<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><span style="color: rgb(0, 0, 255); ">Chiến thắng của lòng nhân ái</span></span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Những câu chuyện kể về người thầy thuốc nhân dân luôn là một bài học vô giá đối với đội ngũ y, bác sĩ trẻ trong sự nghiệp bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Trong chuơng trình “Thắp sáng ước mơ tuổi trẻ ngành y”, 26 guơng thầy thuốc trẻ tiêu biểu và đông đảo sinh viên ngành y đã lắng nghe chia sẻ về chuyện nghề và tấm lòng vượt khó khăn để cứu sống người bệnh trong lúc nguy cấp nhất.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chương trình có sự tham dự của anh hùng lao động, thầy thuốc nhân dân, viện sĩ, tiến sĩ Duơng Quang Trung - Nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, Nguyên Giám đốc Trung tâm Đào tạo Bồi duỡng cán bộ Y tế TP.HCM; thầy thuốc nhân dân, Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Nhung - Nguyên Giám đốc Bệnh viện Hùng Vuơng TP.HCM, Chủ tịch Hội Phụ sản TP.HCM; thầy thuốc nhân dân, bác sĩ chuyên khoa II Tạ Thị Chung - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM; Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh - Hiệu truởng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">“Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Nhớ 30 năm về trước, có một cô sinh viên trường Đại học Y khoa Sài Gòn khi ra trường tình nguyện về Bến Tre công tác. Khoảng thời gian 5 năm đầu khi “chân ướt chân ráo” vào nghề, cô sinh viên ấy đã vô cùng khó khăn để cứu sống một bà mẹ và 2 đứa trẻ trong một ca sinh mổ mà không có thuốc gây mê. 30 năm sau, cô sinh viên ấy giờ đây là phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thị Nhung, người đã gắn bó cả đời mình trong lĩnh vực phụ sản vì cô hiểu được nỗi đau và sự chịu đựng kì lạ của sản phụ khi sinh con và cô phải làm sao để mỗi đứa trẻ sinh ra đều toàn vẹn và người mẹ đều hạnh phúc. </span></span></div>
<div style="text-align: justify; "> </div>
<div style="text-align: center; "> <img width="500" height="280" alt="" src="454075.jpg" /></div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="color: rgb(128, 128, 128); "><em>Khám bệnh, phát thuốc miễn phí là một trong những hoạt động của tuổi trẻ ngành y hướng về cộng đồng</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Chia sẻ với các bạn trẻ, cô kể về ca mổ 30 năm trước: “Lúc đó tôi gặp một sản phụ 20 tuổi mang song thai đuợc 36 tuần, người mẹ huyết áp rất cao 180/120mmHg. Thời gian đó thuốc men đều thiếu, không có máy thở, không có thuốc gây mê, tôi chỉ biết sử dụng đôi tay của mình, có cái gì thì dùng cái đó, tận dụng hết mọi giác quan để chữa trị bệnh nhân. Nhưng ngặt nỗi người mẹ không nằm được mà chỉ ngồi, rất khó khăn. Không thể để người mẹ và 2 đứa bé chết, tôi thực hiện mổ gấp, gần như là “mổ sống” người bệnh. Thế mà, tôi đã cứu sống hai đứa trẻ,còn người mẹ đã qua cơn nguy kịch, đặc biệt không bị nhiễm trùng, huyết áp trở lại bình thuờng”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">30 năm sau cô lại gặp một trường hợp tương tự như thế, dù đã là lãnh đạo của bệnh viện Hùng Vuơng nhưng chính cô đã trực tiếp hướng dẫn các y, bác sĩ thực hiện ca mổ tương tự và có sự trợ giúp của các thiết bị y tế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Còn với cô Hai Chung (bác sĩ Tạ Thị Chung), tuổi đời 80 nhưng vẫn ngập tràn hạnh phúc với hàng trăm em nhỏ khuyết tật của làng trẻ em Hoà Bình. Yêu cô lắm nên cán bộ nhân viên và các em nhỏ gọi cô là “bà nội của làng Hoà Bình”. Dù có gia đình hạnh phúc với con ngoan, cháu thảo nhưng “bà nội của làng Hoà Bình” vẫn dành tình yêu trìu mến nhất với những mảnh đời thuơng tâm. “Tôi cũng là phụ nữ, là người mẹ, người bà nên thấu hiểu nỗi đau của những đứa trẻ sinh ra mà không lành lặn. Chứng kiến nhiều cảnh đau lòng như thế nên tôi quyết tâm gắn cả đời mình chăm lo cho các cháu. Có những buổi chiều về thấy các cháu nhỏ ngồi thơ thẩn một mình mà rơi nước mắt,tôi muốn đem tấm lòng mình mà bù đắp tình cảm gia đình cho các cháu”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Và trong nhiều em khuyết tật ấy, có nhiều bạn học rất giỏi thậm chí nhận học bổng sang Mỹ, có bạn vào Đại học, người thầy thuốc một thời ấy tâm sự “Mình cứ thuơng và dạy các cháu nên người, động viên chị em cán bộ nhân viên làng Hoà Bình quan tâm, chăm sóc các cháu, lo cho các cháu học lên cao, giúp ích cho cuộc sống của các cháu!”. 25 năm gắn bó với các em, cô cùng Ban Giám đốc BV Từ Dũ lập ra Trung tâm khoa học nghiên cứu tác hại của chất độc dioxin đối với sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em, để từ đó cất lên tiếng nói đòi công lý cho các nạn nhân Việt Nam…</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Tấm lòng của người thầy thuốc là phương thuốc nhiệm màu giúp bao người bệnh bước qua ranh giới sống - chết. Một sự kiện lớn của ngành y tế TP.HCM vào năm 1988: ca mổ tách đôi cặp song sinh Việt - Đức. Ca mổ dài 15 tiếng với sự qui tụ gần 70 chuyên gia tên tuổi đầu ngành trong đó có sự đóng góp rất lớn của viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu trang thiết bị cấp cứu thế mà đội ngũ y, bác sĩ thời ấy đã làm nên kì tích ghi vào Guiness. “Đó là chiến thắng của tình người, là chiến thắng của lòng nhân ái, là thành công của tập thể. Cả Đức và Việt đều sống nhưng Đức may mắn hơn là phát triển bình thường mặc dù phải sống với đôi nạng gỗ, còn Việt phải nằm một chỗ với chế độ chăm sóc đặc biệt của các y bác sĩ ở bệnh viện Từ Dũ và mất vào năm 2008”, tiến sĩ Trung cho biết.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Lương y như từ mẫu</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Khi trái tim biết đau xót trước nỗi đau của người bệnh thì người thầy thuốc đã phần nào tự rèn cho mình tấm lòng y, đức. Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Tấn Bỉnh nhắn nhủ “ngành y là ngành khoa học liên quan đến tính mạng con ngưòi nên mỗi người thầy thuốc rèn luyện mãi,học tập mãi. Y đức là phải hiểu, cảm thông với người bệnh. Coi nỗi đau của họ là nỗi đau của mình, xem như chúng ta đang rèn luyện mình, y đức còn là xử lí tốt tình huống nào đó trong trình độ chuyên môn của mình”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Hơn 80 năm tuổi đời, 59 năm tuổi Đảng, hơn nửa đời người hoạt động chuyên môn, thầy Dương Quang Trung luôn mong mỏi mỗi thầy thuốc trẻ phải biết sống có uớc mơ, hoài bão,có tâm,có tài, có đức để phục vụ nhân dân, thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu khoa học thiết thực cho cuộc sống. “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”, còn với người thầy thuốc thì học, học nữa, học mãi. Học đến suốt đời vì người bệnh của mình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: right; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">THIÊN THANH</span></span></strong></div> </html>