<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Cây đại thụ của nền giáo dục, văn hóa Việt Nam</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã có hơn hai phần ba thế kỷ song hành cùng nền giáo dục và văn hóa Việt Nam.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="252" alt="" src="Thay%20Hoang%20Nhu%20Mai.jpg" /><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Học trò cũ Nguyễn Ngọc Ký (bìa phải) tặng quà và hoa mừng thọ 90 tuổi giáo sư Hoàng Như Mai năm 2008 - Ảnh: NHƯ HÙNG</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Bao nhiêu năm ấy biết bao nhiêu tình. Thầy đã từng có mặt, giảng dạy, làm hiệu trưởng ở nhiều ngôi trường, từng viết kịch, biên kịch, đóng vai diễn ở nhiều sân khấu khắp ba miền đất nước. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ở đâu thầy cũng để lại rất nhiều dấu ấn sâu đậm. Thầy đã được Chủ tịch nước phong hàm giáo sư năm 1982, phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân năm 1990 và trao tặng Huân chương Lao động hạng nhất năm 1995.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Con đường hoạt động giáo dục của giáo sư Hoàng Như Mai luôn gắn bó với hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, thầy đã cùng các nghệ sĩ nổi tiếng, sau này là nghệ sĩ nhân dân như Sỹ Tiến, Ðào Mộng Long thành lập đoàn kịch Ðộc Lập lưu diễn suốt từ Huế vào Nam. Ðến năm 1947, chiến tranh mở rộng, tổ chức kháng chiến Phú Yên khuyên anh em đoàn kịch trở ra Bắc, thế là tất cả lại lặn lội núi rừng, đường trường về Hà Nội. Giai đoạn 1948-1949, thầy là bí thư, tổng thư ký Hội Văn hóa kháng chiến Hưng Yên, nơi quy tụ rất nhiều người tài danh như họa sĩ Lương Xuân Nhị, nhà thơ Vũ Ðình Liên, nhạc sĩ Nguyễn Ðình Khoa. Thầy cũng là người trực tiếp phụ trách đoàn kịch Văn Hóa. Những năm tháng này thầy đã viết các vở kịch Tiếng trống Hà Hồi, Sát Thát, Người tù binh... Những vở kịch này, đặc biệt là Tiếng trống Hà Hồi, đã được biểu diễn ở Hà Nội, Hải Phòng, sau đó ở Huế, Sài Gòn.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nói về thầy Hoàng Như Mai, các thế hệ học trò và đồng nghiệp khó có thể quên được một người thầy nhân ái, chân tình, độ lượng, có phương pháp sư phạm đặc biệt. Thầy luôn yêu mến, tôn trọng học trò, đồng nghiệp. Nhiều người nói vui: được thầy Mai hướng dẫn cũng là... không hướng dẫn, bởi thầy luôn yêu cầu học trò tự học, tự làm việc, sáng tạo, còn thầy chỉ gợi vài ý tưởng và chủ yếu truyền cảm hứng cho trò.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhà giáo dục Hoàng Như Mai luôn gắn với con người nghệ sĩ. Giọng thầy rất sang, đầy thuyết phục. Ðã từng là nghệ sĩ sân khấu, thầy biết phát huy sức mạnh của giọng nói, khả năng truyền cảm để biết bao thế hệ học trò thưởng thức cái hay cái đẹp, cái sâu sắc, hóm hỉnh của văn hóa, văn chương Việt Nam. Những buổi nói chuyện của thầy thường rất đông khán giả, đó là điều không phải ai cũng đạt được.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nhớ về thầy, tôi tự hỏi những điều gì đã làm nên thành công của giáo sư Hoàng Như Mai? Phải chăng đấy là con đường tự học suốt đời. Là con của quan tuần phủ hai tỉnh Bắc Giang - Bắc Ninh nhưng nhà nghèo, sớm tham gia kháng chiến, thầy luôn phấn đấu bằng con đường tự học. Thành công của thầy phải chăng là sự biết kết hợp hài hòa giữa nhà giáo dục và nhà văn hóa, nhà hoạt động xã hội. Thầy luôn lấy cuộc đời, con người để giảng về văn chương, văn hóa và từ văn chương, văn hóa mà hiểu xã hội, hiểu những buồn vui, bất hạnh của con người. Và phải chăng chủ yếu đó là thành công được mang lại từ tấm lòng nhân từ, độ lượng của thầy. Tất cả những điều đó đã tạo nên cái sang, cái uy, cái gần gũi của giáo sư Hoàng Như Mai.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Bạn bè tôi vẫn nhắc, hồi về thăm lại khoa ngữ văn Trường đại học Tổng hợp Hà Nội nhân kỷ niệm 30 năm thành lập khoa, thầy đã gửi những câu thơ trĩu nặng tình người sau trước: Thầy cô người mất người còn/Sinh viên mấy nấm mồ chôn chiến trường/Ba mươi năm một chặng đường/Về đây có cả buồn thương vui mừng/Nguyện xin đốt nén hương chung/Những ai đã khuất hãy cùng lại đây.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Giáo sư, nhà giáo nhân dân Hoàng Như Mai đã vĩnh biệt chúng ta. Thầy ra đi rất thanh thản. Nhớ về thầy, tôi tìm đọc lại bài thơ Ru mình, không biết thầy viết tự lúc nào, như lời chào mọi người trước lúc đi xa mãi mãi:</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><em><span style="font-size: small;">Rồi đây mình cũng đi xa.<br />
Năm, ba năm nữa, biết là bao nhiêu...<br />
Chừng như chiều đã quá chiều.<br />
Chừng như sương đã xuống nhiều ướt vai.<br />
...<br />
Ngủ yên đi... Ngủ yên đi...<br />
Cũng như giấc ngủ mọi khi bình thường.<br />
Nơi đây cuối một chặng đường.<br />
Mai đây khởi thủy một chương mới đời<br />
Vòng đi vòng lại luân hồi<br />
Vẫn là mình đó mình thời đã quên<br />
Ngủ bình yên... Chết bình yên<br />
Cũng như giấc ngủ hằng đêm mọi lần...<br />
Thiu thiu... mi mắt nặng dần...<br />
Xin chào hết thảy người thân! Giã từ!</span></em></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày tiễn đưa thầy, con không thể nào về được. Xin thầy yêu kính nhận từ con bài viết này như một nén hương lòng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Thương nhớ vĩnh biệt thầy!</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">BÙI MẠNH NHỊ</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span></div>
<div><em>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Thơ Hoàng Như Mai (26-9-1919 - 27-9-2013)</span></span></div>
</em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div><em>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></span><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Sân ga</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Chia tay thì chóng gặp thì lâu<br />
biết nói gì đây lúc đợi tàu<br />
mừng thấy cờ hồng bay cả nước<br />
riêng buồn tóc bạc tiễn đưa nhau<br />
ngoảnh nhìn lớp cũ không còn mấy<br />
muốn níu ngày vui có được đâu!<br />
"nghệ sĩ trót sinh giàu cảm lụy"(*)<br />
chẳng ca vọng cổ cũng u sầu <br />
(1976)<br />
(*) Thơ Tchya, tức Đái Đức Tuấn, </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Sân khấu</strong><br />
Buông bức màn rồi... danh vọng hết<br />
người về lòng rũ sạch sầu thương<br />
người vào cởi áo lau son phấn<br />
trả cả vinh hoa lẫn đoạn trường<br />
(1948)</span></span></div>
</em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div><em>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Mất xe đạp</strong><br />
Ðã mất người thân mất bạn bè<br />
mất rồi tuổi trẻ tuổi say mê<br />
còn gì để mất?<br />
còn chi nữa!<br />
tưởng thế ai ngờ lại mất xe<br />
Từ độ nặng mang tình đất nước<br />
miệt mài theo đuổi cuộc trường chinh<br />
đường ngang ngõ tắt người lên trước<br />
tụt lại đằng sau có một mình<br />
Ðã trót vương mang chút mộng hồn<br />
sông hồ lê bước gót chân mòn<br />
đành rằng trọn kiếp thân lưu lãng<br />
nhưng nghĩ mà thương cho đứa con<br />
Hành trình dân tộc còn xa lắm <br />
đường thế gian truân dãi nắng mưa<br />
cha đã chậm rồi con lại chậm<br />
lang thang chân đất đến bao giờ...<br />
(4-1980)</span></span></div>
</em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div><em>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tết Nhâm Tuất</span></span></strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Nghĩ mình xuân hết tự bao giờ<br />
hỏi có gì xuân khai bút thơ<br />
Hòn ngọc Viễn Đông chồng thất thểu<br />
Hà thành hoa lệ vợ bơ phờ<br />
Cha là hàn sĩ con còn khổ<br />
Ông chỉ thường dân cháu mất nhờ<br />
Năm mới toan tìm phương kế mới<br />
nhớ ra tuổi đã sáu mươi tư<br />
(1982)</span></span></div>
</em></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Cảm tác</span></span></em></strong><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuổi cổ lai hi sắp đến nơi<br />
sổ đời tính thử khóc hay cười<br />
sức trai thác đổ buồm dong ngược<br />
đầu bạc chiều tà nước chảy xuôi<br />
hoài bão mênh mông bằng vỗ cánh<br />
thời gian vùn vụt én đưa thoi<br />
mới hay nhân thế phù du quá<br />
thua được cờ chơi một ván thôi<br />
(8-1986)</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="302" src="Cam%20tac.jpg" alt="" /><br />
<br />
<strong>Bảy mươi tư</strong><br />
Qua bảy ba rồi sang bảy tư<br />
mắt mờ răng rụng sức đà hư<br />
Ngựa dù nghìn dặm còn khi mỏi<br />
Đời hết xuân hè phải đến thu<br />
Muốn mọi ước mơ thành hiện thực<br />
thì muôn năm sống vẫn phù du<br />
Huống chi tuổi đã xưa nay hiếm<br />
thế sự coi như chuyện tạc thù<br />
(2-1992)</span></span></em></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><img width="448" height="252" alt="" src="74.jpg" /><br />
<br />
<strong>Thư không gửi</strong><br />
Ôi viết mòn tay nghĩ nát đầu<br />
những điều vô ích chuyện đâu đâu<br />
mà lời tâm huyết trao tri kỷ<br />
chẳng một dòng thư chẳng một câu<br />
Nhân thế xưa nay thường vẫn thế<br />
sáng trưng bạch lạp tiệc truy hoan<br />
thâu đêm cuồng loạn thiêu thân thể<br />
lệ nến long lanh rỏ mặt bàn<br />
Cầm bút băn khoăn viết cái gì<br />
cái gì đích thật cái gì nghi<br />
ấy là ảo giác hay chân tướng<br />
bất lực thay đầu óc nghĩ suy<br />
Cái thực nhiều khi là cái mộng<br />
tầm thường là kẻ rất cao siêu<br />
kìa trông cái tốt đang hư hỏng<br />
cái xấu đang khoe vẻ mỹ miều<br />
Thư viết xong rồi chưa gửi đi<br />
há đem tình nghĩa hại nhau chi<br />
ao sen hồn bạn đang trong vắt<br />
khuấy đục bùn tanh ích lợi gì<br />
Quân tử giao tình như nước trong<br />
phải chăng lòng đã hiểu nơi lòng<br />
không cần nói những lời thiên hạ<br />
nói với nhau bằng sự cảm thông<br />
</span></span></em></div>
<div style="text-align: right;"><em><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><strong><br />
Nguồn: báo Tuổi trẻ</strong><br />
</span></span></em></div> </html>