong></p>
<p class="pbody" style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Làm việc tại sở Nghiên cứu chính trị, và sau này là phủ Đặc uỷ trung ương tình báo – hai cơ quan mật vụ cao nhất của Đệ nhất và Đệ nhị cộng hoà, ông Ba Quốc có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu mật về các lưới gián điệp địch cài trong hàng ngũ Cách mạng. Vì vậy, ông đã giúp ta loại trừ được những nguy cơ chết người…</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></p>
</div> </html>