<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:WordDocument>
<w:View>Normal</w:View>
<w:Zoom>0</w:Zoom>
<w:PunctuationKerning/>
<w:ValidateAgainstSchemas/>
<w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid>
<w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent>
<w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText>
<w:Compatibility>
<w:BreakWrappedTables/>
<w:SnapToGridInCell/>
<w:WrapTextWithPunct/>
<w:UseAsianBreakRules/>
<w:DontGrowAutofit/>
</w:Compatibility>
<w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel>
</w:WordDocument>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml>
<w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156">
</w:LatentStyles>
</xml><![endif]--><!--[if gte mso 10]>
<style>
/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:"Table Normal";
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:"";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
mso-ansi-language:#0400;
mso-fareast-language:#0400;
mso-bidi-language:#0400;}
</style>
<![endif]--> </span></span>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thăm căn cứ Thành Đoàn – những bài học quý giá</span></span></strong></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">“Đi 1 ngày đàng học 1 sàn khôn”, tuổi trẻ chúng tôi đã học được rất nhiều bài học quý giá từ các ba, các má, các cô chú… Đó là bài học về sự giản dị trong cuộc sống đời thường, sự lạc quan trẻ trung yêu đời, sự thật thà, dũng cảm, mưu trí… nhưng hơn hết đó là bài học về tình người. </span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img height="360" width="500" alt="" src="SAM_8278.JPG" /></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Vào những ngày cuối năm, đến hẹn lại lên, Thành đoàn TP.HCM - Câu lạc bộ truyền thống Thành đoàn lại tổ chức thăm, tặng quà cho các gia đình cơ sở có công cách mạng của Thành đoàn, các ba má phong trào, các cô chú, anh chị cựu cán bộ Đoàn các thời kỳ. May mắn đã hai năm được cùng các cô chú cựu cán bộ Thành đoàn gắn bó với cứ Củ Chi. Cả hai lần đi đều để lại trong tôi nhiều ấn tượng, hình ảnh đẹp và nhiều bài học quý giá.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Xe lăn bánh với khí thế thật sôi nổi, sôi nổi vì chính sự háo hức của những bạn Đoàn viên trẻ, sôi nổi từ những câu chuyện cười rôm rả của các cô chú - những câu chuyện gắn liền với những ngày tháng tuổi trẻ hào hùng… Tôi nhớ từng khuôn mặt, từng cái tên quen thuộc qua những câu chuyện của cô chú: chú Bảy Phát, chú Năm Liêm, cô Tám Hằng, cô Tám Loan, chú Năm Long, chú Út Tiêu… từ chuyện đi đào địa đạo, chuyện chống càn ở đồng bưng, đánh Mỹ sút quần, đến chuyện vào tù ra khám, đến kỷ niệm của từng cái tên (vì thường xuyên vào tù ra khám, phải khai tên giả nên chẳng nhớ là mình đã có bao nhiêu cái tên, ai nhanh chân thì ít tên, ai chậm chân bị bắt thì nhiều tên). </span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Ẩn sau những câu chuyện mà các cô chú kể cho chúng tôi là tình yêu quê hương đất nước trong mỗi con người. Những chàng trai, cô gái tuổi 16, 17; từ anh học sinh thông minh, học giỏi đến anh chăn bò, chăn trâu, từ cô tiểu thư khuê các, đến cô bán rau, bán bánh bò… họ đã thoát ly gia đình tham gia cách mạng, mà theo như họ là chẳng biết cách mạng là gì vì để định nghĩa cách mạng thì ở cái tuổi đó chưa chắc ai đã hiểu được. Họ chỉ thấy cái sự tàn ác của bọn đế quốc, thực dân, bọn tay sai, bè lũ ác ôn; họ chỉ là vì đi theo tiếng gọi của cha, chú, anh mình. Họ biết làm cách mạng, một thứ cách mạng cụ thể rõ ràng, một thứ cách mạng chân phương - như chính những gì họ đã làm.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Xe chúng tôi dừng lại trước nhà một Mẹ Việt Nam Anh hùng …, năm nay mẹ đã 98 tuổi. Năm trước khi chúng tôi tới thăm, mẹ vẫn còn chống gậy đi vòng quanh xóm, phải đi gọi mẹ về mẹ nhớ tên từng đứa con của mẹ: Năm Liêm, Bảy Phát, Hai Liên,.. mẹ ôm và nói chuyện với từng đứa. Vậy mà năm nay đến, thấy mẹ đang ngồi trước cửa, đôi mắt đã nhòa đi nhiều và không còn nhìn rõ ai nữa. Các con của mẹ đến bên mẹ nói tên từng đứa cho mẹ nghe, mẹ biết nhưng mẹ tức vì không nhìn được các con của mẹ, mẹ khóc. Những giọt nước mắt của mẹ là những nỗi buồn trong lòng chúng con. Chúng con mong mẹ khỏe mạnh, sống trọn tuổi già.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Lưu luyến chia tay mẹ Việt Nam Anh hùng…chúng tôi đến với nhà cô Tám Loan, ngôi nhà trước đây trong kháng chiến từng là căn cứ Thành đoàn, nơi đã từng nuôi giấu nhiều đồng chí lãnh đạo phong trào đấu tranh bí mật: Trần Quang Cơ, Hồ Hảo Hớn, Nguyễn Điền - Bùi Minh Trực, Nguyễn Minh Triết, Lê Thanh Hải… Cô Tám Loan là một người rất dễ nhận ra bởi cái giọng sang sảng rất mộc mạc, chất phác. Vốn là dân công nên cô rất hay hát, mỗi bài hát của cô hát đều có những nội dung giáo dục sâu sắc, mỗi câu hát đều chứa đựng những tình cảm thiết tha, như bài hát “Trận cầu xe” : “…ai đã chứng kiến cảnh hãi hùng đau khổ, ơi Mỹ giết người tàn bạo vô lương, dùng đạn bom bắn rải lên các ngôi trường, quân định muôn dân hại điều đau khổ. Ôi, ôi chiều trời vang tiếng súng nổ, trường Cầu Xe sụp đổ tan tành, trong khi mà 2 chiếc khu trục cơ mà nó đe dọa hoành hành lên các ngôi trường kia sụp đổ tan hoang.Hỏa tiển bay ôi bức tường sụp đổ, ngói gạch vô tình đè ngẹt thiếu nhi. 12 em có tội tình chi mà phải đầm đìa trên vũng máu. Ôi tôi nhớ đến các em mà lòng tôi sao cứ mãi nước mắt tuôn tràn, Tui muốn gào thét lên cho lở đất long trời, cho lớp người tàn bạo vì tiền mà quên nhân loại thiết tha. Cầu xe nay đã mất rồi, còn đâu tiếng khóc tiếng cười các em. Dừng chân đứng lại mà xem, Cầu xe đâu mất các em đâu còn…”</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Chia tay cô Tám Loan chúng tôi đến với nhà bác Năm Ngận, ngôi nhà cũng từng nuôi giấu cán bộ Thành đoàn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hình ảnh làm tôi nhớ nhất ở bác trong lần đầu tiên đến thăm bác là việc bác vẫn nhớ tên các cô chú đã từng chiến đấu chung và đã từng ở ngôi nhà này trong khi không nhớ được tên của những người thân trong gia đình mình. Có lẽ trong chính những ngày tháng đạn bom ác liệt, cái tình cái nghĩa đồng đội, anh em, đồng chí khó có thể phai mờ trong ký ức. Người ta nhớ, người ta nhớ lắm, nhớ đến vui mà nghẹn ngào nước mắt. Xe lăn bánh bác Năm bước ra hiên nhà trông theo chứng tôi, đôi mắt như muốn nói 1 điều gì đó. Thưa bác Năm, chúng con đi, năm sau chúng con sẽ lại trở về thăm bác…</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Chia tay bác Năm Ngận, chúng tôi đến nhà bác hai, người mà bác Năm Liêm, bác Bảy Phát, còn gọi là Bác Hai. Ngôi nhà từng là tiền thân của nhà in Lê Quang Lộc. Bác Hai rất bình dị và chất phác : “Tiền và quà của Thành đoàn chị hai sẽ nhận và sẽ chuyển giùm cho các gia đình khác; còn tiền của Năm Liêm, Bảy Phát thì chị không nhận đâu, chị là chị hai, chị có nhiệm vụ với các em, chị không lo được cho các em thì thôi chứ sao các em phải lo cho chị… tụi em còn gia đinh, còn nhiều thứ phải vất vả, chị thì vẫn còn sức để lao động mà, dù cho các em như thế nào, làm ông này bà nọ như thế nào các em vẫn là em của chị, chỉ cần các em nhớ về thăm chị là được rồi…”.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Chia tay các gia đình chúng tôi đến đền Bến Dược để tham dự buổi giao lưu, gặp gỡ cựu cán bộ Thành đoàn các thời kỳ với nhân dân vùng căn cứ Củ Chi, nơi đã từng là căn cứ địa cách mạng vững chắc của Thành đoàn. Chúng tôi đã được giao lưu với các nhân chứng lịch sử như : chú Sáu Thơ, chú Ba Khắc, cô Năm Phượng, chú Chín Lực, cô Út Hằng. Mỗi người trong các cô chú đều kể lại cho chúng tôi - lớp đoàn viên thanh niên trẻ những câu chuyện, những kỷ niệm đáng nhớ nhất của mình trong những ngày tháng đấu tranh gian khổ, kiên cường và anh hùng. </span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Cô Út Hằng - người nữ giao liên năm nào chia sẻ: “Trước khi nhận nhiệm vụ làm giao liên, các anh, các chú dặn mình vào nhà má ở phải làm sao để má thương. Hồi đó còn nhỏ lắm nên cũng không biết làm sao để má thương… Đi sớm vễ trễ, má vẫn chừa phần cơm để trong tủ cho mình; tối ngủ thường quên mắc mùng, đắp chăn má đến mắc mùng, đắp chăn cho mình, má chăm sóc cho mình như con cái, ruột thịt của má. Vậy có phải má thương mình không? Mình có rất nhiều má, mà má nào cũng thương mình”. Cô kể tiếp: “ Từ trong cứ đi ra trong lúc địch đang lùng sục khó mà thoát khỏi, má đến bên mình nói to: “Mày đi đâu từ sáng đến giờ mới về, vô rửa tay, rửa mặt rồi ăn cơm đi con”, mình thoát khỏi vòng vây của địch. Địch đi khỏi, má ghé vào tai hỏi nhỏ: “Con cái nhà ai? mới đi thăm các anh, các chú về hả con?”</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Không ai trong các cô chú đến đây để kể lại cái chiến tích huy hoàng của mình trong suốt hai cuộc kháng chiến giữ nước, cuộc đấu tranh vì chính nghĩa, mà toát lên, chủ đạo của những câu chuyện, những lời tâm sự, những lời nhắn nhủ chân tình đến thế hệ trẻ ngày nay, đó chính là bài học lòng dân, là tình cảm của nhân dân, là ơn cưu mang, đùm bọc, chở che, bảo vệ của nhân dân, là cái tình cái nghĩa thể hiện qua từng nắm cơm, củ sắn, củ mì... Những tình cảm, những tiếng nghẹn ngào xúc động đó chính là tiếng lòng - tiếng lòng của những đứa con, đứa em, đứa cháu dành cho các ba, các má, các anh, các chị những người đã mưu trí dũng cảm, thậm chí có thể hy sinh thân mình để nuôi dấu, che chở, đùm bọc cán bộ Thành Đoàn - những người đang đấu tranh cho chính nghĩa, cho độc lập, tự do cho tổ quốc, cho dân tộc, cho nhân dân Việt Nam. Các mẹ, các anh, các chị đứng bên nhau, những cái ôm, những cái bắt tay, những cái siết vai tràn đầy tình cảm, ai cũng không cần nói nhưng họ nhớ về nhau, mỗi ánh mắt nhìn nhau đều nhắc nhở nhau sống cho xứng đáng với những tình cảm đã dành cho nhau, sống trọn vẹn với tình cảm những ngày đạn bom khói lửa nhiều đau thương, mất mát.</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;"> “Đi 1 ngày đàng học 1 sàn khôn”, tuổi trẻ chúng con đã học được rất nhiều bài học quý giá từ các ba, các má, các cô chú…đó là bài học về sự giản dị trong cuộc sống đời thường, sự lạc quan trẻ trung yêu đời, sự thật thà chất phát, sự dũng cảm, mưu trí…nhưng hơn hết đó là bài học về tình người. Bài học về cách đối xử giữa con người với nhau. Ở cái tuổi 23, chúng con vẫn thấy rằng mình còn thua xa các ba, các má, các cô chú ngày xưa, chúng con sẽ cố gắng, cố gắng nhiều hơn nữa để sống xứng đáng với những gì mà các ba, các má, các cô chú đã giành lại cho chúng con…</span></span></span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-weight: normal;">Trong cuộc sống con người, không có cái gì quý giá hơn là tình nghĩa. Cái tình, cái nghĩa khó mà cân đo, đong đếm; khó mà xóa nhòa, thay đổi. Đó là cái đạo lý ở đời, là truyền thống của dân tộc ta mà các thế hệ đều phải gìn giữ vẹn tròn.</span></span></span> </p>
<span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">
<p align="right" class="MsoNormal" style="margin-bottom: 6pt; text-align: right;"><strong>NGUYỄN THÁI HÀ (ĐH Khoa học tự nhiên)</strong></p>
<br />
</span></span></div> </html>