<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nguyễn Phú Hương Lan – Tấm lòng người thầy thuốc sáng mãi</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ba làm bác sĩ nên ngay từ nhỏ, môi trường bệnh viện cùng những bệnh nhân nghèo cứ thôi thúc Nguyễn Phú Hương Lan trong những lần vào cơ quan ba. Tốt nghiệp Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Hương Lan chọn cho mình Bệnh viện Nhiệt đới công tác với mong muốn giản dị: góp phần phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân bị bệnh.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Trăn trở cùng nỗi đau người bệnh</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><strong><span style="font-size: small;"><img width="448" height="336" src="DSC03694.jpg" alt="" /></span></strong></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-size: small;">Bác sĩ Hương Lan - áo blouse trắng tham gia chuyến từ thiện ở Quy Đức</span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong quá trình công tác, bác sĩ Hương Lan nhận thấy Acinetobacter spp. và Pseudomonas spp là 2 vi khuẩn gây nhiễm khuẩn bệnh viện nguy hiểm và thường gặp nhất. Hai vi khuẩn này có khả năng đề kháng kháng sinh cao. Hiện tại đã kháng các kháng sinh mới nhất nên chi phí điều trị rất mắc tiền, quá trình chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn cũng tốn nhiêu thời gian. Chị đã mạnh dạn đề xuất khảo sát tình hình mức độ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Acinetobacter spp. và Pseudomonas spp. tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ 01/2010 đến 12/2010. Chị cho biết: “Tiền kháng sinh bệnh nhân chi trả có thể hơn cả 10 triệu trong một tuần điều trị làm tôi xót xa rất nhiều, đặc biệt đối với bệnh nhân nghèo. Nghiên cứu này khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của 2 vi khuẩn hiện tại tại BV Bệnh Nhiệt đới nhằm giúp cho bác sĩ của bệnh viện có hướng điều trị kháng sinh chính xác và tích cực ngay từ đầu. Từ đó tiết kiệm chi phí và giúp bệnh nhân mau lành bệnh hơn. Mặt khác, những kết quả khảo sát cung cấp số liệu kháng thuốc năm 2010 nhằm góp phần đề ra hướng sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi và nhiễm trùng bệnh viện trong các năm sau.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Là một bác sĩ vi sinh lâm sàng, hằng ngày nhìn thấy bệnh nhân bị viêm gan, xơ gan gian đoạn cuối điều trị tại bệnh viện ngày càng nhiều cũng như lượng bệnh nhân bị nhiễm trùng dịch báng trong nhóm bệnh bị xơ gan cũng tăng, bác sĩ Hương Lan không khỏi xót xa. Việc sử dụng kháng sinh điều trị các nhiễm trùng dịch báng là một vấn đề phức tạp, do bệnh nhân gan thường được điều trị kháng sinh dự phòng nhiễm trùng trước đó. Nếu xác định được loại vi trùng nào gây nhiễm trùng dịch báng (dịch màng bụng) thì sẽ sử dụng loại kháng sinh đúng để điều trị. Trước đây, với tỷ lệ dịch màng bụng 2 ml tăng sinh vào dung dịch Brain-heart infusion (BHI) 5ml, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn rất thấp khoảng 1%. Chị bộc bạch: “Mình cứ thao thức mãi. Cuối cùng, mình quyết định đề xuất thực hiện tăng sinh lượng dịch màng bụng 8-10 ml vào dung dịch Brain heart infusion 9 ml để tăng tỷ lệ phân lập vi khuẩn. Tỷ lệ tăng sinh là 1: 1. Sở dĩ mình chọn thể tích trên vì trong khoa vi sinh sẵn có chai thể tích 20 ml để tận dụng, không cần phải tìm mua bên ngoài”. Ý tưởng trên được sự đồng tình và đánh giá cao của Ban giám đốc và Hội đồng chuyên môn bệnh viện, nghiệm thu và đưa vào áp dụng tại bệnh viện. Kết quả không phụ lòng người mạnh dạn tìm ra cái mới, tỷ lệ cấy dương tính của bệnh nhân tăng từ 1% lên 5 %. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Những sáng kiến tuyệt vời với những hiệu quả chuyên môn cao, bác sĩ Hương Lan nhận được sự yêu thương và tin tưởng của Ban giám đốc và anh chị em đồng nghiệp nhiều thành tích của Sở Y tế cũng như lãnh đạo bệnh viện Nhiệt đới. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">“Làm những việc mình thích!”</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Đó là châm ngôn sống giản dị nhưng đầy ý nghĩa của bác sĩ Hương Lan. Với chị, những việc mình thích là được sống cống hiến với công việc chuyên môn, dành thời gian cho gia đình nhỏ và một phần không thể thiếu : công tác Đoàn. Chị chia sẻ: “Đảm nhiệm công việc Bí thư Đoàn Bệnh viện Nhiệt đới, mình cảm thấy công tác Đoàn là môi trường năng động, giúp mình có cái nhìn tích cực về khả năng của thanh niên và các nguồn lực xã hội. Đó là “tầm nhìn” là không phải bất kì một môi trường nào bạn cũng có thể học được”. <br />
<br />
Nhắc về kỉ niệm đáng nhớ nhất của mình trong hoạt động Đoàn, chị bồi hồi: “Đối với mình, mỗi lần hoạt động là một sự trải nghiệm quý giá. Nhưng có một kỉ niệm mà mình luôn nhớ mãi đó là lần đi thăm mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Trong tại xã Quy Đức huyện Bình Chánh. Đường vào nhà mẹ nước lên chỉ còn khoảng nửa mét để xe 2 bánh chạy. Khi chạy xe, mình cứ tưởng bị lọt ruộng. Vào thăm Mẹ, tuy đã 94 tuổi nhưng Mẹ cũng rất khỏe và thích tâm sự với đàn cháu làm cả đoàn rất vui vì những công ơn thầm lặng của Mẹ cho đất nước hôm nay. Qua chuyến đi, cả đoàn quen được với Đoàn thanh niên xã Quy Đức, mình mới cảm nhận rõ sự thiếu thốn vất vả của người dân nơi đây. Sau hoạt động này, mình và anh chị em đoàn viên cũng đã phối hợp tổ chức khám bệnh cho 200 người dân chính sách xã này”.<br />
<br />
Không chỉ hoạt động Đoàn gắn với các huyện vùng sâu, vùng xa trong thành phố, bác sĩ Hương Lan luôn gắn liền màu áo xanh thanh niên với những công tác chuyên môn trong những hoạt động tình nguyện. Phối hợp với Ban chấp hành Đoàn cơ sở, chị mạnh dạn tổ chức mô hình tư vấn sức khỏe các bệnh thường gặp như tay chân miệng tại bệnh viện. Không chỉ tư vấn suông về lí thuyết mà còn hướng dẫn cách rửa tay, mời bệnh nhân làm theo. Trong buổi tư vấn có đánh giá lại kiến thức bệnh nhân để tập thể rút kinh nghiệm sau mỗi kì tư vấn. “Công tác Đoàn gắn với công việc chuyên môn, những việc làm của mình trở nên ý nghĩa hơn bao giờ hết”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nói về tương lai, sắp tới bác sĩ Hương Lan sẽ theo học tiến sĩ và học trung cấp chính trị. Hoạt động Đoàn trong năm 2013, người thủ lĩnh Đoàn bệnh viện Nhiệt đới bộc bạch: “Đoàn bệnh viện sẽ tập trung vào mảng tăng cường giúp đỡ Đoàn viên thanh niên tại đơn vị nâng cao trình độ chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học….”<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>NGUYÊN ANH</strong><br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>