<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thái Lam Uyên – Luôn mỉm cười và sống hết mình</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Tốt nghiệp cấp 3, Lam Uyên phân vân không biết thi ngành nào thì được một người quen hướng dẫn thi vào ngành y phù hợp với sức học và sở trường. Càng học, Uyên càng cảm thấy thích chuyên ngành mình đã lựa chọn và quyết định sau này sẽ theo ngành y khoa. Hiện Uyên đang công tác tại khoa xét nghiệm bệnh viện Nhiệt Đới (TP.HCM).<br />
<br />
<strong>Nhiều ý tưởng sáng tạo trong chuyên môn</strong><br />
<br />
Khoa xét nghiệm bệnh viện Nhiệt Đới là khoa xét nghiệm kỹ thuật cao, với các trang thiết bị hiện đại. Tuy là một khoa chung nhưng hoạt động chuyên môn độc lập, với 4 chuyên khoa khác nhau gồm: Lab. Sinh Hóa, Lab. Huyết Học, Lab. Vi sinh, Lab. Sinh học phân tử, do đó trong thời gian qua việc nhận mẫu xét nghiệm được chia làm 4 nơi, 4 bộ phận quản lý khác nhau theo kiểu thủ công rời rạc. Vì vậy, với mong muốn hiện đại hóa khoa xét nghiệm, tận dụng công nghệ của hệ thống mạng HIS, Lam Uyên và vài đồng nghiệp đã mạnh dạn triển khai quy trình nhận mẫu trong phòng xét nghiệm hiện đại hơn thích ứng với tình hình chung. Thay vì phải ghi sổ nhận mẫu một cách thủ công, áp dụng mạng HIS vào khâu nhận mẫu, không phải ghi sổ nữa mà nhập và lấy thông tin của bệnh nhân trực tiếp trên máy vi tính. Mọi người sẽ không phải vừa ghi mẫu nhận được vào một cuốn sổ vừa phải nhập phiếu, thì nay gộp 2 khâu lại, nhập và xuất dữ liệu mẫu nhận được vào ngày hôm sau. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="298" alt="" src="kham%20va%20phat%20thuoc%20tai%20xa%20thanh%20an%20-%20Can%20gio.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Lam Uyen khám và phát thuốc cho người dân xã Thạnh An huyện Cần Giờ</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Đồng thời, Lam Uyên đề xuất sắp xếp công việc trong tháng cho nhân viên trong phòng trước một tháng để họ có thể chủ động trong công việc, và từ từ giảm áp lực về sự thay đổi. “Vì thay đổi cách làm việc cũ sang cách làm việc mới nên sáng kiến này cũng mất khoảng 3 tháng để có thể nhận được sự chấp nhận của mọi nguời. Trong thời gian đó, tôi đã chủ động làm tư tưởng phân tích những mặt được trong sáng kiến này đến họ. Hiện giờ thì việc nhận mẫu đã trở nên quen với mọi người và không còn thấy áp lực. Ngoài ra, sáng kiến này đã mang lại lợi ích là vi tính hóa được khâu nhận mẫu, các cô chú lớn tuổi có thế làm exel mà trước đây đó là điều khó khăn. Hiện tại, bệnh viện đã tổ chức thành công đơn vị nhận mẫu tập trung tại khoa và đào tạo được khoảng 70% nhân viên về phương pháp nhận mẫu tập trung và công việc chuyên môn của khoa. Đây là điểm tích cực đáng lưu ý nhất của ý tưởng này”, Lam Uyên vui vẻ cho biết.<br />
<br />
Những năm 2011 – 2012, nhận thấy dịch bệnh tay chân miệng gia tăng nhanh chóng, Lam Uyên phối hợp hỗ trợ đồng nghiệp thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát kiến thức, thái độ hành vi của thân nhận bệnh nhân tay chân miệng điều trị nội trú tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới”. Nội dung khảo sát trên tờ bướm chủ yếu là kiến thức về bệnh tay chân miệng và cách thức chăm sóc trẻ như thế nào nhằm có biện pháp ngăn ngừa hiệu quả. “Khó khăn gặp trong đề tài này là khi thu thập số liệu từ những người thân chăm sóc trẻ, hầu hết họ không biết nhiều về bệnh tay chân miệng, nên khi lấy thông tin từ họ rất khó khăn. Có một kỉ niệm đáng nhớ trong quá trình thực hiện đề tài này là khi khảo sát một thân nhân đang có con điều trị tay chân miệng ngoại trú tại khoa. Khi được hỏi, anh không hề biết bệnh tay chân miệng và kiến thức về nó. Mình phải giải thích cho anh sơ lược và căn kẽ về căn bệnh. Sau lần đó, mình cảm thấy rất vui vì đã giúp đỡ được một thân nhân có kiến thức để chăm sóc cho con họ”. Đề tài đã được đánh giá rất cao về hiệu quả xã hội, là nhân tố xác định hướng chăm sóc đúng có tác dụng ngăn chặn và phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm cho trẻ em.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>Cô Bí thư chi đoàn không ngại khó</strong><br />
<br />
Hoạt động Đoàn là một phần trong cuộc sống của Lam Uyên. Theo chị, “thành công trong công tác Đoàn là nhờ sự giúp đỡ và hợp tác của Ban chấp hành Đoàn cơ sở và sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn Đoàn viên thanh niên”.<br />
<br />
Chia sẻ về điều tâm đắc nhất trong công tác Đoàn trong năm 2012, chị Uyên tâm sự: “Mình đã mạnh dạn, chủ động xin tổ chức ngày hội Thanh niên chào mừng ngày thành lập Đoàn 26/3, khi mình tổ chức hoạt động này chị bí thư đoàn cở sở cũng rất e dè nhưng mình đã làm được và có rất đông các bạn đoàn viên tham gia”. Kết qủa ngoài mong đợi là ngày hoạt động sôi nổi đó cũng đã có rất nhiều bạn xin tham gia sinh hoạt Đoàn, đồng thời mang lại hình ảnh mới cho Đoàn. <br />
Dự định trong năm 2013, Lam Uyên nói: “Mình sẽ cố gắng đưa phòng Sinh hóa đạt được chuẩn ISO 15189 và hành động tháng thanh niên “văn minh trong bệnh viện” trong chi đoàn. Với châm ngôn “luôn mỉm cười và sống hết mình”, mong rằng những kế hoạch của chị thành hiện thực trong tương lai.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong><br />
NGUYÊN ANH<br />
</strong><br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>