<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div style="text-align: left;"><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: center;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><br />
<span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong>Bác Giáp – người con của quê hương Việt Nam</strong></span><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đầu tiên cho tôi một lần được gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng tiếng gọi thân thương “Bác ơi”. Bởi Bác như người cha thứ hai của dân tộc, như một tượng đài sống trong tim tôi.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
BÁC ƠI</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Bác đã đi rồi Bác Giáp ơi<br />
Để lại sau Bác cả quê nhà<br />
Cả nước vẫy tay chào vĩnh biệt<br />
Sao mà da diết lòng người thương.<br />
<br />
Bác đã đi rồi Bác Giáp ơi<br />
Hàng cây bỗng úa tự bao giờ<br />
Thương tiếc con người trung với Đảng<br />
Suốt cả cuộc đời hiếu với dân.<br />
<br />
Bác đã đi giữa mùa mưa lũ<br />
Quảng Bình Bác nghỉ lại ngàn thu<br />
Siêu bão Haiyan đi qua đó<br />
Để lại lòng người nỗi lắng lo.<br />
<br />
Con nhớ Bác tựa như cha mẹ<br />
Vẫn nghẹn ngào hai chữ “Bác ơi”<br />
Đẩy nước mắt chảy vào sâu thẳm<br />
Quyết học hành đưa đất nước đi lên.<br />
<br />
Vâng! Chắc không chỉ mình tôi có những cảm xúc như vậy khi nhắc về Bác Giáp - một con người do non sông Việt Nam sinh ra và cũng chính người đã làm rạng danh dân tộc, mà tất cả mọi người, từ già đến trẻ, không phân biệt quốc gia, dân tộc đều đau xót, ngỡ ngàng trước sự ra đi của Bác. Bác tên thật là Võ Giáp, quê ở Quảng Bình. Bản thân Bác được sinh ra trong một gia đình nho giáo, có truyền thống yêu nước nồng nàn. Tuy còn nhỏ tuổi, nhưng những câu chuyện đêm đêm mẹ kể cho Bác nghe thời thơ ấu về tướng quân Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi các sĩ phu và dân chúng đứng lên chống Pháp bảo vệ non sông, còn cha nói về phong trào đánh Pháp qua bài vè “Thất thủ kinh đô” đầy cảm động đã gieo vào lòng cậu bé mới lớn những ấn tượng không bao giờ phai mờ về lòng yêu nước, cũng như tội ác của quân đô hộ, góp phần nuôi dưỡng ý chí cho sự nghiệp cách mạng sau này. Và cuốn sách trở thành nền tảng cơ bản có ảnh hưởng sâu sắc tới cả cuộc đời Bác chính là “Âú học tân thư”. Qua cuốn sách này Bác Giáp đã được biết tới nhiều tấm gương quên mình để bảo vệ tổ quốc, hình thành trong Bác niềm tự hào về các chiến công của cha ông trong quá khứ. Hơn hết, những giá trị đạo đức, nề nếp gia phong của đạo Khổng đã thấm nhuần trong con ngươì Bác: từ lối sống giản dị và đức hiếu học, cho tới sự kính trọng tổ tiên và ông bà cha mẹ, sự kính trên nhường dưới, đạo hiếu của con cái với cha mẹ, nghĩa vụ của con người với gia đình, xã hội và trời đất.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Năm 1927, Bác bị đuổi học cùng với một số học sinh khác vì tham gia cuộc bãi khóa rầm rộ ở trường Quốc học Huế, sau đó trở về quê nhà. Một hôm, bạn của Bác là Nguyễn Chí Diểu lặn lội từ Huế về làng An Xá tìm gặp Bác, mang theo tập tài liệu về “Liên đoàn các dân tộc bị áp bức trên thế giới” và một số văn kiện, bài phát biểu của Nguyễn Aí Quốc. Bác Giáp xúc động: “Bài luận văn của Nguyễn Aí Quốc đã gây cho chúng ta một lòng căm phẫn sâu sắc như luồng điện giật”. Đó là sợi dây đầu tiên nối liền số mệnh của cậu thanh niên với Hồ Chí Minh và sự nghiệp cách mạng Việt Nam.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Sau đó Bác trở thành một người chiến sĩ cách mạng, ra tù vào tội nhiều lần nhưng không vì thế mà lòng căm thù giặc trong Bác bị phai mờ. Nhớ người vợ đầu tiên của Bác là Nguyễn Thị Quang Thái đã ra đi trong ngục tù quân Pháp khi còn rất trẻ, khiến con mất mẹ, chồng mất vợ, nỗi đau ấy như đâm vào da thịt Bác hàng ngàn mảnh, vì thế Bác càng quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc. Bác cũng từng là giáo viên dạy môn lịch sử tại trường tư thục Thăng Long, Hà Nội. Học sinh của Bác mô tả rằng: “Ông có thể vẽ lên bảng đen sơ đồ từng trận đánh của Napoleon, ông sôi nổi kể về công xã Paris, về cái chết của những nhà cách mạng như Danton và Robespirre”. Ông không chỉ là nhà sử học đơn thuần, ông còn là một trạng sư say mê, luôn bênh vực tính chính nghĩa của lịch sử. Mọi người biết đến ông như một người bị “quỷ thần ám ảnh về cách mạng và các trận chiến”.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Năm 1940, Bác đã bắt đầu sự nghiệp quân sự trong đệ nhị thế chiến. Năm 1944, Bác thành lập đội Việt Nam tuyên truyền, đây là tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <br />
Sau đó, Bác chỉ huy quân đội giành được nhiều thắng lợi to lớn, tham gia vào thành lập Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Và, Bác là Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.<br />
<br />
Bác không hề được đào tạo tại bất kì trường quân sự nào trước đó, không phải trải qua các cấp bậc quân hàm trong quân đội, nhưng Bác có tài quân sự. Bác chú trọng nghệ thuật lấy ít địch nhiều, lấy yếu chế mạnh, lấy thô sơ thắng hiện đại. Tư tưởng quân sự nổi tiếng của ông có tê gọi là “chiến tranh nhân dân”, kế thừa quan điểm quân sự Hồ Chí Minh, tinh hoa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, tri thức quân sự thế giới, lý luận quân sự Mác - Lênin, và được đúc kết từ kinh nghiệm cá nhân liên tục cập nhật trong nhiều cuộc chiến tranh mà nổi bật là chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. <br />
<br />
Qua những chiến dịch trên ta thấy công lao của Đại tướng trong thời kì này vô cùng to lớn. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua những câu chuyện kể thời xa xưa của cha mẹ, mà được chứng minh thực tiễn qua những chiến dịch hào hùng này. Những đường lối, chiến thuật, những thắng lợi mà Bác làm được không chỉ làm con dân Việt Nam càng thêm tin tưởng Bác, mà còn ảnh hưởng lớn đến những quốc gia bên ngoài. Như tờ tạp chí Times của Mỹ, họ thể hiện sự nể phục, khen ngợi con đường chỉ huy của Bác. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <br />
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời vào hồi 18h09 phút ngày 4/10/2013 tại Viên quân y 108, Hà Nội, nơi Bác nằm điều trị từ nam 2009, hưởng thọ 103 tuổi và là đại tướng Việt Nam sống thọ nhất.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Vào ngày đưa tiễn Bác đi là ngày Quốc tang của cả nước, mọi người hướng đến Bác với sự nuối tiếc, xót xa. Cả dòng người như ngưng đọng lại giây phút trước thời khắc biệt li ấy.<br />
Không chỉ thế, thế hệ sinh viên chúng tôi một mực kính trọng Bác - một đại tướng, một nhà cách mạng, một thầy giáo uyên Bác, mẫu mực. Tiêu biểu là tập thể lớp KS14B – Học viện Hành chính đã đến dâng hoa viếng Đại tướng tại Dinh Độc Lập, tỏ lòng tiếc thương sâu sắc đến Bác.<br />
<br />
Đâu chỉ có con người mới đau buồn trước sự ra đi của Bác, ngay cả những loài cây tưởng chừng như vô cảm ấy cũng biết héo úa tiễn đưa người. Những chiếc lá ngày dần úa đi, những cành cây khỏe mạnh ngày càng khô héo, những chú chim thôi hót càng khiến cho không gian tại tư dinh nhà Bác càng trở nên sâu lắng.<br />
<br />
Đại tướng ra đi, một danh nhân quy tụ cho những sự cao quý của nhân dân Việt Nam đã từ biệt cõi đời. Nhưng cũng từ mất mát này người ta mới lại được nhìn thấy rõ hơn bao điều, mà có thể lâu nay đã bị lẫn khuất đâu đó trong những vòng quay cuộc sống. Hơn cả vạn lần, chúng con khắc cốt ghi tâm những công lao to lớn của Bác, những đóng góp cho đất nước tưởng chừng cả thế giới phải nể phục. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nghiêng mình trước linh cửu của Bác, chúng con - những chủ nhân tương lai của tổ quốc xin hứa sẽ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, bên cạnh đó sẽ rèn luyện nhân phẩm đúng với những gì Bác đã dạy!</span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">HOÀNG THỊ DUYÊN </span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em>(Học viện Hành chính cơ sở TP. HCM)</em><br />
</span></span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div> </html>