<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ứng cử viên Công dân trẻ tiêu biểu TP. Hồ Chí Minh năm 2013:</span></span></strong></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-family: Arial;"><br />
“Anh Hai” Tân Hưng</span></strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Đó là cái tên thân thương mà anh em phường Tân Hưng đặt cho anh Đỗ Anh Thi, một người luôn trăn trở tìm cách giúp bạn trẻ khó khăn mưu sinh lập nghiệp…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span><strong><span style="font-family: Arial;">“Cái chất” của anh bộ đội cụ Hồ</span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau khi xuất ngũ, anh Đỗ Anh Thi mang theo“cái chất” của anh bộ đội cụ Hồ, trở về phường Tân Hưng trong nhiệm vụ là một Bí thư Đoàn Thanh niên Phường. Về với phường Tân Hưng, tiếp xúc với công tác tập hợp thanh niên ở địa bàn dân cư gặp không ít khó khăn, nên mỗi khi bắt tay vào việc anh luôn đặt mình trong tính kỷ luật và một lập trường vững chắc. Nhớ có lần trong chiến dịch tập trung và định hướng việc làm cho nhóm những “thanh niên chậm tiến” trong phường, anh kể nhiều lúc thở dài ngao ngán và tưởng chừng như có thể phải bỏ cuộc. Nhưng với một niềm tin tưởng và một ý chí không bao giờ bỏ cuộc cuộc người lính hải quân, anh tìm mọi cách gần gũi và tác động, động viên các bạn thanh niên chậm tiến. Và cuối cùng, những thanh niên suốt ngày chỉ biết ăn chơi, lêu lổng đã bắt đầu biết làm việc và quý trọng đồng tiền do bản thân làm ra.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="336" height="413" src="3.jpg" alt="" /></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><em>Trao quà Tết trung thu cho các em thiếu nhi (mặc áo trắng, đứng bên phải) </em></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> <span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Đi cùng với tính kỷ luật là một tinh thần trách nhiệm. Một yếu tố quan trọng và tác động không nhỏ đến sự thành công trong công tác Đoàn của Trong công việc, nhiều lần gặp khó khăn, trở ngại, khi đó anh Thi cho biết luôn cố gắng và làm tròn trách nhiệm mà tổ chức phân công. Không thiếu những lần trong công việc, mặc dù đã phân công cho các đồng chí trong ban thực hiện nhưng “không nhìn thấy là không an tâm được” đích thân anh phải lên đến nơi quan sát. Thế là không quản đường sá xa xôi, anh vẫn lặn lội tới để đổi lấy cho bằng được cái sự yên tâm. Không phải anh không tin tưởng vào khả năng của đồng nghiệp nhưng vì tinh thần trách nhiệm bắt đôi chân anh phải đi. Đối với anh tinh thần trách nhiệm là một điều không thể thiếu để làm nên một con người.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Cứ làm bằng cả con tim </span></span><br />
</strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhắc lại chiến dịch định hướng việc làm cho nhóm những “thanh niên chậm tiến” trong phường, anh kể: Có đôi lúc cũng nên biết hy sinh một chút” để đem một phần lợi ích dù nhỏ đến được với người khác”. Nhớ lại lúc đó, chỉ vì muốn hiểu để thông cảm và biết cách giúp một cách có hiểu quả những thanh niên này, anh không ngại cùng ăn, cùng chơi và cùng ngủ với họ để rồi từ đó “rủ rê” các bạn từ bỏ những thói hư tật xấu, trở lại làm một con người có ích. Luôn sẵnn sàng sống trong hoàn cảnh của các bạn, rồi bằng cả trái tim của một người “anh hai” sẽ hết lòng giúp đỡ, khuyên dạy “các em” của mình đi đúng hướng. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Chuyện đi sớm về khuya không biết từ bao giờ anh đã xem như một việc bình thường. Anh là tiên phong của những người chuyên làm “lố” giờ nhà nước quy định, dù biết chắc chẳng ai trả lương ngoài giờ cho mình nhưng anh vẫn làm. Có nhiều hôm anh ra khỏi nhà lúc 4 giờ sáng và về nhà khi đồng hồ sắp điểm giờ sang ngày hôm sau. Vẫn tiếp tục làm việc say mê dù không có bất cứ điều gì bắt buộc, chỉ bởi một lẽ, anh thấy đó là điều cần phải làm. Đó là chưa kể tới những lần vì chờ kinh phí được ký duyệt rất chậm, anh bỏ tiền túi ra để giúp đỡ các bạn thanh niên. “Hãy cứ làm bằng cả con tim rồi chuyện những chuyện khác từ từ tính sau” không một chút tính toán thiệt hơn, anh lao vào công việc của mình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Anh nói với tôi, hai năm nữa anh sẽ qua tuổi Đoàn, công việc sẽ giao lại cho một đồng chí khác. Nhưng trong anh vẫn còn canh cánh một nỗi niềm muốn được tiếp tục cống hiến, vẫn còn muốn làm bạn, làm “anh hai” của những đứa em còn nhiều sai phạm. Chúc cho anh luôn thành công trong cuộc sống và luôn mãi là một người “anh hai” trong lòng của các bạn thanh niên trong phường.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<strong>VĂN ÁI</strong><br />
<br />
</span></span></div> </html>