<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Đi để sẻ chia</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khi còn bé, anh Hoàng Nguyên Khanh đã có ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người, ước mơ ấy cứ lớn dần theo anh để bây giờ được làm việc tại bệnh viện Truyền máu huyết học, anh tâm niệm đem hết khả năng của mình để chăm sóc cho mọi người.<br />
<br />
<strong>Gọi là đi </strong><br />
<br />
Tốt nghiệp ĐH Y Dược TP.HCM, bác sĩ Hoàng Nguyên Khanh về công tác tại bệnh viện Truyền máu huyết học, nơi anh liên tục cho ra đời nhiều sáng kiến cải tiến trong quá trình công tác.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="336" alt="" src="1.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><em>Bác sĩ Hoàng Nguyên Khanh khám bệnh cho người dân nghèo</em></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hằng ngày, bệnh viện tiếp nhận và điều trị các bệnh lý máu ác tính, thường có số lượng bạch cầu cao và dễ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng và có thể gây ra tử vong (20%-40%) với các biểu hiện tắc mạch máu, ứ trệ tuần hoàn, tăng độ quánh máu…Trong khi đó, y học thế giới phát triển và có những phương pháp điều trị bệnh lý này. Sau những chuyến đi công tác, học tập tại Bỉ cùng với thời gian hơn 1 năm mài mò, nghiên cứu tư liệu, bác sĩ Nguyên Khanh đã đưa phương pháp chiếc tách tế bào bằng máy tự động vào ứng dụng thưc tế. Hiệu quả công trình nghiên cứu điều trị này đã làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm trong vòng 2 tuần đầu tiên của bệnh và cải thiện nhanh tình trạng lâm sàng và huyết học của bệnh nhân bệnh lý máu ác tính. Bên cạnh đó phương pháp này cũng giúp rút ngắn thời gian nằm viện và nhanh chóng đưa bệnh nhân vào điều trị hóa trị. <br />
<br />
Thành công với phương pháp điều trị mới nhưng không ít những khó khăn khi chỉ có mình anh vận hành và sử dụng được kỹ thuật này. Hơn nửa năm, anh luôn trong tình trạng làm việc cao độ nhiều lúc xong ca trực về nhà chợp mắt chưa đầy 2 tiếng đồng hồ thì phải lập tức vào bệnh viện điều trị cho bệnh nhân. Thời gian anh ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà “Khi chọn nghề bác sĩ có nghĩa mình phải chấp nhận hi sinh thời gian dành cho gia đình vì bệnh nhân khi nhập viện họ cần bác sĩ chăm sóc và chuẩn đoán bệnh kịp thời. Nghề y là nghề thực hành trên cơ thể con người nên mỗi người bác sĩ luôn phải có cái tâm với nghề” bác sĩ Nguyên Khanh chia sẻ.<br />
<br />
<strong>Đi để cảm nhận yêu thương </strong><br />
<br />
Khi còn là một chàng sinh viên y khoa, bác sĩ Nguyên Khanh đã đặt chân đến rất nhiều nơi để khám chữa bệnh và phát thuốc cho người dân nghèo, có khi đó là những đồi núi cao hiểm trở hay nơi biên cương hải đảo… Mỗi chuyến đi với anh là một hành trình trải nghiệm, đi để cảm thấy mình có ích cho đời, đi để nhận được sự yêu thương “Đối với tôi, đi từ thiện không chỉ là cho đi mà là để nhận lại nhiều yêu thương trìu mến của người dân. Vì thế, mỗi chuyến đi với tôi là mỗi cuộc hành trình của yêu thương và hạnh phúc”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="336" src="2.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Bác sĩ Nguyên Khanh không thể nào quên câu nói của một cụ bà ở đảo Nam Du – Kiên Giang “Bác sĩ là người đầu tiên khám bệnh cho tôi”; có những nơi xa xôi hẻo lánh, người dân nơi đây sống hơn nửa đời người mà không biết đến viên thuốc, bác sĩ. Tuy bận rộn với công việc chuyên môn nhưng cuối tuần, anh luôn dành thời gian kết hợp với các nhóm từ thiện đi khắp nơi. Bác sĩ Nguyên Khanh cho biết những chuyến đi từ thiện ấy, là những kỷ niệm, là “gia tài” quý nhất nuôi dưỡng tâm hồn người bác sĩ mỗi khi gặp phải những khó khăn hay áp lực trong công việc. <br />
<br />
Bác sĩ Hoàng Nguyên Khanh tâm sự: “Ở đời có hai nghề người ta trân trọng gọi là thầy: Thầy giáo và thầy thuốc; bản thân là bác sĩ tôi mãi yêu nghề mình đã chọn và cống hiến hết mình để làm trọn nghĩa vụ của một người mà nhân dân gọi là thầy thuốc”. <br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>MAI THANH</strong><br />
<br />
<br />
<br />
<br />
</span></span></div> </html>