<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Người bảo vệ Nghị quyết Quang Trung</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhân dịp Nhà nước truy tặng Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sĩ Hồ Hảo Hớn, nguyên Khu ủy viên Sài Gòn - Gia Định, kiêm Bí thư Khu đoàn Sài Gòn - Gia Định, chúng tôi xin giới thiệu bài viết của đồng chí Lê Thanh Hải (Mười Hải) - Nguyên Khu ủy viên - Bí thư Khu Đoàn Thanh niên Học sinh Sinh viên Sài Gòn - Gia Định. Bài viết trích trong tập sách “Căn cứ Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định 1960 - 1975.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img src="4_%20H%E1%BB%93%20H%E1%BA%A3o%20H%E1%BB%9Bn.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn sinh năm 1926, quê xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, học ở Mỹ Tho, sau đó lên học trường Petrus Ký Sài Gòn. Năm 1945 đỗ tú tài, cùng bạn bè “xếp bút nghiên lên đường tranh đấu”. Ở chiến khu anh công tác tại Ban thông tin tuyên truyền khu 8, Sở Giáo dục Nam Bộ, trường Trung học Nguyễn Văn Tố.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau năm 1954, anh được phân công về Sài Gòn làm công tác vận động trí thức với tên mới là Nguyễn Văn Chiêu. Anh dạy ở các trường tư thục như Việt Nam Học đường, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Huệ. Học trò mến phục thầy Chiêu về sự tận tụy trong giáo dục với những ý tưởng yêu nước và cách mạng được lồng ghép rất khéo trong bài giảng. Năm 1962, anh làm Bí thư Ban cán sự Sinh viên Học sinh. Năm 1967 là Khu ủy viên Sài Gòn Gia Định kiêm Bí thư Thành Đoàn, hy sinh tháng 10/1967.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Người tiền nhiệm</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Trần Quang Cơ (Tám Lượng) sinh năm 1929 quê xã Bình Minh, huyện Chợ Gạo, Mỹ Tho. Năm 1950 được bố trí vào Sài Gòn công tác bí mật phụ trách phong trào học sinh, năm 1959 làm Trưởng ban Vận động Sinh viên Học sinh Sài Gòn - Gia Định, sau đó là Khu ủy viên Đặc khu Sài Gòn - Gia Định, có công lao to lớn trong việc xây dựng tổ chức thực lực của học sinh sinh viên, lãnh đạo phong trào đấu tranh chống Mỹ và tập đoàn tay sai Ngô Đình Diệm, nhất là xây dựng mở màn phong trào học sinh sinh viên giải phóng dưới ngọn cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam từ năm 1960.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Mỗi năm anh về văn phòng Đặc khu ủy để họp, tôi là Chánh văn phòng nên tình anh em, đồng chí trở nên thân thiết trong cảnh chiến đấu gian khổ. Anh Tám Lượng người nhân hậu, dễ hòa nhập, hay cười lộ răng khểnh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngày 20/8/1962, anh Tám Lượng đã anh dũng hy sinh trong trận càn ở cánh đồng giữa Củ Chi và Đức Hòa - Long An. Trước làn đạn dồn dập và tiếng la của quân địch, anh vẫn nán lại để kéo các em học sinh sinh viên không chạy được…Một người rất anh hùng!</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Gặp đồng chí</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cuối 1963, Thường vụ Khu ủy phân công tôi sang tiếp nối sự nghiệp của anh Tám Lượng cùng các đồng chí lãnh đạo học sinh sinh viên.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau khi tìm hiểu học hỏi, tôi bắt đầu cuộc họp thường vụ. Ban cán sự học sinh sinh viên gồm có anh Hồ Hảo Hớn (Hai Nghị), anh Lê Minh Châu (Ba Cảnh) và tôi, tại khu rừng phía trên nhà của anh Ba Tỳ - ấp Đức Hiệp và Nhuận Đức, huyện Củ Chi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Buổi sáng hôm nay khác với những buổi sáng khác, không có tiếng máy bay oanh tạc, máy bay “đầm già”, không tiếng bom, tiếng pháo, không có tin địch ruồng bố, anh em thường gọi là “ráo lính”, mà cũng không có tiếng chim.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau vài câu chuyện tình đồng chí, (anh Hồ Hảo Hớn và tôi đã cùng học trường lý luận trung cao Nguyễn Ái Quốc miền Nam, chia tay năm 1962 cùng về một chiến trường T4 nhưng nay mới gặp lại), chương trình nghị sự, ba anh em đồng chí ngồi bẹp trên bãi cỏ ven rừng, không có giấy bút, không nước và không ai hút thuốc lá. Quy ước của chúng tôi đảm bảo bí mật không để vào tay địch nội dung nên không ai được ghi chép, chỉ dùng trí nhớ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
1. Nắm lấy thời cơ phát động đẩy mạnh toàn diện phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau cuộc đảo chính 1/11/1963, chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm bị lật đổ, địch phân hóa, tình thế cách mạng có những thuận lợi nhất định… chúng tôi nhất trí xúc tiến phá thế kìm kẹp ở các trường, cô lập và loại những phần tử xấu, cơ sở của ta cần tranh thủ nắm lấy các vị trí tổ chức công khai của học sinh sinh viên như trưởng lớp, đại diện trường, đồng thời đẩy mạnh phong trào học sinh sinh viên đấu tranh dân sinh dân chủ, giảm học phí, chống bắt lính, chống văn hóa ngoại lai, đòi chuyển ngữ đại học.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn qua những năm hoạt động có nhiều kinh nghiệm, sáng kiến, giúp tôi nhiều trong buổi đầu nhập cuộc. Anh nói: vận động học sinh sinh viên đấu tranh phải kết hợp bí mật vận động với công khai vận động thông qua tổ chức Tổng hội Sinh viên, Tổng đoàn Học sinh hiệu triệu công khai hợp pháp… mới nhanh và rộng, đồng thời cần bám các địa điểm hợp pháp để vận động tập hợp học sinh sinh viên cố bám trụ nắm vững số 4 Duy Tân là một trong những địa điểm quan trọng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
2. Cơ cấu lại quy mô, hình thức tổ chức đa dạng cho phù hợp với lực lượng cách mạng trong phong trào thanh niên học sinh sinh viên ngày càng phát triển</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tổ chức là ngọn cờ tập hợp đấu tranh, là vỏ bọc cho mọi hoạt động: hợp pháp, bán hợp pháp, bất hợp pháp, công khai, bán công khai, chúng tôi khái niệm như thế.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn đồng thuận và đóng góp tích cực với chúng tôi như sau:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Bổ sung tăng cường số lượng Ban cán sự Thanh niên - Học sinh - Sinh viên thêm các Ban chuyên trách trực thuộc, Ban cán sự Học sinh công lập, Ban cán sự Học sinh tư thục do đồng chí Lê Minh Châu, đồng chí Phan Chánh Tâm phụ trách với các đồng chí Tư Liêm, Năm Trang, Năm Khoa, Sáu Quang, Bảy Phát, Năm Trọng, Sáu Học, Năm Tranh, Hai Thông, Sáu Học…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
- Ban cán sự Sinh viên do đồng chí Hồ Hảo Hớn phụ trách cùng chị Bảy Thanh, chị Năm Nga, anh Năm Nghị, anh Võ Ngọc An, anh Tư Hữu, anh Chín Kế…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bộ phận tuyên truyền in ấn, báo chí đặc biệt là tờ “Cờ Giải Phóng”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bộ phận lo vùng căn cứ: văn phòng B, huấn luyện, đào tạo, giao liên bàn đạp, hậu cần, tổ chức điều lắng bảo vệ anh chị em bị lộ mà địch đang truy nã.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau này thành lập thêm Ban chỉ huy lực lượng võ trang Thanh niên - Học sinh - Sinh viên mang tên 9/1 do đồng chí Lê Minh Châu phụ trách và Quân khu tăng cường thêm đồng chí Lê Tấn Quốc (Chín Quốc) đồng thời bố trí nhiều cán bộ cốt cán của học sinh sinh viên sang võ trang như đồng chí Trương Thanh Danh, Năm Trọng…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
3. Thành lập nhiều Đoàn cán bộ học sinh sinh viên đi các tỉnh, qua quan hệ quen biết để liên lạc móc nối với học sinh sinh sinh viên đã là cơ sở cách mạng… đang học ở trường các tỉnh hoặc học các trường ở Sài Gòn để chuyển vào hệ thống tổ chức của Thanh niên - Học sinh - Sinh viên Sài Gòn - Gia Định</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngoài ra, tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh sinh viên như tham quan du lịch, cắm trại, văn nghệ giải trí… Trong các dịp lễ, ngày nghỉ, các buổi tham quan ở Vũng Tàu, núi Thị Vải, Bửu Long, Thác Mơ… thu hút đông đảo học sinh sinh viên kể cả con em của công chức, tư chức, sĩ quan chế độ Sài Gòn tham gia. Thông qua các sinh hoạt mà cán bộ đảng viên, đoàn viên điều tra phân loại, gây cảm tình cách mạng, bắt rể, xâu chuỗi, tuyên truyền huấn luyện, thử thách phát triển vào tổ chức cách mạng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bằng sức mạnh của nhiều anh chị em, nhiều phương thức thâm nhập vào quần chúng, lực lượng đảng viên, đoàn viên, nồng cốt cảm tình cách mạng phát triển rất nhanh trong học sinh sinh viên.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với thực lực lớn mạnh ấy, kết hợp với sự chỉ đạo của lãnh đạo Khu ủy Đặc khu Sài Gòn - Gia Định, từ phong trào đấu tranh hợp pháp đến xuống đường biểu tình hòa bình, biểu tình bạo động chống đàn áp của Mỹ ngụy liên tục phát triển, mạnh mẽ. Quần chúng, các má phong trào rất thương, đùm bọc, chở che, hỗ trợ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cùng bám vào Sài Gòn</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Theo anh Hồ Hảo Hớn, sự chỉ đạo phải linh hoạt, sâu sát, nhạy bén, kịp thời, không thể cứ ở “vùng căn cứ” (chiến khu) mà chỉ đạo “vọt cần câu”! Chúng tôi nhất trí “tiến vào Sài Gòn”. Đối với chúng tôi, cán bộ kháng chiến cũ, nhiều người biết tên tuổi, thêm số đầu hàng đứng đường nhìn mặt, số bị bắt “yếu bóng vía” khai báo… cho nên vào Sài Gòn để xây dựng phát triển cơ sở, vừa chỉ đạo phong trào là bắt đầu cuộc chiến đấu trên trận địa mới, việc bị bắt, bị tra tấn, tù đày và chết là đương nhiên có thể xảy ra.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhưng chúng tôi vào Sài Gòn thì sự hiểm nguy chỉ có một số ít người, đỡ nguy hiểm cho số quá đông cán bộ thanh niên học sinh sinh viên phải từ nội thành thường xuyên ra căn cứ để gặp chúng tôi…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với lý tưởng, với niềm tin cách mạng tất thắng, với trách nhiệm của người cán bộ cách mạng vì lợi ích chung… nên phải tiến!</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Vùng ven, vùng căn cứ cũng là địa bàn hết sức quan trọng cho cơ quan, hệ thống tổ chức chỉ đạo. Chúng tôi cùng anh Hồ Hảo Hớn nhất trí Nghị quyết phải xây dựng cơ sở chỉ đạo của nhiều nơi, cho nhiều cánh (thanh niên, học sinh, sinh viên, võ trang…). Từ Cần Đước, Cần Giuộc, Gò Đen, Đức Hòa (Long An), Châu Thành (Bến Tre), Củ Chi (Sài Gòn - Gia Định), Trảng Bàng (Tây Ninh), Thanh Tuyền, Long Nguyên, Bến Cát (Bình Dương), núi Thị Vải, núi Dinh - Cầu Giáng, Hắc Dịch (Bà Rịa) là những hậu cứ mời cán bộ, cơ sở thanh niên học sinh sinh viên “về chiến khu” để họp sơ tổng kết, để huấn luyện đào tạo, để anh chị em sống những ngày “tự do - độc lập” ăn uống thì kham khổ nhưng nói thì tự do thoải mái không phải dè chừng như ở nội thành Sài Gòn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn chịu trách nhiệm thuê nhà để làm việc, anh thuê nhà 186 đường Cao Thắng, có một trệt, một lầu, tôi chịu trách nhiệm lo người ở nhà làm “bình phong” gồm thợ may, 2 bàn máy may và một người lo đi chợ “hỏa đầu quân”. Trang trí bảng hiệu quần áo đúng là tiệm may, hoạt động mà chẳng cần giấy phép kinh doanh cũng chẳng phải hỏi. Chúng tôi hoạt động gần 2 năm ở điểm này do khéo nghi trang, xuất nhập kỹ, hội họp bố trí cẩn mật… nên không bị lộ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Những năm 1964-1966, phong trào thanh niên học sinh sinh viên xuống đường đấu tranh liên tục hàng tuần, có đợt kéo dài cả tháng. Địch phong tỏa rào kẽm gai, lựu đạn cay, bắn phi tiễn hỏa mù, vòi rồng đàn áp dã man, học sinh sinh viên xuống đường kết hợp bạo lực quần chúng, dùng gạch đá củi chống trả quyết liệt, nữ sinh thì dùng áo dài đựng gạch đá tiếp tế cho nam sinh viên ném địch, xe nước mía thì cho hết mía để học sinh sinh viên làm vũ khí, cho hết chanh và bao ni lông để chống lựu đạn cay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Một buổi tối tháng 5/1964, thành phố đã lên đèn, đoàn nữ sinh biểu tình hàng đôi chỉnh tề hô vang khẩu hiệu kéo ngược chiều từ đường Phan Thanh Giản (nay là đường Điện Biên Phủ) rẽ sang Cao Thắng ngang qua nhà 186 chỉ huy sở của Ban cán sự thanh niên học sinh sinh viên. Anh Hồ Hảo Hớn liền hỏi tôi: “Anh nhìn đoàn biểu tình thấy có đặc điểm gì không?” Tôi đáp: “Đoàn biểu tình có tổ chức chặt chẽ, đội ngũ chỉnh tề, lực lượng bảo vệ hai bên đeo băng uy nghi, bọn xấu không thể xen vào phá hoại được”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh nói: “Đúng! nhưng đặc biệt là đoàn nữ sinh biểu tình, mỗi người đều mang theo cặp táp chứng tỏ rằng tan học ở trường kéo đi biểu tình luôn chớ không về nhà, vậy là tinh thần đấu tranh cao lắm đấy.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đám tang học sinh Lê Văn Ngọc, chỉ đạo như thế nào?</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Liên tục hàng tháng trời trong năm 1964, đông đảo học sinh sinh viên bám Viện Hóa đạo, đấu tranh sôi nổi quyết liệt đòi dân sinh, dân chủ, chống quân sự hóa học đường, chống khủng bố, các giới đồng bào rất thương học sinh sinh viên mà hết lòng ủng hộ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cảnh sát dã chiến bao vây Viện Hóa đạo, phong tỏa các ngả đường không cho học sinh sinh viên và đồng bào vào Viện Hóa đạo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tôi và anh Hồ Hảo Hớn có mặt thường xuyên ở chỉ huy sở Cao Thắng gần Viện Hóa đạo. Khoảng 21 giờ 30 ngày 24/1/1965, một loạt súng nổ xé không gian yên ả, liền sau đó được tin khẩn báo em học sinh Lê Văn Ngọc bị cảnh sát dã chiến bắn chết trước Viện Hóa đạo, tay còn nắm chặt biểu ngữ “Đả đảo chế độ tay sai”, chúng tôi bàng hoàng xúc động. Anh Hồ Hảo Hớn và tôi trao đổi ý kiến quyết định khẩn cấp:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
1. Kiên quyết bảo vệ, giữ thi thể em Lê Văn Ngọc, không cho địch cướp xác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
2. Tổ chức đoàn anh chị em đến báo, chia buồn với ba mẹ, thân quyến em Lê Văn Ngọc, kính trình xin gia đình cho để Đoàn học sinh sinh viên đảm trách tổ chức lễ tang cho em Lê Văn Ngọc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
3. Báo xin quý vị lãnh đạo Phật giáo Việt Nam VHĐ làm ngơ (hoặc ủng hộ càng tốt) cho học sinh sinh viên tổ chức tang lễ, lưu hoàn ở Viện Hóa đạo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
4. Thành lập Ban tổ chức tang lễ có các bộ phận hoàn chỉnh, biểu tình đưa tang, cố thu hút đông đảo đồng bào tham gia. Mục tiêu chính gây căm thù, cật lực lên án chế độ dã man bắn chết học sinh Lê Văn Ngọc, kết hợp các khẩu hiệu khác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
5. Nhân cơ hội vận động xé rào phá thế bao vây Viện Hóa đạo để đồng bào ngoài vào, trong ra</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tin em Lê Văn Ngọc bị bắn chết loan cực nhanh, các giới đồng bào, phụ huynh và học sinh sinh viên sục sôi căm thù phẫn uất. Dư luận quảng đại yêu cầu giữ thi thể Lê Văn Ngọc đòi biểu tình phản đối, nên ý kiến chỉ đạo của chúng tôi là hòa nhập nhanh trong đồng bào.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sáng ngày 26 diễn ra cuộc biểu tình diễu hành đưa tang Lê Văn Ngọc, hàng vạn quần chúng tham gia với khí thế căm thù, kiên cường… Chúng tôi cảm thấy tự hào, khâm phục và ngạc nhiên không biết bằng cách nào mà trong thời gian ngắn anh em có vải trắng, có sơn, có cây giương lên hàng biểu ngữ với khẩu hiệu: đả đảo đàn áp bắn chết em Lê Văn Ngọc, đả đảo chế độ quân phiệt, em Lê Văn Ngọc bất tử.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hang ngàn cảnh sát dã chiến, quân ngụy với xe thiết giáp, xe Jeep, xe GMC bám sát đoàn biểu tình và chốt chặn các ngã đường, cưỡng bách đoàn đưa tang theo lộ trình và uy hiếp không cho đoàn biểu tình đông thêm, dài ra. Tại Cầu Bông, địch ngăn chặn hai đầu đường đàn áp ác liệt cuộc biểu tình giằng co giữa nam nữ học sinh sinh viên với cảnh sát dã chiến, chúng đánh đập, ném lựu đạn cay, phi tiễn, cướp quan tài em Lê Văn Ngọc mang đi chôn ở Gò Vấp, nơi mà Ban tổ chức đã chuẩn bị. Anh Hồ Hảo Hớn báo cáo hỏa tốc về văn phòng khu ủy, Đài phát thanh Giải phóng liền lên tiếng phản đối chế độ đàn áp đẫm máu đám tang, bắt nhiều học sinh sinh viên, trong đó có cô Phạm Thị Ngọc Loan, nữ sinh Gia Long - người cầm loa đi đầu hướng dẫn cuộc biểu tình, buộc địch phải thả ngay cô Loan.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nguyên tắc và tình cảm đồng chí</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ai cũng công nhận anh Hai Nghị là cán bộ lãnh đạo luôn giữ nguyên tắc tổ chức sinh hoạt bí mật, ngăn cắt bảo tồn cơ sở. Về mặt này thì tôi mến phục anh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Qua những năm tháng cùng sống, sinh hoạt, lăn lộn với phong trào mà tình đồng chí, niềm tin đồng chí ngày càng cao nên chúng tôi “xả cảng”, tôi chỉ anh đến hết các địa chỉ cơ sở của tôi xây dựng ở Sài Gòn để cùng làm việc. Và anh cũng hẹn tôi đến những nhà ruột mà anh thường ẩn náu như má Năm ở quận 11… Anh cũng chiêu đãi tôi một bữa “mì Quảng” do cơ sở ruột của anh nấu tại nhà ở xa lộ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Hành trình bàn giao…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 5/1967, Thường vụ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định quyết định điều tôi làm nhiệm vụ khác và bổ sung đồng chí Hồ Hảo Hớn vào Ban chấp hành Khu ủy phụ trách Khu Đoàn Thanh niên thay tôi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Cuộc chiến tranh giữa ta với 420 ngàn quân viễn chinh Mỹ và trên 600 ngàn quân ngụy trở nên vô cùng ác liệt, chúng huy động tổng lực tiến hành liên tiếp hai chiến dịch màu khô với mục tiêu tìm và diệt bình định, hủy diệt vùng căn cứ du kích của ta, trong đó có vùng “tam giác sắt” gồm Củ Chi (Sài Gòn - Gia Định), Bến Cát (Bình Dương), Dương Minh Châu (Tây Ninh).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tôi và anh Hai Nghị họp bàn giao công tác dưới hầm tại Văn phòng Khu đoàn ở Long Nguyên Bến Cát là vùng khói lửa, bom đạn, chúng tôi lên kế hoạch hợp đồng đi tổ chức bàn giao các tổ chức cơ sở trực thuộc Khu đoàn ở núi Thị Vải, núi Dinh, Hắc Dịch thuộc Bà Rịa, ở Phước Vân, Gò Đen, Cần Đước tỉnh Long An, ở căn cứ Châu Thành tỉnh Bến Tre phải qua Tháp Nồi Đảo Dừa, qua kênh Ba Lai để vào cứ. Tất cả phải qua nhiều chốt chặn kiểm soát gắt gao của địch, nếu lọt qua khỏi vùng kiểm soát của địch vào du kích thì địch đánh bom pháo liên tục…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hai Nghị và tôi đi ngày khác nhau, đối với anh là vùng mới lạ chưa đến lần nào, cho nên bố trí giao liên đưa, giao liên đón không ai biết ai, móc ráp rất tỉ mỉ về ám hiệu, khẩu hiệu, điểm hẹn, giờ hẹn… sai lệch một chút là thất bại và rất nguy hiểm.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Chia tay</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 9 -1967, anh em gặp nhau trong cuộc họp Ban chấp hành Khu ủy để nghiên cứu học tập nghị quyết Trung ương về tình hình nhiệm vụ năm 1968, với nội dung chủ yếu là khẩn trương chuẩn bị chớp thời cơ tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với tinh thần hết sức phấn khởi, ý chí quyết tâm, quyết tử cho Tổ quốc chưa từng có trong cuộc đời hoạt động cách mạng, anh em chia tay, tôi xuống chiến trường phân khu Bình Tân với nhiệm vụ Bí thư kiêm chánh ủy, anh Hai Nghị còn họp bàn kế hoạch nội thành, anh trở vào Sài Gòn mang nặng trên đôi vai trách nhiệm hết sức quan trọng và kế hoạch khẩn trương chuẩn bị chớp thời cơ tổng tiến công. Trong cuộc đời của anh không biết bao lần ra chiến khu - vào nội thành với các trạm chặn chốt kiểm tra gắt gao của địch. Lần này anh vẫn với niềm tin, sự can trường quyết hoàn thành nhiệm vụ với niềm vui vô hạn xen lẫn một chút lo lắng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Không may anh bị địch bắt, chúng tra tấn đủ mọi cực hình, vẫn không khai thác gì được, anh trút hơi thở cuối cùng tại bót Bà Hòa (quận 5). Sau anh hai tháng, tôi vào thành chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công Mậu Thân, bị bọn đầu hàng đón đường nhìn mặt, chỉ điểm đưa về bót Bà Hòa (quận 5), qua năm bót điều tra cực hình suốt 16 tháng, rồi bị lưu đày hành hạ ở chuồng cọp Côn Đảo, tôi từ cõi chết trở về.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh Hồ Hảo Hớn thân thương vĩnh biệt chúng ta! Anh hy sinh là tổn thất lớn cho Đảng, cho phong trào thanh niên học sinh sinh viên, đau thương tang tóc nặng nề cho chị và các cháu. Tôi, các anh chị em phong trào thanh niên học sinh sinh viên vô cùng thương tiếc anh, một đồng chí trí thức trung kiên, can trường, thương nước, thương dân, thương anh em học sinh sinh viên, vẹn tình trọn nghĩa với gia đình vợ con, một đời gian khổ, hy sinh chiến đấu trên chiến trường ác liệt, cam go, phức tạp, sống chết tính từng ngày, luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Con người tính tổ chức kỷ luật rất cao, tính hòa đồng gần gũi rất tốt.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh hy sinh nhưng linh hồn, sự nghiệp của anh vẫn sống mãi với anh em học sinh sinh viên, với các má phong trào.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Vì ân sâu nghĩa nặng với đồng bào, đồng chí, chiến sĩ đã hy sinh, cuối thập niên 80 của thế kỷ 20, tôi đề xuất xây đền Bến Dược. Vơi trách nhiệm Trưởng ban nội dung Đền, tôi trân trọng ghi tên cung thỉnh đồng chí Hồ Hảo Hớn và anh em thanh niên học sinh sinh viên Thành Đoàn đã hy sinh về thờ tại chính điện đền Bến Dược. Ngày ngày người nối người kéo dài bất tận về đây thắp nén hương tưởng niệm, tôn vinh.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tháng 5/2002</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>Lê Thanh Hải (Mười Hải)<br />
(Theo Sách Căn cứ Thành Đoàn Sài Gòn - Gia Định 1960 - 1975)</strong><br />
</span></span></div> </html>