<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: left;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Bộ Đội Cụ Hồ</span></span></strong></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lớn lên trong bàn tay yêu thương của gia đình.Tôi được nghe mọi người kể rất nhiều về người em của ông nội , một người được nhân dân gọi với cái tên nghe sao giản dị, thân quen đến thế “ Anh bộ đội Cụ Hồ”. Tôi chỉ được biết mặt ông qua di ảnh trên bàn thờ. Ông hiện ra với khuôn mặt vẫn tràn đầy sức trẻ,ông đội chiếc mũ tai mèo,áo vải xanh tay áo xắn cao thật giản dị. Khi ông nhập ngũ cũng chỉ bằng tuổi tôi bây giờ cái tuổi mười tám, nhưng vì sự nghiệp nước nhà nên ông đành ra đi. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: center;"><img width="300" height="449" src="hinh%208.jpg" alt="" /></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Ông là người lính đặc công xuất sắc, rất nhiều trận thắng lớn đều có ông tham mưu, góp sức. Ông nội thường kể “ Ông Tuân mày là lính đặc công, một đội quân tinh nhuệ nhất của quân đội ta, đội quân được huấn luyện để thành những chiến binh thực sự, được tuyển chọn kỹ lưỡng, họ nhanh như báo, dũng mãnh hơn hổ, trí tuệ vượt bậc. Những người đặc công được huấn luyện để sống và chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm. Nên nhiệm vụ của lính đặc công là đánh và do thám các mục tiêu hiểm yếu nằm trong lòng địch, nên mỗi khi ra trận không một lính đặc công nào nghĩ mình sẽ trở về.” Đến đó tôi nhìn thấy mắt ông nội hoen đỏ. Người ông, người anh hùng dân tộc, mà thân chỉ có áo chấn thủ đầy vết vá, đầu có mũ tai mèo, chân có dép cao su, mộc mạc, thân thương. Người ông ấy, trước ngày đất nước được giải phóng chỉ chưa đến mười ngày lại nhận được lệnh xuống kênh Năm Ngàn đánh tác chiến cùng ông Tám Thổ (Nguyên trưởng tham mưu quân khu 7, tham gia tác chiến tại chiến trường ác liệt Đông Nam Bộ). Với tinh thần người “Bộ đội Cụ Hồ” hai người đã thấm nhuần đạo lý sống và chiến đấu vì dân, trung thành với dân, lấy dân làm gốc, hoà nhập vào dân. Sau khi lòng dân đã vững hai ông quyết định đánh địch tại vị trí gần kênh Bùi nay thuộc tỉnh Vĩnh Long. Sau nhiều giờ giao tranh ác liệt ông tôi Đoàn Văn Tuân đã bị thương và hi sinh sau đó. Trận đánh đó ta thắng lớn , đổi lại là sự hi sinh của rất rất nhiều người trong đó có sự hi sinh của ông tôi.<br />
<br />
Chiến tranh đã đi qua hơn ba mươi lăm năm nhưng vẫn còn hơn nửa triệu liệt sĩ vẫn chưa xác định được tên tuổi và chưa tìm được phần mộ. Nỗi đau của thân nhân các gia đình liệt sĩ vẫn chưa nguôi ngoai. Gia đình tôi cũng vậy sống trong hoà bình nhưng vẫn không quên được người con của gia đình, người ông của tôi đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp to lớn giải phóng dân tộc, thống nhất đât nước. Từ giấy báo tử, gia đình chỉ biết người ông ấy hi sinh tại chiến trường miền Nam. Thông tin thì nghèo nàn như vậy, nhưng không một ai trong gia đình nhụt chí. <br />
<br />
Trong tâm mọi người luôn có cái gì đó thúc dục, bồn chồn không yên. Sau hai năm tìm kiếm vất vả khó khăn gia đình tôi đã gặp được người đánh tác chiên với ông tôi trận đánh cuối cùng đó. Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ nguyên tham mưu trưởng quân khu 7 hay gọi là “Tám Thổ”, từ đó được sự giúp đỡ tận tình của ông Tám gia đình đã tìm đến những người khác cùng chiến đấu trong trận đó di tìm, công việc tìm kiếm di hài của ông tôi thuận lợi hơn rất nhiều và chỉ trong vòng chưa đầy ba tháng sau đã xác định được nơi yên nghỉ và quy tập về nghĩa trang liệt sĩ Long An. <br />
<br />
Ngày dựng bia trả lại tên cho ông, người con anh hùng của gia đình và đất nước. Ain cũng có câu hỏi rằng vì lý do gì từ những người không quen biết, mà lại tìm đến nhau cùng nhau vượt qua khó khăn để tìm kiếm và xác định ra nơi ông tôi liết sĩ “ Đoàn Văn Tuân” đã yên nghỉ. Và từ đó tôi mới hiểu ra câu hát trong bài Nối Vòng Tay Lớn. “Người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười hé trên môi” </span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">ĐOÀN TRỌNG NHẬT </span></span></strong><em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">(Quận 12)</span></span></em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
<br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>