<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Nghề tài xế: chở những chuyện đời</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Lần đầu tiên, Thành Đoàn TP.HCM phối hợp cùng Ban an toàn giao thông thành phố tổ chức các hoạt động dành riêng cho đội ngũ tài xế. Ngoài các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho bác tài, tọa đàm về đạo đức nghề nghiệp của người tài xế,… Thành Đoàn cũng chú trọng tuyên dương các gương “Tài xế trẻ, giỏi, an toàn, thân thiện” để làm lan tỏa những hình ảnh đẹp của tài xế đến với cộng đồng xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cố gắng không ngừng nghỉ</span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại buổi lễ những chân dung của các tài xế ngược nắng ngược gió đã được khắc họa rõ nét. Từ hình ảnh người tài xế xe cứu nạn cứu hộ thuộc Trung tâm Quản lí đường hầm sông Sài Gòn, tài xế xe buýt đến tài xế taxi, mỗi nhân vật đều mang đến cho các bạn trẻ hiểu nhiều hơn về chuyện đời và chuyện nghề.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong 16 tài xế được tuyên dương thì tài xế Phan Thanh Quang là tài xế trẻ tuổi nhất. Từ một lời giới thiệu của người quen anh đã đến với công việc đòi hỏi nhiều kinh ngiệm, tuy sinh năm 1990 và tuổi đời còn khá trẻ, nhưng anh Quang đã 20 lần tham gia chở người bị tai nạn trong đường hầm sông Sài Gòn đi cấp cứu. Theo anh Quang những lúc đêm đến ca trực anh luôn dõi mắt về nơi anh canh gác, quan sát những thông báo để có thể kịp thời ứng cứu tránh những tình huống đáng tiếc có thế xảy ra. Với anh mọi hành khách đều như gia đình của mình nên lúc nào bản thân anh cũng phải cố gắng, phải làm việc bằng chữ tâm và lòng nhiệt huyết của mình. Anh Quang chia sẻ một kỷ niệm mà anh nhớ nhất trong những lần cứu hộ đó là anh được thay thế nhiệm vụ của một người “ Bác sĩ” để cứu một bác sĩ gặp nạn. Với anh khi hoàn thành nhiệm vụ, khi nhận được những lời cám ơn sâu sắc, những giọt nước mắt của người nhà bệnh nhân luôn là nguồn động lực để anh làm việc hết mình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện anh Quang đang theo học ngành quản lí nhân sự tại một trường Cao đẳng. Tuy công việc và thời gian học tập bị bó hẹp nhưng Quang mong muốn nâng cao tay nghề và làm việc bằng chính nhiệt huyết của mình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Sau tay lái là… trách nhiệm</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cũng là một tài xế khá trẻ anh Phạm Hữu Thanh (1982) đang làm việc tại công ty Cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun). Anh Thanh đã để lại ấn tượng khi chủ động trả lại tài sản và hành lí cho khách hàng với tổng trị giá tài sản hơn 200 triệu. Chính những nghĩa cử cao đẹp ấy anh xứng đáng nhận được danh hiệu “ Người tốt việc tốt” do UBND thành phố trao tặng. Ngoài ra anh còn nhận được danh hiệu “ Lái xe bảo quản xe tốt – Lái xe an toàn” năm 2011 và 2012.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chia sẻ những khó khăn về công việc, anh Thanh nhận thấy rằng lái xe không chỉ là lái cho riêng mình. Nghề lài xe nói chung và một tài xế chạy taxi như anh gặp rất nhiều trường hợp những tình huống cần sự nhạy bén sâu sắc. Với anh “ dù có nóng tính như Trương Phi” nhưng khi đã cầm tay lái thì phía trước luôn là sự sống. Nhất là những va quẹt trên đường luôn cần có những tình huống xử lí vẹn cả đôi đường.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Khi được hỏi về một kỉ niệm đáng nhớ từ khi làm tài xế, anh Thanh cho biết: “Một lần khi đang chạy trên đường, anh nhận được điện thoại đến đón hành khách tại tuyến đường Lãnh Binh Thăng quận 11. Đến nơi anh liên lạc với khách hàng thì được biết mẹ của hành khách đang bị bệnh nặng mà nhà của 2 mẹ con thì ở trong hẻm nhỏ. Anh phải chạy bộ đi xin những người sống trong con hẻm đó dọn dẹp những đồ đạc để xe được lưu thông. Khi đến nơi, anh phải cõng bệnh nhân ra xe vì gia đình khách hàng là một mẹ một con đơn chiếc. Đến bệnh viện anh cũng là người cõng bệnh nhân vào phòng khám vì cô con gái không thể làm được. Tuy nghề của mình là phải trực trên xe để nhận thông tin. Nhưng lúc đó anh gạt bỏ tất cả và giúp đỡ 2 mẹ con ấy bằng chính sự yêu thương đùm bọc và khả năng của mình.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Hành động đẹp ấy không phải một tài xế nào cũng làm được và bên cạnh giúp đỡ hành khách trong mọi tình huống anh còn là một tấm gương cho các tài xế khác noi theo. Với anh Thanh trong việc trả hành lí và tư trang lại cho khách hàng anh chỉ là một số nhỏ trong tổng số các tài xế. Theo anh uy tín của một tài xế taxi là vô cùng quan trọng. Nhưng quan trọng hơn đó là trách nhiệm nhiệm vụ của mình. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuy nhiên có những tình huống “ tình ngay lí gian” mà đòi hỏi các tài xế phải có sự quan sát tinh tế mới tránh được tiếng “ ác” cho mình. Anh tâm sự có một tình huống mà khi vị khách trước vừa xuống xe và khi vị khách tiếp theo vừa lên thì anh nghe tiếng chuông điện thoại reo. Anh phát hiện vị khách bối rối khi không biết tắt chuông như thế nào. Nhanh trí anh đã gọi cho tổng đài và đợi cuộc gọi từ hành khách trước để nhận lại điện thoại đã đánh rơi. Nếu lúc đó anh không quan sát thì có lẽ khi vị khách cũ liên lạc tìm lại đồ đã mất thì coi như anh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Đó là toàn bộ kinh nghiệm mà mấy năm làm việc trong nghề anh Thanh đã đúc kết . </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Anh Nguyễn Văn Huy tài xế xe buýt tuyến 148 (Bến xe Miền Tây – Gò Vấp) chia sẻ nghề tài xế xe buýt rất cần sự yêu nghề và tâm huyết với nghề vì thời gian lưu thông và tham gia điều khiển xe là 11 giờ /ngày. Khi đó mọi tài xế đều gác lại chuyện gia đình, gác lại thời gian bên cạnh gia đình. Và vì xe buýt là phương tiện công cộng, phương tiện gắn bó với mọi tầng lớp trong xã hội nên chính những người tài xế phải nhận thức rằng “Mỗi hành khách là một niềm vui”. Điều đó góp phần cho cuộc sống xung quanh chúng ta luôn tươi đẹp.<br />
Ngày ngày các tài xế ấy phải đối mặt với rất nhiều thứ. Hi vọng những công việc bình dị, thầm lặng của các bác tài luôn luôn nhận được sự tin yêu của hành khách, của mọi người. Sự nhọc nhằn, vất vả sẽ được đền đáp chính từ tình yêu thương, quan tâm của cả cộng đồng, xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
PHÙNG SƠN – MỸ LỆ<br />
</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>