<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div><em><strong><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;">Bài dự thi cuộc thi viết về hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ:</span></span></strong></em></div>
<div style="text-align: center;"> </div>
<div style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 255);"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Võ Thị Sáu: Đóa hoa xuân giàu nghị lực đang nở và trường tồn mãi mãi</span></span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ướm mình trong chiếc chăn ấm áp cùng sự êm ắng với chiếc đệm cao từng gang tay, tôi tự hỏi: “Trời đã sáng rồi ư?”. Hơn lúc nào hết, tôi muốn ngủ, muốn ngủ thật lâu với cái niềm sung sướng nhỏ nhoi ấy cho đến khi mặt trời lên cao ngút. Cuộc sống thoải mái, hạnh phúc làm tôi nhanh chóng thỏa mãn với những gì đã đạt được tuy nhỏ nhặt hay dễ dàng than trách cuộc đời nếu có chuyện không được như ý dẫu nó không lớn lao.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Nhớ lại thuở ấy, ở cái thời dù chưa biết gì cả nhưng tôi đã tôn sùng, đã ngưỡng mộ những anh hùng lịch sử. Tôi chăm chú nghe cô giảng và kể từng câu chuyện lôi cuốn từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng cho tới cuộc chiến sông Bạch Đằng, tôi đều thuộc nằm lòng. Tôi vội lật lại từng trang sách năm xưa và chợt lặng người khi tôi đang quên, đang dần mờ nhạt đi cái hình ảnh xưa, hình ảnh một người con gái trông giản dị, đằm thắm với chiếc áo bà ba đơn sơ cùng một tinh thần bất khuất, hiên ngang mang tên Võ Thị Sáu. 14 tuổi chị đã là công an xung phong quận Đất Đỏ, 14 tuổi chị đã sông pha trên chiến trường với mong muốn trừng trị bọn ác ôn cướp nước. Ấy thế mà ở cái tuổi ấy, tôi nào biết cái gì về cuộc sống ngoài nặng nhẹ mẹ cha với những thứ không được như ý. Ở tuổi ấy, tôi nào hay biết những khó khăn, nguy hiểm mà người xưa đã đi trên chặng đường cứu nước gian nan ngoài việc cặm cụi học thuộc lòng những trang sử khó thuộc và không ngừng mắng nó đáng ghét. Tiết Quân sự khi học ném lựu đạn, khi ấy tôi đã 17 tuổi nhưng trái lựu đạn đối với tôi rất nặng, rất khó khăn khi ném. Nhưng chị chỉ mới 14 tuổi, ở cái tuổi ăn tuổi chơi thì làm sao có thể làm nỗi những việc nặng nhọc và nguy hiểm đến thế! Đằng này chị không những mạnh mẽ mà còn dũng cảm hoàn thành suất sắc nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Năm 1948, chị tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng, rồi cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm Quốc khánh nước Pháp do ngụy quyền tổ chức, đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Những thành công vang dội của một người con gái khi chưa thành niên như chị làm bất cứ ai cũng nể phục, đặc biệt có sức ảnh hưởng rất lớn đối với quân giặc.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Những đòn tra tấn của bọn thực dân có thể nói chỉ có ở địa ngục, nhưng nó không làm bất cứ người Cộng sản nào của Việt Nam run sợ, ngược lại khi một người ngã xuống lại có hàng ngàn người đứng lên. Không sợ bị dập tắt, ngọn lửa yêu nước ấy một lần nữa lại tiếp thêm sức mạnh cho những người khác đứng lên chống ngoại xâm, dấy lên lòng căm thù giặc càng sâu sắc hơn, mạnh mẽ hơn. Bị giặc bắt khi mới 17 tuổi, những tưởng chị sẽ nhanh chóng khuất phục nhưng không phải, chị Sáu đã kiên cường chóng chọi trước những cực hình, tra tấn dã man, bọn chúng dùng đủ mọi cách nhưng cũng chẳng khai thác được thông tin gì từ chị. Trước kẻ thù hung hăng, độc ác, người con gái có vóc dáng mảnh mai, trông yếu ớt nhưng tinh thần lại vô cùng gang thép, quật cường “dù chết vẫn không lùi bước” của chị thì giặc phải nể sợ.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ở phiên tòa, chị sang sảng khẳng định: “Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội.”. Và khi tên quan tòa tuyên án: “Tử hình, tịch thu tài sản”, chị đã thét vào mặt chúng: “Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!”. Sau đó chị hô vang: “Đả đảo thực dân Pháp!”, “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Thực dân Pháp muốn giết chị ngay, nhưng không dám thực hiện bản án tử hình với người chưa đến tuổi thành niên nên chúng tiếp tục giam giữ chị ở khám Chí Hòa rồi đưa ra Côn Đảo.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Ngày 23/01/1952 chúng thi hành bản án bắn chết chị khi mới 19 tuổi. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22 chị gửi lòng mình với đất nước và con người Việt Nam bằng những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca,… mà cho đến bây giờ vẫn trường tồn cùng thời gian. Người con gái 19 tuổi sắp bước ra pháp trường Côn Đảo với bộ quần áo bà ba trắng tinh, mái tóc cài một bông hoa tươi thắm còn thơm mùi hương lá bồ kết, lần đầu tiên có một người phụ nữ với tuổi đời còn quá trẻ sắp bị bắn ở nơi đảo khơi xa cách đất liền này. Giá như lúc ấy công nghệ phát triển như bây giờ, chúng ta có thể ghi lại giọng hát tràn đầy sức lan tỏa của chị, có thể ghi dấu lại khoảnh khắc oanh liệt, hiên ngang của chị, dù là vài giây.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Lúc bấy giờ, chúa ngục nói với chị: “Một lát nữa cô sẽ bị xử bắn. Cô uống đi một cốc rượu, hơi rượu sẽ làm cô thêm can đảm.”. Nụ cười nở trên môi, chị trả lời: “Rất cảm ơn, nếu các ông cần rượu để có thêm can đảm, xin mời cứ tự nhiên.”. Nhận được câu trả lời sắt đá của chị, chúa ngục không khỏi kinh ngạc nhưng chỉ biết trố mắt nhìn người con gái trẻ đầy nghị lực này. Con người ta không thể tự chọn cho mình cách sinh ra, nhưng lại có thể chọn cho mình lý tưởng và chọn cách thức để kết thúc cuộc đời. Và chị Sáu đã chọn, chị đã bước đến cái chết bằng lời ca cùng tất cả lòng yêu nước, niềm tin “Kháng chiến nhất định thắng lợi!”. Nếu như trong cuộc sống ồn ào này có mọi lời ca, tiếng hát thì chắc là không có giọng hát nào xúc động lòng người bằng giọng hát của chị trên đường tới pháp trường. Trước lúc hy sinh, Võ Thị Sáu từ chối rửa tội, chị còn ôn tồn nói với linh mục: “Tôi không có tội. Nếu cha muốn rửa tội xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây”. Con người trước lúc lìa xa nhân thế thì ai cũng có những điều hối tiếc chưa làm được, sự ân hận của chị: “ Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Không cần bịt mắt, chị hiên ngang nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù, giọng nói đanh thép hô to: “Đả đảo thực dân Pháp, Việt Nam muôn năm, Hồ Chí Minh muôn năm!”.<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Chị Võ Thị Sáu là một biểu tượng hiên ngang, tràn đầy lạc quan cách mạng, đứng trước họng súng kẻ thù chị không hề run sợ, tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, niềm tin tuyệt đối vào thắng lợi của cuộc cách mạng. Vẫn mãi khắc ghi hình ảnh chị cài hoa trên tóc, mùi hương bồ kết thoang thoảng tỏa ra, vẫn nhớ câu nói đầy khẳng định của chị: “Tặng mấy anh bông hoa này. Cảm ơn mấy anh đã đào huyệt cho tôi. Hôm nay mấy anh mới đào một cái nhỏ. Nhưng ngày mai, mấy anh cần đào một cái huyệt thật to.”. Trong khi những người tù đào huyệt ngơ ngác nhìn nhau thì chị Sáu nháy mắt, hất hất về phía bọn Pháp: “Một cái huyệt thật to để chôn những kẻ bắn tôi hôm nay!”. Đứng trước sự sống và cái chết, chị vẫn đường hoàng không chút run sợ, vẫn khí phách hiên ngang, vẫn tinh thần gang thép khiến kẻ thù từ trên xuống dưới khiếp sợ. Chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ Cộng sản, người Công an kiên cường, tin tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cách mạng. Kẻ địch không khuất phục được người con gái quận Đất Đỏ, mặc dù chị chỉ mới 19 tuổi. <br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Võ Thị Sáu mãi mãi là tấm gương sáng cho các thế hệ Việt Nam noi theo, nhất là thế hệ trẻ trong lực lượng Công an nhân dân. Như nhà thơ Tố Hữu đã viết:<br />
<br />
“Có cái chết hóa thành bất tử<br />
Có những lời hơn mọi lời ca<br />
Có con người như chân lý sinh ra...”<br />
</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
Thế mới hiểu cuộc sống bây giờ sung sướng, ấm no biết chừng nào, thế mới thấu cuộc sống năm xưa khó khăn, thiếu thốn vật chất biết chừng nào nhưng thế hệ cha anh đã sống một cuộc sống giàu có về nghị lực, về tình yêu quê hương, đất nước và lòng căm thù giặc sâu sắc. Sự oanh liệt không sợ súng đạn, không ngại hy sinh vì độc lập, tự do của các thế hệ đi trước là điều đáng tự hào của mỗi con người Việt Nam. Nếu ai đó đã từng lãng quên như tôi, thì xin hãy nhớ lại, hãy sống thật xứng đáng với những điều mà cha anh đã cho, những bài học mà chị Sáu đã gửi, họ đã có công dựng nước thì chúng ta hãy cùng nhau giữ và phát triển đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG</span></span></strong><em><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">(Đại học Công nghệ thông tin)</span></span></em><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br />
</span></span></div>
</meta>
</div> </html>