<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if !mso]>
<style>
v\:* {behavior:url(#default#VML);}
o\:* {behavior:url(#default#VML);}
w\:* {behavior:url(#default#VML);}
.shape {behavior:url(#default#VML);}
</style>
<![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning />
<w:ValidateAgainstSchemas />
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables />
<w:SnapToGridInCell />
<w:WrapTextWithPunct />
<w:UseAsianBreakRules />
<w:DontGrowAutofit />
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="psurtitle"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="psurtitle"><span style="font-size: small;"><strong>Hồ sơ con đường bí mật</strong></span></p>
</span></p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span>
<p style="text-align: center; line-height: 150%;" class="ptitle"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>Đòn phản gián</strong></span></span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="phead"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Làm việc tại sở Nghiên cứu chính trị, và sau này là phủ Đặc uỷ trung ương tình báo – hai cơ quan mật vụ cao nhất của Đệ nhất và Đệ nhị cộng hoà, ông Ba Quốc có cơ hội tiếp cận với nhiều tài liệu mật về các lưới gián điệp địch cài trong hàng ngũ Cách mạng. Vì vậy, ông đã giúp ta loại trừ được những nguy cơ chết người…</span></span></p>
<table cellspacing="0" cellpadding="0" border="0" align="left" id="tblImageBox" style="width: 362px; height: 376px;" class="MsoNormalTable">
<tbody>
<tr style="">
<td style="padding: 0in;">
<p style="text-align: justify;" class="MsoNormal"> <img height="263" width="350" alt="" src="TEST9.jpg" /></p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: center;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span class="pcaption"><span style="color: red;"><span id="spanImageBoxCaption"><span style="color: rgb(128, 128, 128);"><em>Những cựu cán bộ tình báo (từ trái sang): Vũ Chính, Phạm Xuân Ẩn, Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trần Hiệu, Lê Hữu Thuý, Đặng Trần Đức (Ba Quốc)</em></span></span></span></span></span></span></p>
</span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Khi bắt đầu vào làm việc tại sở Nghiên cứu chính trị, công việc đầu tiên ông Ba Quốc được giao là quản lý hồ sơ của một hệ cơ sở truyền tin của Mỹ mà họ đã bố trí được trong thời gian còn chiếm đóng tại Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.</span></span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pintertitle"><strong>Phá cơ sở của Mỹ ở miền Bắc</strong></p>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Số cơ sở này gồm bảy người, Mỹ chuyển lại cho Ngô Đình Diệm chuẩn bị cơ hội bắt lại liên lạc và sử dụng. Lúc này, đồng chí Văn Tùng, người chỉ huy trực tiếp đã hy sinh. Mãi đến đầu năm 1957, khi đồng chí Ba Hội vào bắt liên lạc trở lại, ông Ba Quốc mới có dịp báo cáo chuyển ra Bắc để xử lý. Ông Ba Hội kể: “Những tin tức đó khi báo cáo về đều được sử dụng cả. Như thằng Thông là một trong những tình báo mà nó cắm vào mình. Con Ngà là giao thông viên. Ngoài này mấy ổng cũng tìm cách hoặc là loại nó ra, hoặc là bắt, hoặc để đó theo dõi”.</span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bên cạnh công tác phản gián, ông Ba Quốc còn tìm hiểu về hoạt động biệt kích của địch để báo cáo ra Bắc. Nhờ nguồn tin các điệp viên hoạt động trong hậu địch báo ra, tất cả toán biệt kích ngay khi vừa xâm nhập vào miền Bắc theo đường bộ, đường biển, đường không đều nằm trong kế hoạch bắt giữ, truy lùng, đánh đuổi của lực lượng công an của ta. Những tên biệt kích này được Mỹ và các nhân viên CIA dày dạn kinh nghiệm trong chiến tranh Triều Tiên đào tạo, huấn luyện, để thực hiện mục tiêu “đánh cộng sản trong lòng cộng sản”. Công an miền Bắc còn thành lập các chuyên án như BK63, Eagle, Red Dragon… dùng người của địch để đánh địch mà CIA không hề hay biết.</span></span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pintertitle"><strong>Bắt gọn 35 ổ gián điệp, biệt kích</strong></p>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong trận tết Mậu Thân năm 1968, ông Ba Quốc nhận được lệnh đón đồng chí Bảy Anh – cụm phó cụm tình báo A36 về nhà, đặt trụ sở trực tiếp chỉ huy lưới tình báo trong nội thành tại đây. Nhiệm vụ của ông Ba Quốc là giữ liên lạc, nắm tình hình diễn biến cuộc tổng tấn công vào nội thành Sài Gòn, nghiên cứu kế hoạch ám sát trung tá Lê Liêm, thiếu tá Nguyễn Văn Giàu và trung tướng Linh Quang Viên – những nhân vật cấp cao của phủ Đặc uỷ trung ương tình báo. Nhưng kế hoạch ám sát về sau đột ngột bị huỷ bỏ.</span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Sau Mậu Thân, hầu hết các cơ sở cách mạng trong nội thành bị vỡ. Nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ông Ba Quốc lúc này là phản gián. Ông nhận chỉ thị phải lấy được danh sách những tên phản bội làm nội tuyến cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Đó là các tập hồ sơ do phối trí viên Mỹ Paul Carney giao cho Nguyễn Văn Giàu – trưởng SOC thủ đô (sở Giao tế dân sự) cất giữ. Trước đó, ông Ba Quốc đã tạo được mối quan hệ thân tình với Nguyễn Văn Giàu khi nhận lời làm người giám hộ cho Giàu trong vai trò mời phù thuỷ dùng âm binh để bảo vệ bản mệnh cho Giàu. Nhưng việc tiếp cận với tủ hồ sơ mật của Giàu không phải là chuyện dễ dàng...</span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đầu tiên, ông tìm đến nhà trung tá Lê Liêm – giám đốc tình báo nội, cấp trên của Giàu, nhưng không được chú ý. Đang lúc chán nản định quay về thì đột nhiên vợ Liêm từ trên gác đi xuống, mắng nhiếc ông xối xả vì tưởng ông là… ma cô dắt gái. Rất bình tĩnh, ông Ba Quốc đã trổ tài tướng số để làm quen được với vợ Lê Liêm, và từ đó kết thân được với Lê Liêm. Sau đó, ông nhiều lần cố ý đến trễ để Lê Liêm phải gọi điện bảo Giàu nhắc nhở ông. Nguyễn Văn Giàu còn đề nghị nếu ông có đi đâu thì cho biết trước để Giàu trả lời Lê Liêm. Rồi lấy cớ làm việc cho trung tá Lê Liêm, ông Ba Quốc mượn phòng của Giàu để làm việc cho yên tĩnh. Ông cũng nghiên cứu kỹ giờ giấc của Giàu: 7g30 tới phòng mở tủ làm việc, 9g30 đi uống càphê, 10g30 trở về làm việc tiếp, sáng thứ bảy tiếp cố vấn Mỹ, chiều thứ bảy nghỉ. Trong vòng nửa tháng, với 4 – 5 lần lén mở tủ của Giàu, ông Ba Quốc đã chép được toàn bộ 35 lý lịch và kế hoạch sử dụng những tên phản bội này, báo cáo về Cụm và chuyển lên cấp trên để xử lý.</span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Liên quan đến hồ sơ về 35 ổ biệt kích, gián điệp, sau này, ông Ba Quốc mới được biết, thiếu tá tình báo Hai Thương – một đồng đội đặc biệt, sáu lần bị cưa chân vẫn không khai báo để bảo vệ bí mật cho ông. Lúc bị bắt, Hai Thương đã kịp cất giấu hai tài liệu quan trọng: danh sách 35 gián điệp CIA cài ở miền Bắc của điệp viên 3.Q (Ba Quốc) và tài liệu Đông Dương hoá chiến tranh của điệp viên X6 (Phạm Xuân Ẩn). Sau ngày giải phóng, gặp lại Hai Thương, ông Ba Quốc chia sẻ: “Cái tài liệu Thương giữ ngày đó rất quan trọng. Mất tài liệu đó coi như cũng mất tôi”.</span></span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pintertitle"><strong>Tất cả vì nhiệm vụ</strong></p>
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Để tăng cường tin tức tình báo phục vụ công tác phản gián, ông Ba Quốc bắt đầu chú ý và lên kế hoạch tiếp cận Nguyễn Đăng Khiêm – chủ sự phòng Kế hoạch ban tình báo nội (ban K) của phủ Đặc uỷ trung ương tình báo. Nguyễn Đăng Khiêm chỉ có sở thích trồng trọt, làm trang trại. Để tiếp cận, ông Ba Quốc đã bỏ công nghiên cứu nhiều sách vở về trồng trọt, và thông qua những buổi nói chuyện để làm thân.</span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Vào thời điểm tháng 5.1972, ông Ba Quốc được chỉ thị bằng mọi cách phải lấy cho được danh tính của hai tên phản bội làm nội tuyến cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn do ban K xây dựng được. Một là bác sĩ dân y của Mặt trận giải phóng tỉnh Quảng Đà và một là tỉnh uỷ viên trong Đảng bộ Tây Ninh. Ông đã mạo hiểm đột nhập ban K, mở két sắt của Nguyễn Đăng Khiêm nhưng chìa khoá không khớp và bị kẹt lại trong ổ, một lúc sau mới rút ra được. Khi vừa ngồi xuống ghế khách thì trung tá Tiên bước vào hỏi chuyện. Ngay chiều hôm đó, ông được đại uý Tâm – trưởng ban an ninh của ban K – cho biết đã được trung tá Tiên ra lệnh bí mật theo dõi ông trong mười ngày. Khi báo cáo về Cụm, ông nhận được chỉ thị ngưng kế hoạch này ngay. Sau giải phóng, khi khai thác Nguyễn Đăng Khiêm, ông mới rõ danh tính của hai nhân vật nội gián này.</span></span></p>
<ul type="disc">
<li style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><a href="../../vn/default.aspx?cat_id=665&news_id=12366">Kỳ 1: Đường vào đầu não mật vụ Sài Gòn</a></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></li>
<li style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="MsoNormal"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><a href="../../vn/default.aspx?cat_id=665&news_id=12369">Kỳ 2: Đấu trí</a></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span> </li>
</ul>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p align="right" style="text-align: right; line-height: 150%;" class="pauthor"><b style=""><i style="">Theo SGTTO</i></b></p>
</span></span>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="psubtitle"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em><b style="">Kỳ sau: Mặt trận thầm lặng</b></em></span></span></p>
<p style="text-align: justify; line-height: 150%;" class="pbody"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>Hơn 20 năm hoạt động trong lòng địch, ông Ba Quốc đã lập được nhiều chiến công. Những chiến công đó rất ít người biết được nhưng lại có tầm ảnh hưởng lớn lao. Khu cư xá Tân Định – nơi sinh sống của sĩ quan quân đội và mật vụ chính quyền Sài Gòn đã trở thành tấm bình phong hiệu quả giúp ông thoát khỏi sự nghi ngờ của CIA và mật vụ Sài Gòn</em>... </span></span></p>
</div> </html>