<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong> Giáo dục hệ thống giá trị văn hóa dân tộc – Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam cho thanh niên các trường Đại học, Trung học chuyên nghiệp</strong></span></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bảo tồn và phát huy các giá trị dân tộc là một yêu cầu, một nhiệm vụ cơ bản nhằm xây dựng, phát huy động lực của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong quá trình phát triển. Do đó, tìm kiếm các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó là hết sức cần thiết. Một trong những nhiệm vụ cơ bản là giáo dục có hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam, chủ yếu là chủ nghĩa yêu nước, trong một số trường đại học, trung học chuyên nghiệp, trường chính trị, trường hành chính, trường đoàn thể.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img src="Hinh%201%20-%20Copy.jpg" width="448" height="298" alt="" /></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tiết mục Trống hội non sông do các bạn sinh viên trường ĐH KHXH&NV TP.HCM biểu diễn trong chương trình Điểm hẹn Nhân văn lần I.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong những thập kỷ vừa qua, trên lĩnh vực này chúng ta đã nghiên cứu và bắt đầu có ý thức rõ rệt hơn, thực hiện nhiệm vụ và giải pháp nói trên. Ngoài các hình thức tuyên truyền giáo dục mang tính chất hội thi, sinh hoạt văn nghệ, thông tin đại chúng, chúng ta đã bắt đầu xây dựng một số tài liệu tương đối có hệ thống để giúp người học tiếp cận các giá trị văn hóa dân tộc. Trên lĩnh vực này cũng có một số ít nhiều sách quý, có tác dụng nhất định đã cung cấp cho thế hệ trẻ những hiểu biết về cội nguồn dân tộc và một số giá trị văn hóa của nó. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tuy vậy, trước thực tế và yêu cầu phát triển hiện nay về phát huy nội lực của dân tộc trong đó đặc biệt là về mặt văn hóa, vấn đề phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đồng thời những tác động của nển kinh tế thị trường công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hòa nhập với đời sống toàn cầu đặt ra những vấn đề cấp bách xung quanh vấn đề bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Mặt khác, trong nhận thức và tâm thức, đặc biệt trong giới trẻ kể cả sinh viên tốt nghiệp các trường đại học thì những nhận thức về các giá trị văn hóa dân tộc còn sơ sài, hụt hẫng, ít có chiều sâu. Một số cuộc nghiên cứu, điều tra xã hội học và những người trực tiếp giảng dạy khoa học xã hội đã đi đến nhận định rằng, kiến thức khoa học xã hội, nhân văn ở sinh viên không bằng sự hiểu biết của họ về khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật; những hiểu biết về lịch sử và văn hóa dân tộc, những danh nhân văn hóa, những nhà tư tưởng Việt Nam không đủ mức cần thiết và không bằng những hiểu biết của họ về thế giới, về các ngôi sao thể thao, âm nhạc hiện đại. Giới trẻ đổ xô vào học các môn kinh tế, kỹ thuật, coi nhẹ các môn khoa học nhân văn, văn hóa dân tộc, tuy có mặt dễ hiểu, do đòi hỏi của thời cuộc, sự nhạy cảm của học trước yêu cầu phát triển, nhưng điều nói trên là không bình thường, thậm chí nếu kéo dài thực trạng ấy thì sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người quan tâm vấn đề này tỏ ra lo lắng là xã hội mình sẽ đi về đâu?</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Dân tộc mình, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam sẽ như thế nào khi có khoa học công nghệ hiện đại, nhưng bản sắc dân tộc mờ nhạt, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, giá trị văn hóa dân tộc không được thấm nhuần làm định hướng cho nhân cách và xã hội?</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chúng ta tin giới trẻ như là một hướng tất yếu, rằng họ sẽ hơn thế hệ cha anh, nhưng muốn hơn, đặc biệt về mặt khoa học xã hội, nhân văn và văn hóa dân tộc thì Đảng và Nhà nước, các thế hệ đi trước có nhiều kinh nghiệm, hệ thống giáo dục và đào tạo phải sớm giúp cho họ trang bị và tự trang bị kiến thức về những kiến thức đó, đặc biệt là hệ thống các giá trị dân tộc. Nguyên nhân của thực trạng đáng lo nói trên chủ yếu không phải là giới trẻ mà là từ cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề của Đảng và Nhà nước, của các Viện nghiên cứu, của hệ thống giáo dục, của các thầy, cô giáo trên lĩnh vực này. Phải thừa nhận rằng, chúng ta còn coi nhẹ giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, coi nhẹ giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc ở tầm cơ bản, hệ thống, và chưa có những hình thức giáo dục thích hợp. Công tác nghiên cứu về hệ thống các giá trị văn hóa dân tộc ở tầm lý luận và thực tiễn sinh động còn tụt hậu so với yêu cầu thực tế. Ngay trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, khi tổ chức Liên hiệp quốc đề cao văn hóa dân tộc, chúng ta càng tin tưởng hơn. Từ lâu, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức và phát huy vai trò văn hóa trong kháng chiến và kiến quốc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh mới, vấn đề lại đặt ra một cách mới, cần nhận thức lại vấn đề này một cách thực chất để có được những quyết định đúng đắn, góp phần đắc lực tạo chuyển biến tình hình trong việc giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc đối với giới trẻ, đặc biệt trong hệ thống nhà trưởng trung – đại học.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chúng ta tiến hành giáo dục về văn học sử, lịch sử dân tộc (thông sử) và lịch sử Đảng, các học phần đó thắm đượm những giá trị văn hóa dân tộc, sinh động dễ hiểu, nhưng có khi nó bị che lắp bởi các sự kiện. Việc giáo dục văn hóa - văn nghệ thông qua chương trình văn học sử nước nhà, đó cũng là một hình thức sinh động, giáo dục các giá trị văn hóa dân tộc bằng hình tượng, bằng cảm xúc, nhưng nó chưa đủ sức tạo ra một nhận thức cơ bảnvề giá trị văn hóa dân tộc. Chúng ta bắt đầu học môn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” ở một số trường. Kết quả thế nào cần phải tiếp tục đánh giá. Nhưng tầm lý luận và vị trí của nó như thế nào trong hệ thống nhận thức về tư tưởng, văn hóa dân tộc còn là một việc đáng bàn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong giáo dục, chúng ta có chương trình học về chủ nghĩa Mác – Lênin, về tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là các trường đại học và trung học chuyên nghiệp còn rất ít. Trong giáo dục khoa học xã hội và nhân văn, chúng ta nhấn mạnh nền tảng và có tính hạt nhân là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là đúng. Nhưng nếu không giáo dục đầy đủ ở mức cần thiết những tri thức khoa học xã hội và nhân văn mà loài người đã đạt được trong thời đại ngày nay, và đặc biệt là về các giá trị tư tưởng, văn hóa dân tộc thì nền tảng đó không có cơ sở vững chắc, không được phong phú hóa, kém sức sống, hạn chế động lực phát triển. Chính vì thế cần phải đặt đúng vị trí của giáo dục giá trị văn hóa dân tộc như là một trong những thành tố, môn học cơ bản, mang tính nguồn gốc để phát triển trí tuệ và tâm thức về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn nhằm thức dậy và tạo nên nguồn lực trong con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong thời đại ngày nay.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Các giá trị văn hóa của dân tộc đề cập ở đây có cả mặt lịch sử của vấn đề, tức là mặt lịch đại, nhưng nên quan tâm cả mặt lôgic, mặt đồng đại. Chúng ta phải nghiên cứu, khái quát xây dựng hệ thống bài giảng, hệ thống chuyên đề nghiên cứu trong cả các nhà ngiên cứu và giáo dục, cả trong các thế hệ trẻ và sinh viên. Cần phải thống nhất các hệ thống giá trị cơ bản chủ yếu xét cả mặt tư tưởng, mặt trí tuệ, mặt ý thức, ý chí, mặt văn hóa nghệ thuật và đời sống, mặt hành động.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có thể nhìn một cách khái quát nhất để tìm ra hằng số các giá trị văn hóa ấy trên bốn phưong diện chủ yếu sau đây: Một là, chủ nghĩa yêu nước, tương thân, tương ái, bao dung của dân tộc Việt Nam; hai là, ý chí quật cường, bất khuất, anh hùng trong đấu tranh, cần cù trong lao động; ba là, tinh thần đoàn kết, tính cộng đồng gắn nhà với làng và đất nước, tinh thần lạc quan yêu đời, bản lĩnh tự lực tự cường của dân tộc ta; bốn là, trí tuệ và nghệ thuật bảo vệ nền độc lập, xây dựng đất nước trong lao động sản xuất. Những mặt đó tạo thành các giá trị tinh thần cơ bản trong truyền thống văn hóa Việt Nam, hệ tư tưởng, trí tuệ của dân tộc Việt Nam trong lịch sử. Nói khái quát hơn đó là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam, mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Đó là một cội nguồn để Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với trí tuệ của thời đại, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, vươn lên đỉnh cao trí tuệ, tư tưởng, đạo đức và văn hóa của dân tộc trong thời đại ngày nay. Do đó, người ta thường nói, thế giới còn đổi thay, nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục soi đường cho dân tộc Việt Nam hướng về tương lai, soi đường cho các dân tộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, giàu mạnh và tiến bộ trong những nhiều thế kỷ tới.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có thể khẳng định rằng, nếu không hiểu sâu sắc cội nguồn tư tưởng và văn hóa dân tộc với các giá trị đặc sắc của nó, tất nhiên không chỉ là thuần khiết Việt Nam mà đã tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của nền văn minh của dân tộc khác như chúng ta đã biết, sẽ không tiếp thu đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin, trí tuệ của thời đại.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nắm vững và giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, không phải là hoài cổ mà là trở về cội nguồn, về gốc từ đó lấy lại sức sống trong bản sắc và bản lĩnh của mình để phát huy trong thế giới đầy biến động. Nho giáo ngày xưa nặng về giáo dục tư trưởng cổ truyền đã có một tác dụng nhất định, nhưng lại ít chú ý hướng về tương lai; chỉ ghi nhớ là chính, ít khám phá và sáng tạo, tách hiểu biết xã hội, nhân sinh khỏi tự nhiên, hơn nữa chưa nắm được quy luật phát triển của xã hội nên nhìn chung là xã hội phương Đông đã trì trệ, thua kém phương Tây, nhất là về mặt kinh tế và kỹ thuật, mặc dù thời xưa phương Đông đã có một thời có những nền văn ninh Đông Nam Á, Đông Sơn – Hùng Vương, văn minh phát triển hơn phương Tây mà văn minh Trung Quốc xưa kia là những ví dụ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chúng ta không thể khắc phục sự lệch lạc nói trên chỉ bằng cách coi trọng khoa học tự nhiên và kỹ thuật, và coi nhẹ khoa học xã hội và nhân văn, coi nhẹ các giá trị văn hóa dân tộc. Muốn đưa đất nước phát triển theo con đường giàu mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì phải phát triển đồng đều cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học kỹ thuật và môi trường; kiến thức về thế giới và kiến thức về Việt Nam, kiến thức về phương Đông. Đặt vấn đề như vậy càng thấy tầm quan trọng của việc giáo dục có hệ thống, các giá trị tư tưởng, văn hóa dân tộc. Đối với người Việt Nam mà không học kỹ về khoa học lịch sử, về khoa học văn hóa Việt Nam, về các danh văn hóa, nhà tư tưởng và những phẩm chất của con người Việt Nam cũng tức là “dân tộc học” Việt Nam sẽ không tiếp thu và phát triển đúng đắn những tri thức khoa học xã hội và nhân văn của thời đại, cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thực tế và lịch sử, các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là bộ lọc, là cơ sở để tiếp thu các giá trị văn hóa khác. Thiết tưởng rằng, điều đó không phải chứng minh. Nhưng hiểu đúng, thống nhất nhận thức để hành động không phải là dễ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong hệ thống giáo dục trung và đại học, kể cả hệ thống trường chính trị, trường đoàn thể, cần phải đầu tư xây dựng chương trình, hệ thống bài giảng về các giá trị tư tưởng, trí tuệ và văn hóa dân tộc. Và phải đào tạo một đội ngũ giáo viên, báo cáo viên giỏi, nắm vững kiến thức và có nghệ thuật diễn giảng trên lĩnh vực này. Có như thế và cùng với những hình thức giáo dục, tuyên truyền cụ thể sinh động khác trên báo chí, truyền thông, sinh hoạt văn nghệ, văn hóa đời sống, nó sẽ tạo ra cho thế hệ trẻ nắ vững cội nguồn, không mất gốc, phát huy và bảo vệ bản sắc dân tộc, hòa nhập với thế giới đương đại mà không hòa tan, làm cái bóng mờ của người khác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Có như thế, mới đưa nước nhà phát triển trở thành một dân tộc không chỉ giàu mạnh, hùng cường mà còn thật sự là một dân tộc có văn hiến và văn hóa lâu đời trên một dòng chảy nhất quán của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam không thiên về bản thể luận hay nhận thức luận mà thiên về hành động luận.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Phải nghiên cứu, học tập chủ nghĩa nhân văn Việt Nam như một hệ thống với chiều sâu triết học nhân sinh của nó. Từ đó mà phong phú hóa trên các phương diện cụ thể. Cần khắc phục sự nghiên cứu và giáo dục tản mạn, phân tán, nặng về mô tả, không làm rõ nền tảng hạt nhân tư tưởng và văn hóa của nó, nên khó tô đậm sâu trong lòng người học. Chủ nghĩa nhân văn như nói ở trên là truyền thống văn hóa và trí tuệ Việt Nam. Thế hệ các nhà khoa học xã hội và nhân dân Việt Nam hiện nay phải hệ thống hóa làm sâu sắc nó trong cả nghiên cứu giáo dục.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: right;"> <span class="Apple-tab-span" style="font-family: Arial; font-size: small; white-space: pre;"> </span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre;"> </span> </span><strong><span style="font-family: Arial;"> Th.S HÀ TRUNG THÀNH</span></strong></span></div>
<div><em>
<div style="text-align: right;"> </div>
</em></div>
<div style="text-align: right;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh</span></span></em></div>
</meta>
</div> </html>