<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><br />
KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2012)</strong></span></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của đất nước ta do Đảng lãnh đạo nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, làm nghĩa vụ quốc tế vô sản, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh tính mạng, xương máu, cống hiến sức lực, trí tuệ và tài sản cho đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đời đời ghi nhớ công lao to lớn của những người và gia đình có công với cách mạng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ ngày 19 tháng 12 năm 1946 khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, số binh sĩ bị thương và hy sinh trong chiến đấu ngày càng tăng lên. Vấn đề thương binh, liệt sĩ trở thành vấn đề lớn và quan trọng. Ngày 16 tháng 02 năm 1947, Chính phủ ban hành chế độ “Hưu bổng thương tật” và “Tiền tuất cho thân nhân liệt sĩ”; đây là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với các chiến sĩ và gia đình liệt sĩ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tháng 6 năm 1947 tại xã Phú Minh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, một hội nghị quan trọng của các cơ quan Chính phủ và các hội, đoàn thể chính trị ở Trung ương đã quyết định chọn ngày 27 tháng 7 năm 1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc. Chiều ngày 27 tháng 7 năm 1947 tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức một cuộc mít-tinh lớn, đại biểu Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc trịnh trọng đọc bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức Ngày Thương binh toàn quốc. Từ đó, vào dịp 27 tháng 7 hàng năm, nhân dân cả nước sôi nổi tổ chức các hoạt động quyên góp, giúp đỡ, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và đã trở thành ngày rất thiêng liêng, thể hiện sự tôn trọng, quý mến đối với những người đã vì độc lập, tự do của Tổ quốc mà hy sinh xương máu.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ năm 1955, Đảng và Nhà nước quyết định đổi ngày “Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” để thể hiện đầy đủ hơn tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã hy sinh xương máu của mình cho Tổ quốc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong Di chúc, Bác Hồ thiết tha căn dặn: “Đối với các liệt sĩ, mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta”; “Đối với cha mẹ, vợ con thương binh, liệt sĩ mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương phải giúp đỡ họ công việc làm ăn thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”; “Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong 65 năm qua, Đảng, Nhà nước và nhân dân tích cực tham gia công tác “Đền ơn đáp nghĩa”; thể hiện tình cảm, đạo lý, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân, tạo nên phong trào cách mạng rộng lớn của toàn dân.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">I. Ý nghĩa chính trị, đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 27 tháng 7 </span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày Thương binh - Liệt sĩ đã trở thành ngày truyền thống của đất nước, là ngày lễ quan trọng, hội tụ đầy đủ ý nghĩa chính trị, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” của nhân dân ta. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tổ chức kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tôn vinh các liệt sĩ, gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người và gia đình có công với nước; giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân đối với người và gia đình có công; khơi dậy, phát huy tiềm năng to lớn của xã hội để chăm sóc tốt hơn nữa các đối tượng chính sách; đánh giá hiệu quả về lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện của Đảng, Nhà nước chăm lo cho người và gia đình có công cách mạng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc; thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với người và gia đình có công là động lực vật chất, tinh thần để cổ vũ, động viên các đối tượng chính sách vươn lên, vượt qua khó khăn, thử thách, làm chủ cuộc sống.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với công tác chăm lo người và gia đình có công là một hệ thống chủ trương, chính sách hoàn chỉnh, có hiệu lực và hiệu quả cao; các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân nhận thức đầy đủ về hệ thống chủ trương, chính sách đó và quyết tâm tổ chức thực hiện đầy đủ, có hiệu quả cao, thiết thực. Làm tốt chính sách đối với người và gia đình có công thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Đảng, Nhà nước ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><br />
II. Thành tựu 65 năm công tác Thương binh - Liệt sĩ và người có công với cách mạng</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><strong><span style="font-size: small;"> 1. Về xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đãi ngộ</span></strong></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16 tháng 02 năm 1947 đặt “Chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sĩ” đến nay Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ đối với người và gia đình có công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Quan điểm tư tưởng chỉ đạo xây dựng hệ thống chính sách, chế độ này là nhằm ghi nhận và tôn vinh thành tích cách mạng; đền đáp một phần cống hiến, hy sinh của đồng bào, chiến sĩ ta cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc; bảo đảm cho người được hưởng chính sách, chế độ hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống vật chất, tinh thần, có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Các chính sách, chế độ đối với người và gia đình có công ngày càng được mở rộng về đối tượng; các định mức trợ cấp, chính sách ưu đãi xã hội được mở rộng đối tượng và từng bước nâng cao; đa dạng hơn về các hình thức chăm lo (chế độ nhà ở, ưu đãi thực hiện chính sách thuế, ưu đãi giáo dục - đào tạo và chăm sóc y tế… )</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc ban hành và thực hiện Pháp lệnh “Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng” và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà Mẹ Việt Nam anh hùng” đã góp phần to lớn vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của đất nước, góp phần ổn định xã hội, tác động sâu sắc làm tăng thêm tình cảm và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong phong trào toàn dân chăm lo đời sống người và gia đình có công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><strong><span style="font-size: small;"> 2. Về xây dựng và phát triển các tổ chức sự nghiệp đi đôi với tăng cường cơ sở vật chất, phát triển các trung tâm khoa học - sản xuất để phục vụ người và gia đình có công cách mạng</span></strong></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đảng, Nhà nước ta có chủ trương, chính sách từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng, an dưỡng nhằm bảo đảm và tăng cường chất lượng chăm sóc thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng; nhiều trung tâm phục hồi chức năng phục vụ thương binh, bệnh binh đã hoạt động có kết quả tốt. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhà nước đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp nghiên cứu, giải quyết khắc phục các di chứng chiến tranh, sản xuất các loại phương tiện chuyên dùng cho thương binh và người tàn tật vì chiến tranh như chân giả, tay giả, xe lăn, nạng chống, giày dép chỉnh hình…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tổ chức xây dựng nhiều trường học, cơ sở đào tạo, trung tâm thực hành và các xưởng sản xuất phục vụ cho việc đào tạo, dạy nghề, sản xuất, kinh doanh dành cho các đối tượng thương binh, bệnh binh và thân nhân thương binh, liệt sĩ, người có công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày càng có nhiều công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh do thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng làm chủ thu hút phần đông lao động là thương binh, bệnh binh, con thương binh, con bệnh binh, con liệt sĩ đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, nâng cao mức sống của mình và đóng góp nguồn thu quý giá cho ngân sách Nhà nước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong 65 năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã giải quyết tốt nhiều di chứng thương tật cho thương binh, bệnh binh, góp phần phục hồi chức năng, phục hồi sức khỏe, ổn định cuộc sống, hướng nghiệp và sắp xếp việc làm cho thương binh, bệnh binh, con em thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><strong><span style="font-size: small;">3. Tổ chức phát động và thực hiện phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng</span></strong></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Phong trào toàn dân chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người và gia đình có công đã động viên các nguồn lực, trước hết là các nguồn lực tại chỗ để giúp đỡ những người và gia đình có công; đây là phong trào có quy mô lớn, trên diện rộng, có sức thu hút và lay động lòng người, đem lại những kết quả hết sức to lớn, thiết thực.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhiều phong trào hướng tới mục tiêu chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng đã được tổ chức rất thành công; tiêu biểu là các phong trào “Trần Quốc Toản - các cháu thiếu niên giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ”, “Nhận đón thương binh, bệnh binh về gia đình, sắp xếp việc làm và nuôi dưỡng”, “Người con hiếu thảo chăm sóc bố mẹ liệt sĩ”, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng… Các phong trào này đã diễn ra trên phạm vi cả nước, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia và mang lại những hiệu quả to lớn, thiết thực.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ các phong trào này đã dần phát triển thành 5 chương trình lớn: Xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa; tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa; xây dựng nhà tình nghĩa; đón nhận thương binh nặng về chăm sóc tại gia đình; nhận chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ cô đơn, trẻ em con liệt sĩ không nơi nương tựa, Mẹ Việt Nam anh hùng. Các chương trình này đang là nhiệm vụ quan trọng được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân ta quyết tâm thực hiện. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Các phong trào chăm lo người và gia đình có công không chỉ kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần, truyền thống nhân ái, thủy chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc, làm đẹp thêm tình làng, nghĩa xóm mà còn bù đắp những thiếu hụt của các gia đình chính sách, bổ sung những nội dung mà chính sách Nhà nước, với tính cách là mặt bằng chung cho từng loại đối tượng khó thể quy định hết, đồng thời cũng tạo tiền đề để các gia đình chính sách nỗ lực vươn lên làm ăn có hiệu quả trong cơ chế mới. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
4. Phát huy tinh thần tự lực tự cường của các gia đình chính sách</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Các thương binh, thân nhân liệt sĩ, người có công với cách mạng là những người trải nghiệm sâu sắc cuộc sống, có bản lĩnh và giàu khát vọng, có khả năng vươn lên làm chủ đời sống trong mọi tình huống.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp nhận sự quan tâm nhiều mặt của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và toàn dân, các gia đình chính sách có thêm nhiều thuận lợi để khắc phục khó khăn, vượt lên trên di chứng chiến tranh, phát huy sức mạnh tinh thần quả cảm, tạo lập cuộc sống bình an, hòa nhập cộng đồng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong cả nước đã có rất nhiều tấm gương thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng trên các lĩnh vực học tập, lao động sản xuất, kinh doanh và hoạt động văn hóa - xã hội đã vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chính mình, làm giàu cho quê hương, đất nước, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thể hiện trách nhiệm cao của mỗi thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng là phấn đấu trở thành những “Công dân kiểu mẫu”, “Gia đình cách mạng gương mẫu” theo lời căn dặn của Bác Hồ, là những tấm gương sáng để mọi người noi theo.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
5. Giải quyết các tồn đọng về chính sách sau chiến tranh</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm giải quyết các tồn đọng về chính sách sau chiến tranh. Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã xác nhận, quản lý và thực hiện chính sách đối với các đối tượng như: người hoạt động cách mạng trước năm 1945, người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, Anh hùng lực lượng vũ trang, gia đình liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, người hoạt động cách mạng kháng chiến bị địch bắt tù đày, người có công giúp đỡ cách mạng, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, người bị nhiễm chất độc hóa học của Mỹ trong chiến tranh…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, chỉnh trang các nghĩa trang liệt sĩ, nơi yên nghỉ của những người con ưu tú của đất nước. Nhiều nghĩa trang liệt sĩ đã trở thành những công trình văn hóa - du lịch lịch sử nổi tiếng như các nghĩa trang: Điện Biên Phủ, Trường Sơn, Đường 9…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cùng với việc xây dựng và không ngừng tu bổ các nghĩa trang liệt sĩ, nhiều công trình tưởng niệm liệt sĩ, tượng đài liệt sĩ, nhà bia liệt sĩ… đã được xây dựng khang trang. Tên của nhiều liệt sĩ tiêu biểu và danh tiếng đã được đặt cho tên đường, tên phố, nhà trường, bệnh viện, các công trình kiến trúc… có ý nghĩa giáo dục nhân văn sâu sắc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Từng bước giải quyết các vấn đề trợ cấp xã hội nhằm đảm bảo đời sống cho các đối tượng chính sách xã hội ở mức độ huy động và động viên cao nhất tiềm lực, khả năng của đất nước và nhân dân. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc tìm kiếm, xác minh, kết luận các trường hợp bị thương, hy sinh, tù đày, mất tích, nhiễm chất độc hóa học… còn tồn đọng đã được tích cực làm rõ; công tác tìm kiếm, phát hiện, quy tập mộ liệt sĩ được chú trọng và đã thu được kết quả, thể hiện sự trân trọng, biết ơn và ý chí, tình cảm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp nhân dân.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
III. Tiếp tục đẩy mạnh chính sách đối với người và gia đình có công</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, xác định những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020 với mục tiêu tổng quát là : Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thực hiện chính sách đối với người và gia đình có công là nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội cần tập trung hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân; động viên toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với người và gia đình có công.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Việc thực hiện đầy đủ các chính sách ưu đãi xã hội cần gắn với việc không ngừng hoàn thiện chính sách, chế độ, giải quyết các tồn đọng và bất hợp lý, sửa chữa sai lệch trong việc thực hiện chính sách, chế độ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, quy định của Nhà nước về những thành quả của công tác thương binh, liệt sĩ và người có công. Phát hiện kịp thời, khen thưởng xứng đáng, nhân diện rộng những nhân tố mới và điển hình tiên tiến xuất hiện trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, nhất là những tấm gương người và gia đình có công vượt khó, vươn lên tạo dựng cuộc sống mới và đóng góp tích cực cho đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa các chính sách ưu đãi người và gia đình có công; phát hiện và xử lý những bất hợp lý, chưa phù hợp hoặc không còn phù hợp thực tế cuộc sống; đẩy mạnh cải cách hành chính trong thực hiện chính sách; kịp thời sơ kết, tổng kết các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”; phổ biến kinh nghiệm các ngành, các cấp, các địa phương, cơ sở làm tốt công tác này; tăng cường quan hệ quốc tế, nhất là với hai nước Lào và Cam-pu-chia trong giải quyết các vấn đề liên quan tới thương binh, liệt sĩ và người có công.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa việc chăm lo những người thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội nhất là về lao động, việc làm, nhà ở, chăm sóc y tế, giúp đỡ phương tiện đi lại, chăm lo bảo đảm đời sống sinh hoạt và đáp ứng nhu cầu tâm lý, tình cảm. Tập trung xây dựng và phát triển Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” trên cơ sở phát huy tinh thần “hiếu nghĩa bác ái”, đề cao tình thương và trách nhiệm, huy động mọi nguồn lực xã hội; đồng thời, coi trọng việc phân bổ, sử dụng quỹ đúng đối tượng, dân chủ, công bằng, minh bạch.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chăm lo hơn nữa thế hệ mới, con của các đối tượng hưởng chính sách ưu đãi xã hội về học tập, việc làm và đời sống; chú trọng giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng của đất nước, quê hương, gia đình để bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức cách mạng, hình thành nên lớp công dân mới ưu tú, xứng đáng với những hy sinh, cống hiến vô giá của lớp lớp cha anh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nâng cao hơn nữa nghĩa vụ và trách nhiệm chính trị của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và vận động nhân dân thực hiện đầy đủ, đúng đắn các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chính sách đối với người và gia đình có công; tập trung giải quyết tốt các vấn đề còn tồn đọng sau chiến tranh; bảo đảm cho các đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công có mức sống trên mức sống bình quân của xã hội; đẩy mạnh việc tìm kiếm, quy tập mộ liệt sĩ và chỉnh trang, tu bổ, xây dựng mới các công trình ghi công các liệt sĩ đáp ứng tốt hơn nhu cầu tình cảm, tâm linh; khắc phục và hạn chế mức thấp nhất những thiếu sót, khuyết điểm của công tác quan trọng này.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong năm 2011, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt công tác chăm lo cho người có công với cách mạng. Đã xét duyệt cho 5.300 đối tượng mới để tổ chức thực hiện chính sách chế độ giải quyết trợ cấp cho người có công với tổng số tiền là 173,55 tỷ đồng. Thành phố cũng đã vận động gần 5,3 tỷ đồng của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố xây dựng Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Tiếp tục thực hiện chi trả tiền trợ cấp khó khăn cho người có công với tổng số kinh phí đã duyệt là 165.138,3 triệu đồng (thành phố đã có hỗ trợ thêm so với Quyết định số 471/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ). <br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nhân Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27 tháng 7 năm 2011), thành phố đã tổ chức thăm hỏi tặng quà cho 129.390 người với tổng kinh phí 41,613 tỷ đồng (trong đó, ngân sách Trung ương 10,974 tỷ đồng, ngân sách thành phố 26,978 tỷ đồng, ngân sách quận - huyện 3,661 tỷ đồng). Xây dựng 79 nhà tình nghĩa với số tiền 5,75 tỷ đồng; chống dột 123 căn nhà với kinh phí 1,5 tỷ đồng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tổ chức chăm lo Tết Tân Mão 2011 cho 242.657 người diện chính sách với số tiền 122,053 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương 10,372 tỷ đồng, ngân sách thành phố 94,954 tỷ đồng, ngân sách các quận - huyện 11,748 tỷ đồng, ngân sách phường - xã 1,358 tỷ đồng và các nguồn vận động đóng góp của các tổ chức đoàn thể, công ty, xí nghiệp và cá nhân ủng hộ 3,621 tỷ đồng).</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Kỷ niệm 65 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý; các tầng lớp nhân dân đồng thuận hưởng ứng; phát huy thế và lực mới của đất nước; vượt qua khó khăn, thách thức, công tác chăm lo người và gia đình có công chắc chắn sẽ đạt nhiều thành tựu mới, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<strong>BAN TUYÊN GIÁO THÀNH ỦY <br />
</strong><br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>