<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Sách cho ngày tình yêu</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Anh chàng thích
“đem bộ não ra chơi” </font></b></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Chúng ta làm quen với nhân vật
vừa được vinh danh trong buổi lễ trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa hoc
EURÉKA 2010 nhé! </font></p>
<table border="1" width="100%" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Họ tên: Lê Khắc Anh Kỳ<br>
<br>
- Sinh viên khoa Kỹ Thuật Hóa Học , Đại Học Bách Khoa - Tp.HCM<br>
<br>
- Công tác tại bộ môn Kỹ thuật Hữu cơ, khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại Học
Bách Khoa - Tp.HCM<br>
<br>
Quê quán: Phan Thiết, Bình Thuận<br>
<br>
Sở thích: Đi du lịch, khám phá, âm nhạc và… “đem bộ não ra chơi”<br>
<br>
Nickname: Cú Đói (ăn nhiều nhưng mau đói)</font></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">MOFs (Metal Organic Frameworks)
được xem là loại vật liệu “hot” nhất hiện nay và theo Quỹ tài trợ Khoa học châu
Âu, MOFs là một trong những bước tiến triển lớn nhất về khoa học vật liệu ở
trạng thái rắn trong 10 năm trở lại đây. MOFs đã có mặt ở Việt Nam từ cuối năm
2008, xuất phát từ nhóm nghiên cứu của PGS-TS Phan Thanh Sơn Nam. MOFs là những
vật liệu xốp có các lỗ nhỏ li ti với cấu trúc giống như hình tổ ong, các phân tử
khí có thể khuếch tán vào MOFs và được giữ lại trong các lỗ xốp trong cấu trúc
của nó.Với diện tích bề mặt riêng rất lớn, khả năng ứng dụng của MOFs rất rộng
rãi như hấp phụ và lưu trữ khí, tách chất, trao đổi ion và dược phẩm. MOFs dùng
để lưu trữ một lượng lớn khí H2 dùng trong các động cơ xanh sử dụng nhiên liệu
hidro, dùng để xử lý làm sạch môi trường chứa khí CO2 - một trong những khí chủ
yếu gây nên hiệu ứng nhà kính hiện nay.<br>
<br>
<b>Con đường đi đến thành công</b><br>
<br>
Anh Kỳ bắt tay vào nghiên cứu MOFs khi bước vào năm học thứ 4 và trải qua nhiều
hỉ nộ ái ố suốt hơn 1 năm “lăn lê bò trườn” trong phòng thí nghiệm. Mặc dù lúc
bấy giờ trên thế giới đã có nhiều loại MOFs được tổng hợp nhưng vì điều kiện khí
hậu Việt Nam khác nên phải bắt đầu lại từ đầu, với những dụng cụ và thiết bị sẵn
có trong phòng thí nghiệm “mấy mươi năm vẫn chạy tốt”.<br>
<br>
Đúng là không có nghiên cứu nào mà dễ ngay từ đầu. Anh Kỳ đã rút ra nhiều bài
học kinh nghiệm sau nhiều lần thất bại. Nhiều dụng cụ phản ứng, có vai trò rất
quan trọng trong tổng hợp MOFs và cần được kiểm định độ an toàn, nhưng Anh Kỳ
cùng nhóm phải mạo hiểm chọn giải pháp tự chế vì nguồn kinh phí hạn hẹp, vậy mà
và sử dụng rất hiệu quả.<br>
<br>
Bề mặt riêng của MOF-5 theo công bố của giáo sư Yaghi (người phát minh ra loại
vật liệu này) là khoảng 4400m2/g. Nhưng nhóm chỉ đạt được có vài chục m2/g, sau
khi đã khắc phục được vài mẹo nhỏ, với dụng cụ tự chế, nhóm đã thành công với bề
mặt riêng của MOF-5 lên tới 3800m2/g trong điều kiện ở Việt Nam.<br>
<br>
Để giỏi môn hóa, cũng không có bí quyết gì cao siêu, mình cứ chăm chỉ học bài và
làm bài nhiều là được. Thường thì, khi hoc môn hóa, nên đọc và nắm khoảng 80%
kiến thức lí thuyết trước khi bắt tay vào làm bài tập. Trong quá trình làm bài
tập, thì mình sẽ kết hợp ôn lại lý thuyết, có như vậy mình mới mau nhớ và nhớ
lâu, và có thể vận dụng linh hoạt trong những câu hỏi khó trong hóa học.<br>
<br>
Anh Kỳ nhớ lại, trong quá trình thực nghiệm, mỗi lần cầm được kết quả phân tích
trên tay, và kiểm chứng nó đúng là cái mình cần, thì vui như là mới trúng số!
Rồi có nhiêu ngày phải ở lại đêm để kịp hoàn thành số liệu, có số liệu giai đoạn
này rồi, mới bước qua giai đoạn khác được.</font></p>
<table border="1" width="100%" id="table2">
<tr>
<td>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Trong công trình này,
người giúp đỡ đáng kể nhất chính là thầy Sơn Nam. Những lúc gặp khó khăn
gì đó, hai thầy trò lại ngồi trao đổi. Có nhiều vấn đề đã được giải
quyết theo cách làm việc như thế.<br>
<br>
Một trong những vinh dự của Anh Kỳ là đã phụ thầy Sơn Nam hướng dẫn được
8 công trình luận văn tốt nghiệp đại học, trong đó đã có 3 công trình đã
được bảo vệ tốt nghiệp, 5 công trình còn lại sẽ vệ trong năm 2011. Anh
Kỳ đã hai lần đi báo cáo khoa học ở Hà Nội, đó là “Hội Nghị Các Nhà Khoa
Học Trẻ lần I” vào tháng 5/2010, và “Hội Nghị Hóa Học Toàn Quốc lần V”
tháng 12 vừa qua.<br>
<br>
Trong những công trình đạt giải Eureka năm nay, công trình Ngiên cứu
tổng hợp và khảo sát hoạt tính xúc tác của vật liệu khung cơ-kim có bề
mặt riêng lớn MOF-5 của sinh viên Lê Khắc Anh Kỳ đã được ban giám khảo
và ban tổ chức chọn trao giải đặc biệt. Đây là công trình duy nhất công
bố trên một tạp chí chuyên ngành quốc tế uy tín được ISI (Viện thông tin
khoa học Mỹ) xếp hạng: Tạp chí Applied Catalysis A: General. Trước khi
được công bố lên tạp chí vào giữa tháng 4/2010, công trình đã trải qua
khâu phản biện đầy căng thẳng và hồi hộp.</font></p>
<p align="center">
<img border="0" src="test5.jpg" width="500" height="546"><font face="Arial" size="2"><br>
<font color="#808080"><i>Anh Kỳ (bìa trái) cùng thầy hướng dẫn - PGS.
TS. Phan Thanh Sơn Nam trong lễ trao giải Eureka 2010.</i></font></font></p>
<p><font face="Arial" size="2">Theo PGS. TS. Phan Thanh Sơn Nam, trên
thế giới, các công trình công bố trên các tạp chí quốc tế được ISI xếp
hạng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng của
công trình khoa học. Còn ở nước ta, công trình này được đánh giá là hiếm
hoi của ĐHQG Tp.HCM trong nhiều năm qua được công bố trên tạp chí có uy
tín và được thực hiện 100% ở Việt Nam.<br>
<br>
Kể từ thành công bước đầu ấy, nhóm nghiên cứu đã tự tin hơn, và mới đây
một tạp chí có uy tín của Mỹ đã đăng bài thứ 2 về công trình này.</font></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><b>Không chỉ mê học mà còn ham
chơi</b><br>
<br>
Cha mẹ đều làm nghề biển nhưng Anh Kỳ cùng ba cô em gái chỉ biết… học và chơi mà
thôi. Thời phổ thông, Anh Kỳ vốn là học trò cưng của thầy cô, và là hình mẫu về
một hotboy vừa học giỏi, vừa là thủ lĩnh đoàn năng nổ, đẹp trai luôn “đầu têu”
các hoạt động vui chơi của lớp. Khi lên đại học, cái tật ham chơi càng thêm phát
huy khi Anh Kỳ là Ủy viên BCH Đoàn Khoa Hóa, ĐH Bách Khoa TP. HCM.<br>
<br>
“Đem bộ não ra chơi” không phải là “sở thích” của riêng Cú Đói mà là cả nhóm Cú
Mèo, tên gọi vui của lớp kỹ sư tài năng HC05KSTN. Các thành viên Hội Cú xem việc
nghiên cứu khoa học cũng thú vị như đi chơi nên mới gọi vui là “đem bộ não ra
chơi” mỗi khi tụ tập học nhóm, riết chết tên luôn.<br>
<br>
“Sở thích này phát huy tác dụng nhất là lúc cả nhóm làm luận văn tốt nghiệp, lúc
đó tất cả đều dấn thân vào những công trình nghiên cứu, mỗi người một lĩnh vực,
lấy não ra chơi theo những cách khác nhau” Anh Kỳ vui tính cho biết và thú nhận
“bây giờ ngày nào mình cũng lấy não ra chơi”.<br>
<br>
Sau khi thành viên Cú Đói nhận giải thưởng đặc biệt, các thành viên Hội Cú Mèo
hân hoan cùng niềm vui chiến thắng của anh chàng đẹp trai thư sinh làm nở mặt nở
mày hội Cú.<br>
<br>
<b>Thông điệp 8x gửi đến 9x</b><br>
<br>
Cách đây chưa lâu, Anh Kỳ cũng ở độ tuổi của các bạn như bây giờ, cũng có những
ước mơ, hoài bão, cũng phá phách tuổi học trò. Nhưng muốn giữ lửa cho những ước
mơ ấy, thì các ban hãy có gắng học tập nhé. Tuy nhiên, Anh Kỳ luôn tìm cách cân
bằng giữa học và chơi, nhờ đó rèn luyện cho Kỳ rất nhiều kỹ năng cần thiết. Yếu
tố quan trọng tiếp theo nữa, là tự tin vào chính bản thân mình, cố gắng vượt qua
những thử thách để thành công. Phải đặt ra mục tiêu rõ ràng và bằng những gì
mình học tập được từ cuộc sống xung quanh để đạt được mục tiêu đó.<br>
<br>
Nhân dịp năm mới, Anh Kỳ chúc các bạn và gia đình sức khỏe, hạnh phúc và thành
công. Các bạn cố gắng học tập thật tốt, và Tết này vui chơi nhiều nhiều, để nạp
thêm năng lượng cho quãng đường phía trước nữa nhé.</font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo MTO</i></b></font></p>
</body>
</html>