<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Mấy nhận thức về chiến lược nhân tài của Bác Hồ</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"> <span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Nói đến quan điểm và chính sách nhân tài trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, chúng ta nghĩ ngay đến tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, nghĩ đến tấm gương của Người từ những ngày đầu Cách mạng tháng Tám thành công và Nhà nước ta mới thành lập.</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nước Việt Nam ta “từ xưa vốn là một nước văn hiến” như lời Nguyễn Trãi, “dẫu mạnh yếu có lúc khác nhau/Song hào kiệt thời nào cũng có”. Tuy nhiên, sau 80 năm mất nước, mới thu phục lại cơ đồ, đối mặt muôn trùng khó khăn với ba loại giặc: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, chính quyền nhân dân còn rất non trẻ, lúc bấy giờ quả là “tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu ”. Dưới mắt Bác Hồ, vốn liếng quý nhất của đất nước lúc này là tinh thần yêu nước của toàn dân. Cho nên, từ chiến khu về Hà Nội, Bác Hồ khẩn trương mở rộng Chính phủ lâm thời, mở rộng Mặt trận Dân tộc thống nhất, tổ chức tổng tuyển cử, bầu Quốc hội đầu tiên, tổ chức rộng khắp các đoàn thể cứu quốc, từ nhi đồng cứu quốc đến phụ lão cứu quốc, từ công nhân, nông dân, viên chức đến thân hào, thân sĩ, trí thức yêu nước, ai ai cũng góp của, góp công, góp tài, góp sức giúp nước, cứu nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="275" alt="" src="lam%20bai%20thi.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đầu tư cho giáo dục là việc làm hết sức cần thiết, ảnh: Internet</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, khâm phục tấm gương của Bác, mọi tầng lớp nhân dân đều có mặt dưới cờ, trong đó có nhiều trí thức, nhân tài nổi tiếng đương thời. Bên cạnh các nhà cách mạng kỳ cựu, trong Chính phủ Liên hiệp và trong hệ thống chính quyền nhân dân toàn quốc, có mặt các nhà trí thức ngày ấy mà ngày nay đã trở thành các nhân vật lịch sử: Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Trần Duy Hưng, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Văn Huyên, Phan Anh, Vũ Đình Hòe, Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, Phan Kế Toại, Bùi Bằng Đoàn, Phạm Khắc Hòe, Bùi Kỷ…; một thời gian có cả Nguyễn Tường Tam, Chu Bá Phượng, Bồ Xuân Luật, Vũ Hồng Khanh… và nhiều người nữa. Dưới cờ Đảng và Bác Hồ, có mặt hầu hết các nhân tài văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục Việt Nam thế kỷ XX. Bên cạnh các nhân tài hữu danh, còn có biết bao nhân tài vô danh. Mà chính những nhân tài vô danh này mới vô cùng quan trọng. Họ là những người thợ, những người lính xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng và bảo vệ cơ đồ, sự nghiệp của nhân dân vừa mới dựng lên trên hoang tàn của chế độ thực dân, phong kiến cũ, trụ vững giữa vòng vây bốn phía của các thế lực thù địch, trong bom đạn tơi bời của hai cuộc chiến tranh xâm lược vào loại lớn nhất trong thế kỷ XX.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Để kháng chiến và kiến quốc, Bác Hồ kêu gọi đoàn kết toàn dân tham gia cứu nước, dựng nước, trước hết là những người có đức, có tài. Có đức trước hết là trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, có tài là có khả năng dù nhỏ dù lớn phải không ngừng học tập, tiến bộ, đem hết sức mình để phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân trên mọi cương vị, trong mọi công việc. “Già dù yếu sức mang mang nhẹ/Trẻ cố ra công gánh gánh đầy”. Các cụ phụ lão chống gậy đi trước, làm gương cho con cháu, các cháu nhi đồng cũng “tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”, đặc biệt thanh niên “đào núi và lấp biển, quyết chí cũng làm nên”, công nhân thi đua “tám giờ vàng ngọc”, nông dân thì “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí”, bộ đội thi đua “giết giặc lập công”, trí thức thì “phát minh, sáng tạo”… Mọi người, mọi nhà thi đua yêu nước, làm cho lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân như bức tường thành ngăn chặn, như làn sóng lớn nhấn chìm tất cả bọn cướp nước và bán nước. Hô hào, kêu gọi và bản thân đi trước nêu gương, Bác Hồ tạo ra sự chuyển biến lớn lao và sâu sắc đối với toàn dân tộc, nhân dân ta từ những người vong quốc yếu hèn trở thành một dân tộc chiến đấu và lao động, một dân tộc anh hùng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Chính từ nền tảng, nguồn gốc đó mà vun trồng, nảy nở các nhân tài ưu tú của đất nước trên tất cả mọi lĩnh vực. Mỗi một lĩnh vực là một mặt trận với những người chiến sĩ trên mặt trận đó. Từ chủ nghĩa yêu nước nảy sinh chủ nghĩa anh hùng, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, xuất hiện các đỉnh cao của tư tưởng, phẩm chất và tài năng theo mẫu hình nhân cách đạo đức Hồ Chí Minh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ở Việt Nam, cứu nước và dựng nước là một sự nghiệp khó khăn, gian nan, lâu dài, cho nên nhân tài là một trọng điểm của chiến lược con người, trong đường lối cán bộ, trong chính sách dân trí, dân khí, nhân lực, nhân tâm. Bác Hồ không chỉ chủ trương thu phục, trọng dụng nhân tài mà còn chăm lo gây dựng, đào tạo nhân tài ngày càng đông đảo, đầy đủ. Có thể nói đó là cả một chiến lược nhân tài theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thể hiện trong đường lối giáo dục nhân dân nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài xây dựng con người mới. Để nguồn lực nhân tài không bao giờ vơi cạn mà ngày càng phong phú, Bác Hồ rất chú trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong các ngôn luận của Bác về vấn đề này, trước hết là các bức thư của Người về giáo dục, từ bức thư gửi các học sinh ngày khai trường sau ngày Độc lập 2-9-1945 đến bức thư gửi các thầy cô và các cháu ngày 15-10-1968 cũng như trong Di chúc, Người chỉ rõ 2 nhiệm vụ lớn: giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau và đào tạo đội ngũ cán bộ vừa hồng vừa chuyên, đủ đức đủ tài gánh vác việc nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Với tư tưởng sự nghiệp cứu nước, giữ nước dựng nước là sự nghiệp của toàn dân, “xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, mọi nhân tài lớn nhỏ đều “từ nhân dân mà ra , vì nhân dân mà cống hiến”, chiến lược nhân tài của Bác Hồ gồm hai mặt. Một mặt, Bác Hồ mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, đem chính nghĩa và đại nghĩa dân tộc thu phục nhân tài từ mọi tầng lớp nhân dân, mọi miền đất nước, từ đồng bào trong nước đến kiều bào ở nước ngoài, kể cả những người trong chế độ cũ, những người vì các hoàn cảnh khác nhau, còn ở xa đất nước và cách mạng tham gia sự nghiệp của dân tộc. Chiến lược này lúc sinh thời của Bác qua hai cuộc kháng chiến đã thu được những thành quả to lớn, để lại những bài học, những truyền thống tốt đẹp cho đến ngày nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> Mặt khác, xuất phát từ tư tưởng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, Bác Hồ đã quan tâm “vì lợi ích trăm năm trồng người”, chăm lo sự nghiệp giáo dục và đào tạo, từ giáo dục bình dân xóa nạn mù chữ, nâng cao dân trí, phổ biến tri thức đến giáo dục phổ thông ngày càng phổ cập rộng rãi nhằm giáo dục nhân văn và giáo dục công dân cho các thế hệ đang lớn lên trên khắp miền đất nước, từ mẫu giáo, tiểu học đến trung học, sau đó là giáo dục chuyên nghiệp tức đào tạo nghề nghiệp từ sơ học đến trung học và đại học, làm cho “đồng bào ta ai cũng được học hành” và học hành đến nơi đến chốn, thành đạt, thành tài, lập thân, lập nghiệp. Từ nâng cao dân trí mà đào tạo nhân lực, từ đào tạo nhân lực đến bồi dưỡng nhân tài. Trong tư tưởng chiến lược Hồ Chí Minh, nhân tài là toàn diện và toàn dân. Toàn diện là mọi nhân tài đều gồm cả hai mặt đức lớn và tài cao. Toàn dân là mọi người dân đều được học để mỗi người và mọi người đều được phát triển tự do mọi tiềm năng trí tuệ và nhân cách của mình, thích hợp và đắc dụng trên mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống, của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân tài không chỉ lẻ tẻ một số người, dù rằng nhân tài đến mức thiên tài là rất hiếm và rất quý, song nhân tài cần phải đông đảo, đồng bộ. Người có tài thấp phải trở thành tài cao, người có tài cao phải trở thành tinh hoa, ưu tú, thiên tài. Từ một dân tộc dốt và yếu, chúng ta phải trở thành một dân tộc có tri thức, có sức mạnh và vẻ đẹp của những con người độc lập, tự do.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh trong chính sách nhân tài không chỉ là sách lược mà là chiến lược. Chiến lược của Bác Hồ cũng là chiến lược của Đảng. Bác mong muốn và tin tưởng Còn non, còn nước, còn người/ Thắng giặc Mỹ ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong sự nghiệp xây dựng vĩ đại đó, có sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng nhân tài, những mùa hoa của Đất nước. Nhân tài không chỉ là những bông hoa mà là những rừng hoa, không chỉ là những hạt giống tốt lành mà là những vụ mùa tươi tốt từ thế hệ này đến thế hệ khác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>GS. TRẦN THANH ĐẠM</strong><br />
<em>(Theo Website Thành ủy TP.HCM)<br />
</em><br />
</span></span></div> </html>