<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Giải thưởng Nguyễn Văn Trỗi năm 2013:</span></span></strong></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);">Cô công nhân giàu ý chí</span></span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Với sáng kiến cải tiến thao tác, loại bỏ thao tác thừa để nâng cao năng suất lao động và làm tốt nhiều công đoạn, giúp tổ may sản xuất ổn định khi có công nhân nghỉ, chị Phạm Thị Huyền, công nhân xí nghiệp may Thịnh Phước (trực thuộc Công ty CP May Sài Gòn 3) đã thực hiện ý tưởng của mình và đạt được kết quả cao.<br />
<br />
<strong>Vào Nam lập nghiệp</strong><br />
<br />
Sinh ra và lớn lên trên vùng quê nghèo tỉnh Quảng Ngãi nhiều nắng, nhiều gió, gia đình lại đông anh em, chị đã phải nghỉ học khi mới học hết THCS. Nghỉ học ở nhà, bạn bè cùng trang lứa với chị rủ nhau vào Sài Gòn làm việc. Để giúp đỡ gia đình, chị quyết tâm khăn gói vào Nam để tìm một công việc ổn định.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><img width="448" height="336" alt="" src="PHAN%20THI%20HUYEN%20-%20TP%20-%20Copy.JPG" /></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Khi đặt chân đến thành phố, cảm giác đầu của chị là sự bỡ ngỡ và nỗi nhớ nhà, chị xin vào làm việc ở rất nhiều nơi, những công ty, nhà máy, xí nghiệp. Sau một thời gian, chị Huyền đã xin vào công ty may tư nhân và bắt đầu học may từ đó, có công việc những tiền lương cũng không cao, chị đã cố gắng dành dụm tiền gửi về quê phụ giúp ba mẹ.<br />
<br />
Tháng 4/200, chị Huyền được 1 người bạn giới thiệu vào làm công nhân XN may Thịnh Phước (Trực thuộc Công ty CP May Sài Gòn 3) chị bắt đầu với công việc mới và môi trường mới, tuy còn nhiều việc chưa làm được những chị đã không nghừng cố gắng vươn lên. “Khi bước vào XN may Thịnh Phước tôi rất vui, công việc ở đây rất phù hợp với tôi, anh chị em làm chung xí nghiệp ai cũng tận tình giúp đỡ, ban giám đốc công ty rất quan tâm đến công nhân vì vậy đây là tinh thần để khích lệ tôi làm việc và không ngừng học hỏi rèn luyện bản thân”, chị chia sẻ.<br />
<br />
Trong quá trình làm việc tại XN may Thịnh Phước, chị Huyền đã đi đến các chuyền may khác để xem và học hỏi kinh nghiệm của những người có tay nghề, chị bắt đầu ghi nhớ lại những cách thức làm việc của anh chị công nhân làm trong XN. Chị chia sẻ “Tôi đi đến các chuyền may, các khâu công đoạn và để ý xem anh chị làm như thế nào và thành phẩm ra sao, tôi ghi chép lại và nhận ra một điều. Tại sao những anh chị ở nhiều công đoạn không cần tốn nhiều công sức nhưng vẫn có thể làm ra nhiều sản phẩm, nhưng lại có những anh chị làm rất tích cực nhưng sản phẩm làm ra không có năng suất và còn tốn rất nhiều thời gian. Và từ đó tôi tìm ra kinh nghiệm cho bản thân mình”. <br />
<br />
Chị Huyền sau những lần học hỏi quan sát đồng nghiệp đã tìm ra sáng kiến là loại bỏ các thao tác thừa trong công việc của chính mình, với công việc chính là may mí lưng quần chị đã cải tiến và loại bỏ đi tối đa những thao tác thừa trong lúc làm việc và năng suất của chị luôn vượt định mức.<br />
<br />
Công việc của người công nhân đã vất vả lại càng vất vả hơn khi chị vừa đi làm vừa phải lo cho gia đình nhỏ của mình, đã có đôi lúc chị muốn từ bỏ nghề may để được chăm lo cho con nhỏ, nhưng vì niềm đam mê và đôi tay không thể rời những đường kim mũi chỉ, chị đã bám trụ lại với nghề may của mình, và sắp xếp công việc của mình hợp lý để có thể vừa lo cho tổ ấm vừa hoàn thành tốt công việc.<br />
<strong><br />
Cô công nhân thích làm từ thiện<br />
</strong><br />
Ngoài những công việc chính và gia đình, chị Huyền còn rất tích cực trong công tác Đoàn, những ngày nghỉ chị tham gia vào các hoạt động từ thiện của công ty, tham gia ngày chủ nhật xanh, đóng góp công sức và vật chất của mình giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn “Cuộc sống bao giờ cũng rất nhiều điều vất vả, tôi là người đi ra từ khó khăn nên tôi hiểu và cảm thông với những người có hoàn cảnh khó khăn, vì vậy dù bận rộn tôi vẫn giành thời gian để làm từ thiện giúp đỡ những người nghèo khó” chị Huyền chia sẻ.<br />
<br />
Với bản tính siêng năng ham học hỏi cùng với ý chí và sự vươn lên trong cuộc sống, chị Phạm Thị Huyền đã vượt lên chính mình, chị luôn cố gắng tìm tòi sáng tạo để đưa ra nhiều giải pháp tốt hơn cho doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất.<br />
<br />
Dù có vất vả, dù có xa quê, xa gia đình, xa những cái tết ấm áp bên gia đình. Nhưng với lòng yêu nghề cùng với sự sáng tạo, chị đã tạo ra những sản phẩm “ Áo Lụa” để góp cho đời những tiếng thơm.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong><br />
PHÙNG SƠN - MỸ LỆ</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>