<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"> </div>
<div><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
</strong></span></div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thanh niên với văn hóa ứng xử</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">“Trong ứng xử ta thường có 4 đến 5 giải pháp ứng xử, ta chọn gải pháp nào hay nhất? Giải pháp hay nhất là giải pháp có nhiều ưu điểm và ít khuyết điểm nhất, chứ không phải giải pháp đó là hoàn toàn là tuyệt vời, vì trong ứng xử thì hoàn toàn không có giải pháp hoàn hảo ”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM nhắn nhủ đến với các bạn trẻ phương pháp để có cách ứng xử phù hợp tại diễn đàn “Thanh niên với văn hóa ứng xử”. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="413" height="336" alt="" src="2.jpg" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn giao lưu cùng bạn trẻ.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Diễn đàn còn có sự tham gia tư vấn của TS. Nguyễn Ngọc Thơ – Trưởng phòng quản lý khoa học - dự án, Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn TP. HCM, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn, Trưởng bộ môn Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM.<br />
</span><strong><span style="font-size: small;"><br />
Nóng giận “thêu cháy” mọi thứ!</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Văn hóa không phải là học vấn cao mà là những gì mà bạn tích lũy, kết tinh được từ những bài học bình dị trong cuộc sống đời thường, từ những bài học lý thuyết và trong thực tiễn. Đó là văn hóa. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Và cũng không hẳn những người học vấn cao đã có văn hóa. Từ những tình huống giả định được đặt ra tại diễn đàn trong việc ứng xử với nhau trong cuộc sống như: Ứng xử khi va chạm giao thông hay cách ứng xử trên xe buýt,… hay đến tình huống “Có bao giờ bạn cười xòa, “cho qua” khi có ai đó va vào xe của bạn?, có bao giờ bạn nghĩ “thôi kệ! lớn tiếng với nhau làm gì? Khi ai đó đụng phải bạn trên đường?. Tuy nhiên, thực tế cuộc sống cho thấy không ai nhường ai khi đi trên đường, nhiều đám kẹt xe, ách tắc giao thông chỉ xuất phát từ một mâu thuẫn nhỏ. Và trong những đám đông lớn tiếng, cãi cọ nhau không ít là người trẻ.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Lý giải những tình huống trên, theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn thì các bạn trẻ không giữ được trạng thái tâm lý bực tức, nóng nảy và không kiếm soát được cảm xúc khi đứng trước một tình huống bất ngờ xảy đến. Điều này sẽ làm các bạn thiếu đi khả năng phân tích, đánh giá và xử lý tình huống kịp thời. Theo PGS.TS Huỳnh Văn Sơn bất kỳ một sự nóng giận nào cũng có thể gây ra hậu quả của nó. Nhưng ngược lại, nếu lựa chọn một phản ứng mềm mỏng hơn, có thể chúng ta đạt được những kết quả hết sức là nhẹ nhàng và cả hai điều không cảm thấy bị tổn thương. Một “mẹo vặt” mà rất đông các bạn trẻ tích cóp được tại diễn đàn là… hít một hơi thở thật sâu và đếm từ 1 đến 10 trước khi nói trong sự nóng giận. Các bạn không nên phản ứng ngay lập tức, hãy nhìn lại, bình tĩnh khi đó ta sẽ có những lời nói, phản ứng sáng suốt hơn rất nhiều khi ta phản ứng tức thời. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Văn hóa – Trang sức của tâm hồn</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
“ Văn minh hay văn hóa là một thứ trang sức của tâm hồn . Đó là chính là thứ quý giá nhất của mỗi con người, và đó là mỗi giá trị mà ta cần để lại cho đời”, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ đã chia sẻ như thế. Mỗi một hành vi xấu, cách ứng xử thiếu văn minh cũng có sức “lan tỏa” không kém đến xã hội chúng ta.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="392" height="336" src="3.jpg" alt="" /></span></span></div>
<div style="text-align: center;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Những bạn trẻ hào hứng khi được lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia.</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ đã lý giải văn hóa ứng xử của thanh niên hiện nay dù tốt hay xấu cũng bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính:<br />
Đầu tiên là sự va chạm cuộc sống. Chúng ta đang sống trong một thành phố đông dân và sẽ không tránh khỏi sự va chạm giữa người với người. Mâu thuẫn luôn tồn tại xung quanh chúng ta, có những chuyện đơn giản nhưng chúng ta không biết kiềm chế và suy nghĩ thì sẽ trở nên rắc rối, phức tạp.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tiếp đến là nền kinh tế thị trường. Sống trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì mục tiêu chúng ta đang hướng đến chính là kiếm tiền. Để thực hiện được mục tiêu, chúng ta có thể bất chấp mọi việc, khiến chúng ta trở thành những con người lạnh lùng và sống theo tiêu chí 3 không “không nghe, không thấy, không biết”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Áp lực xã hội cũng chính là nguyên nhân thứ yếu. Chúng ta là con người và chúng ta đang sống cho chính bản thân mình, sống cho gia đình, xã hội, sống cho quốc gia và sống cho cả quốc tế. Chính vì vậy, bản thân ta luôn cảm thấy một gánh nặng đè vai, bao trùm.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Vùng miền khác nhau là nguyên nhân cuối cùng. Những thói quen, văn hóa từ những vùng miền khác nhau tập hợp về một nơi sẽ tạo ra một bức tranh đa đạng về màu sắc. Nhưng chính vì đa dạng mới khiến cho mối quan hệ chúng ta trở nên khó khăn trong giao tiếp hay cách ứng xử hằng ngày.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Xây dựng hình ảnh của người thanh niên trong xu thế hội nhập và phát triển là một yếu tố rất quan trọng. Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Sơn đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm dành cho các bạn trẻ trong diễn đàn “Chúng ta cần phải biết tôn trọng mình trước khi người ta tôn trọng mình. Phải bao dung nhau, đừng bao giờ cho phép mình vi phạm chuẩn mực bản thân, một lần vi phạm thì nhiều lần vi phạm. Văn minh hay văn hóa là những thứ giá trị của con người, đừng bào giờ so kè, chi li tính toán để mua hai chữ văn minh”.<strong><br />
</strong></span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong>HOÀNG HƯNG - NGỌC TRẦN </strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>