<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><span style="color: rgb(0, 0, 255); "><strong>Giao lưu trực tuyến "Ánh sáng thời đại"</strong></span></span></span></div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Buổi giao lưu trực tuyến hội thi "Ánh sáng thời đại” đã diễn ra trên Tuổi Trẻ Online vào sáng nay, 8/5.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><font face="Arial" size="2"><br type="_moz" />
</font></div>
<div style="text-align: center; "><font face="Arial" size="2"><img src="H%C3%8CNH%208%20(3).JPG" width="448" height="336" alt="" /><br />
</font></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Tại buổi giao lưu trực tuyến này, ngoài việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các nội dung Hội thi tìm hiểu Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tên gọi “Ánh sáng thời đại” đang diễn ra trên TTO, các thành viên Ban tổ chức, Hội đồng giám khảo, các chuyên gia sử học... sẽ cùng thảo luận và giải đáp một số nội dung sau đây:</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- Những giá trị của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước ta.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- Việc học tập và vận dụng có hiệu quả các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- Những đề xuất cũng như hiến kế của tuổi trẻ để nâng cao chất lượng việc học và vận dụng vào thực tế những môn học này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- Những giải pháp của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Thành phố cũng như của các ngành liên quan để tăng cường công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong thanh thiếu nhi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Các khách mời tham gia buổi giao lưu gồm:</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- TS. Nguyễn Thị Thanh Kiều - Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- Ông Lê Quốc Phong - Phó bí thư thường trực Thành Đoàn TP.HCM, Trưởng ban chỉ đạo Hội thi</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- PGS.TS Vũ Tình - nguyên Giám đốc Trung tâm Lý luận chính trị Đại học Quốc gia TP.HCM</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- PGS.TS Hà Minh Hồng - Trưởng khoa Lịch sử Trường đại học Khoa học Xã hội và nhân văn</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- ThS. Ngô Văn Minh - Trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh Học viện Chính trị - Hành chính khu vực II.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><strong>Một số câu hỏi đặt ra vừa được các khách mời giải đáp:</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Tuần thứ 2 vì không có thời gian và điều kiện nên em chỉ làm có một lần thi, nhưng lần này em cao điểm hơn 3 lần của tuần 1. Vậy tuần 2 em có được tính vào kết quả thi không ạ? (Trương Hoàng Cẩm Lệ, 20 tuổi, truongle2192@gmail...)</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">-<strong> Anh Lê Quốc Phong: </strong>Chào bạn. Nếu bạn tham gia đủ cả 3 đợt thi và đạt kết quả cao ở bất cứ đợt thi nào cũng có thể có cơ hội để trở thành 1 trong 100 thí sinh cao điểm nhất tham dự vòng chung khảo. Chúc bạn đạt thành tích tốt ở những đợt thi tiếp theo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Việc thi trực tuyến như thế này liệu có là bất lợi cho những người ít thông thạo máy tính và mạng internet như tôi không? Ban tổ chức sẽ làm cách nào để tạo điều kiện cho những người... tuy không còn trẻ nhưng vẫn còn nhiệt huyết, muốn thử sức mình cũng là để làm gương cho con gái của tôi. (Nguyễn Thị Thu Hà, 46 tuổi, ngtthuha@..</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- <strong>Anh Lê Quốc Phong: </strong>Xin cảm ơn sự quan tâm của cô dành cho hội thi. Ban tổ chức hội thi rất vui khi nhận được sự quan tâm của không chỉ các bạn trẻ mà cả những độc giả lớn tuổi như cô. Xin ghi nhận góp ý của cô để có thể thiết kế thêm những hình thức thi đa dạng hơn trong những lần thi sau. Ở lần thi này, Hội thi trực tuyến được thiết kế với giao diện và thao tác khá đơn giản, cô có thể vào phòng thi thử, làm quen với thao tác và nội dung thi, sau đó có thể tham gia thi chính thức. Rất mong cô tham gia và chúc cô đạt kết quả tốt trong hội thi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Em xin chào thầy Hà Minh Hồng, thưa thầy em hiện là sinh viên năm 1 và đang học môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là môn học hay, giúp em nâng cao hiểu biết rất nhiều, nhưng có một vấn đề rất khó đối với em là việc nhớ các dữ kiện lịch sử và nghị quyết của Đảng. Thưa thầy, làm thế nào để học tốt môn học này ạ?(Trương Vương, 19 tuổi, tvvhcm@gmail...)</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- </span><strong><span style="font-family: Arial; ">PGS.TS Hà Minh Hồng - Trưởng khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH&NV - ĐH Quốc gia TP.HCM:</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Việc nhận thấy đây là môn học hay giúp nâng cao hiểu biết rất nhiều, nghĩa là em đã có hứng thú môn học, đó là cơ sở đầu tiên để học tốt và nhớ tốt các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, việc nhớ các sự kiện lịch sử và Nghị quyết của Đảng đòi hỏi em phải chịu khó ghi chép trong quá trình học, thậm chí phải ghi chép nhiều lần để lặp đi lặp lại những sự kiện ngày, tháng, số liệu và vấn đề mình quan tâm (Việc ghi chép đó phải theo thói quen của mình, bằng cách ngắn gọn nhất).</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Mặt khác, em phải có cách nào đó để đọc đi đọc lại, tạo ra sự lăp đi lặp lại trong trí não; như thế văn hóa đọc vẫn là phương pháp cơ bản nhất, quyết định nhất để em sáng tạo trong quá trình học tập, như thế em sẽ mau nhớ và nhớ lâu những gì cần nhớ. Chúc em thành công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div style="text-align: justify; ">
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Em là sinh viên trường Đại Học Kĩ Thuật công Nghệ TP.HCM - HUTECH, sau 5 lần tổ chức, cuộc thi ASTĐ đã thật sự lan tỏa đến các bạn đoàn viên thanh niên nhưng vẫn còn 1 bộ phận thanh niên chưa biết, quan tâm đến. Nhận định về tình hình này và có biện pháp triển khai hiệu quả hơn. (Phạm Công Nhở, 19 tuổi, phamcongnho@gmail...)</em></span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- <strong>Anh Lê Quốc Phong:</strong> Qua 2 lần tổ chức thi theo hình thức trực tuyến, Hội thi đã thu hút sự quan tâm của nhiều đoàn viên, thanh niên thành phố. Chúng tôi mong rằng, mỗi bạn thanh niên, khi tham dự hội thi, thu hoạch được cho mình những kiến thức bổ ích, sẽ tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu hội thi đến những bạn thanh niên khác.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Năm nay, Ban tổ chức cũng đã đổi mới, tăng cường các hình thức giới thiệu, tuyên truyền về hội thi: đăng tin trên báo Tuổi trẻ, giới thiệu các trailer trên HTV7, HTV9, đưa thông tin về các trường Đại học, Cao đẳng, các cơ sở Đoàn trực thuộc. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nhiều bạn thanh niên biết và cùng tham dự Hội thi.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* "CNXH" là tạo ra "thiên đường" cho con người. Liệu chúng ta có thể tạo ra thiên đường này khi con người có nhiều khiếm khuyết? Hay chúng ta nên tạo ra những "thiên thần" bằng một "phương pháp mới" để thay đổi nền giáo dục? Nếu được yêu cầu tôi sẽ gửi bài viết về phương pháp mới này.(Nguyễn Lợi, 25 tuổi, nguyenvanloi150787@gmail.com)</em></span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- <strong>PGS.TS Vũ Tình: </strong>Theo tôi, không nên hiểu CNXH tạo ra "thiên đường" cho con người. CNXH mới là giai đoạn thấp của Chủ nghĩa Cộng sản ("CNCS"). Trong CNXH và CNCS, tất cả vì con người song tất cũng đều do con người. Chúng ta chưa thể có được một xã hội hoàn thiện khi chưa có những con người hoàn thiện. Vì vậy, việc giáo dục đào tạo con người chính là giáo dục đào tạo chủ thể để xây dựng một xã hội mới.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Trong đó, phương pháp giáo dục đào tạo là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Nếu bạn có những phương pháp mới để thực hiện tốt hơn công việc này trong giai đoạn hiện nay, bạn hoàn toàn có thể đề xuất với các cơ sở đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tôi nghĩ rằng các cơ quan chức năng sẽ rất hoan nghênh thiện chí của bạn.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Văn hóa là tinh hoa con người và dân tộc, tinh hoa xã hội và thời đại. Vậy để nước ta “Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” cần những gì? Cơ sở nào để giới trẻ ngày nay giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc trước sự “ồ ạt” của văn hóa nước ngoài?(Hai Ha, 24 tuổi, Hai_ha_88@)</em></span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- <strong>PGS.TS Hà Minh Hồng</strong> - Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa trong đó mỗi con người thể hiện có tình yêu nước thiết tha và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của dân tộc, nhiệm vụ lịch sử đó mỗi thời kỳ có những thay đổi khác nhau và có những sự phù hợp khác nhau với tiến bộ của văn minh nhân loại.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Do đó, để văn hóa Việt Nam hiện nay tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cần phải phản ánh rõ và đáp ứng đúng yêu cầu và nhiệm vụ của đất nước trong thời kỳ phát triển và hội nhập, đảm bảo được nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của đất nước đến dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Giới trẻ ngày nay có điều kiện để tiếp nhận những tiến bộ của văn minh, những thành tựu của khoa học và công nghệ đó là một cơ sở để góp phần vào làm cho văn hó dân tộc ngày càng tiên tiến. Trong quá trình đó, phải tỉnh táo để tiếp thu, tiếp nhận có chọn lọc, có sáng tạo cho phù hợp với văn hóa và truyền thống của dân tộc, kế tục và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, đề cao chủ nghĩa yêu nước Việt Nam...</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Như thế, giới trẻ ngày nay đã góp phần ngăn chặn những rác rưởi, làm sạch những tinh hoa để bổ sung vào văn hóa dân tộc, làm đậm đả bản sắc dân tộc trong văn hóa.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><em>* Em xin chào thầy Ngô Văn Minh. Thưa thầy, Bác Hồ là người có công lao to lớn trong việc học tập, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào nước ta. Thưa thầy, em muốn hỏi phương pháp học tập và tuyên truyền chủ nghĩa Mác Lênin của Người có những nét gì đặc biệt? Em xin cảm ơn thầy. (Tô Văn My, 21 tuổi, tovanmy@gmail...)</em></span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">- <strong>ThS. Ngô Văn Minh:</strong> Chào bạn Tô Văn My. Cám ơn bạn có câu hỏi rất hay.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Bác Hồ là người có công lao to lớn trong việc học tập, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta. Trước hết, ở Bác Hồ chúng ta thấy với lòng yêu nước, thương dân vô hạn. Với quyết tâm giải phóng cho đất nước, cho dân tộc Người đã ra đi tìm đường cứu nước và khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người đã nhận ra đây là con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc và vì vậy Người đã nhanh chóng tiếp nhận được chủ nghĩa Mác- Lênin tìm ra con đường cứu nước là con đường cách mạng vô sản. Từ đó, Người đã tìm mọi cách truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường cứu nước về nước để vận động tổ chức nhân dân đấu tranh. Nét độc đáo trong tuyên truyền của Bác là ở chỗ:</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Trong tuyên truyền, bao giờ Người cũng làm rõ mục đích vì sao phải làm cách mạng và làm cách mạng phải như thế nào. Những điều đó luôn luôn đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của các tầng lớp nhân dân. Nội dung tuyên truyền của Người luôn thể hiện rõ mục tiêu là làm sao mang lại lợi ích cho các tầng lớp nhân dân. Đến với mỗi một đối tượng, bao giờ Người cũng có một nội dung tuyên truyền riêng phù hợp với trình độ mong muốn của tầng lớp đó. Chính vì vậy nó đã khơi dậy lòng yêu nước và nhiệt tình cách mạng trong mỗi con người, mỗi tầng lớp.</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Người rất hiểu trình độ của nhân dân chúng ta ở một nước thuộc địa nửa phong kiến hơn 90% nhân dân là mù chữ, tìm được một người đọc đã khó, đọc rồi hiểu được còn khó hơn, hiểu rồi thực hành được còn khó nữa cho nên trong cách tuyên truyền của Người qua các tài liệu, báo chí với ngôn ngữ rất đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hành</span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "> </span></span></div>
<div><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Trong tuyên truyền, Người luôn luôn sử dụng các hình thức hết sức phong phú làm sao cho dễ đi vào lòng người và để cho mọi người ghi nhớ, khắc sâu. Người viết lịch sử Việt Nam bằng thơ, địa lý Việt Nam bằng thơ, đoàn kết bằng thơ, cách đánh du kích bằng thơ...</span></span></div>
</div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; "><br type="_moz" />
</span></span></div>
<div style="text-align: right; "><strong><span style="font-size: small; "><span style="font-family: Arial; ">Đ.H </span><em><span style="font-family: Arial; ">(tổng hợp)</span></em></span></strong></div>
</div>
</div>
<div style="text-align: right; "> </div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>