<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tọa đàm Góc nhìn truyền thông sinh viên - Nhìn nhận sứ mệnh và vai trò </span></span></strong><br />
</span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">truyền thông </span></span></strong><br />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nằm trong chuỗi Chương trình "Sinh viên sáng tạo với truyền thông" của tuần lễ "Sinh viên sáng tạo", ngày 6/10/2012 vừa qua, tại Phòng B201 - Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (279, Nguyễn Tri Phương, Quận 10), Tọa đàm "Góc nhìn truyền thông sinh viên" đã được tổ chức và thu hút đông đảo sinh viên đến từ các CLB/ Đội/ Nhóm, Ban truyền thông của các trường đại học, cao đẳng trong thành phố thuộc cụm 5 như: ĐH Ngoại thương CS2, Đại học Ngân hàng, ĐH Bách khoa, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Văn Lang, CĐ Kinh tế TPHCM, CĐ Kĩ thuật Cao Thắng,...</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center; "><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="298" src="truyen%20thong%20sv%201(1).JPG" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify; "><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Sau đoạn clip ngắn thể hiện tổng quan tình hình công tác truyền thông ở các cơ sở Hội cũng phần nào nêu ra tầm quan trọng của truyền thông sinh viên trong sự phát triển không ngừng của xã hội là phần tham luận, chia sẻ của nhiều đơn vị thực hiện hiệu quả công tác truyền thông trong thời gian qua như: "Góc nhìn và cách làm mới hoạt động truyền thông công tác Hội và phong trào sinh viên" từ Ban Truyền thông - Hội Sinh viên trường ĐH Ngoại thương CS2 tại TP. Hồ Chí Minh, hay các làm của Ban thông tin và truyền thông trường ĐH Ngân hàng sau năm hoạt động đã gặt hái được những thành công nổi bật cùng chia sẻ về cơ cấu tổ chức, thực hiện công tác truyền thông từ Nhóm truyền thông sinh viên (Scommunications)- Trường ĐH Kinh tế TPHCM.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong phần đánh giá hiệu quả, anh Anh Giang Ngọc Phương – Đại diện Mạng xã hội Zing Me – đối tác bảo trợ thông tin của Hội Sinh viên Thành phố, Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh viên TP, cũng chia sẻ về kinh nghiệm phát hành tờ báo nội san đầu tiên vào năm 1997 khi anh còn theo học tai trường ĐH Ngoại thương với mong muốn truyền đạt đến sinh viên thuộc các ban truyền thông rằng: "Truyền thông sinh viên trước hết là tự lực, là sinh viên thì phải gắn với sáng tạo, không bị bó buộc trong bất kỳ giới hạn nào. Mỗi thời kỳ có một cách sáng tạo riêng!"</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nói về thực trạng công tác truyền thông công tác Hội và phong trào sinh viên hiện nay tại các trường, khó khăn nhất là ở chỗ chỉ có chưa đến 50% các trường ĐH có ban truyền thông riêng và hoạt động truyền thông sinh viên chỉ thực sự được chú ý, tập trung trong thời gian gần đây trong khi rõ ràng những phương pháp truyền thông mới (đa phương tiện) có hiệu quả hơn rất nhiều so với phương pháp cũ (văn bản giấy). Đến với buổi tọa đàm cũng có sự góp mặt của anh Phước Tuần - Báo Tuổi Trẻ, chia sẻ với tư cách 1 người đã từng làm, từng đi trước, đã nêu thực trạng công tác truyền thông sinh viên các trường còn đặc thù nội bộ, chưa tập trung quảng bá hoạt động Đoàn – Hội ra bên ngoài và vẫn còn hạn chế trong việc liên kết với phóng viên, báo đài. Về vấn đề này, anh Giang Ngọc Phương cũng phát biểu: "Cần phải xác định sứ mệnh truyền thông, phải làm thế nào để sinh viên làm truyền thông và đi truyền thông; yêu cầu đặt ra là thông tin phải nóng- nhanh- gọn- dễ hiểu - hấp dẫn và tính chính trị giáo dục được lồng ghép một cách nhẹ nhàng.... Bên cạnh đó, khi đánh giá hiệu quả truyền thông, cần phải đánh giá nhiều kênh nhiều chiều, ngoài đánh giá nội bô; người tham gia, thực hiện, không thể bỏ qua "đối tượng thứ ba"- người vô tình được ảnh hưởng bởi sự kiện truyền thông!"</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="448" height="298" src="truyen%20thong%20sv.JPG" alt="" /></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Phần sôi nổi và đang chú ý nhất có lẽ là phần chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi của các ban truyền thông từ các trường đại học với nhau. Các bạn đã mạnh dạn nêu ra những khó khăn thực tế, tích cực đặt câu hỏi cũng như thành thật chia sẻ với nhau những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác truyền thông.<br />
<br />
Cuối buổi tọa đàm, anh Lâm Đình Thắng - UV Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành Đoàn TP. HCM, cũng chia sẻ những trăn trở, quan tâm của riêng anh trong công tác truyền thông hiện nay: "Truyền thông sinh viên ngoài chú ý về kĩ thuật, quản lý tổ chức thì điều cốt yếu là phải xác định mục tiêu truyền thông, có phương pháp khắc phục những thực trạng trong công tác truyền thông Đoàn – Hội hiện nay... Chúng ta cần nhờ vào sinh viên trở thành đồng tác giả cộng hưởng cùng hoạt động truyền thông, có kế hoạch lâu dài, phương tiện truyền thông đa dạng, sáng tạo và biết lựa chọn phương thức phù hợp. Bên cạnh đó, cần tăng cường kết nối với báo chí, đầu tư chất lượng sản phẩm, tập trung vào ý nghĩa của hoạt động cứ không phải tính sự kiện của hoạt động..."</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Buổi tọa đàm khép lại mang đậm nhiều dấu ấn, dường như đã trở thành một buổi trò chuyện trao đổi, chia sẻ của những "người trong nghề". Tuy thời gian có hạn nhưng chắc chắn rằng, HSV Thành phố đã có cái nhìn cụ thể hơn về công tác truyền thông sinh viên của cấp cơ sở ban truyền thông các trường đại học có dịp chia sẻ với nhau những khó khăn cũng như kinh nghiệm hoat động, từ đó nhận thức được tầm quan trong của công tác truyền thông đối với tổ chức Đoàn – Hội và đề ra những cách giải quyết hợp lý và phương thức làm việc mới. Mong rằng công tác truyền thông sinh viên sẽ ngày càng phát triển và vững mạnh, hoạt động Đoàn – Hội được truyền tải rộng rãi và gần gũi với thanh niên, sinh viên, giúp họ sống đẹp, góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>SCOMs- ĐH Kinh tế<br />
</strong><strong><em>Theo HSV<br />
</em></strong><br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>