<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Căn cứ R- một huyền thoại anh hù</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:VNI-Times;
margin-left:0cm; margin-right:0cm; margin-top:0cm}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><b><u>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Căn cứ R- một huyền thoại anh
hùng!</span></u></b></p>
<p class="MsoNormal" align="center"> </p>
<p class="MsoNormal" align="center"><font color="#0000FF"><b>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Đêm giao lưu trên chiến khu
xưa</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; text-indent: 36.0pt"><b><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> </span></i></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font color="#808080"><b><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Một ngày cuối tháng 7-2006,
Đoàn cơ quan Thành Đoàn TP. Hồ Chí Minh đã tham gia “Cuộc hành quân về căn cứ R,
giao lưu giữa cựu đoàn viên, thanh niên các cơ quan Dân - Chính - Đảng Trung
ương cục miền Nam và đoàn viên thanh niên Huyện Đoàn Tân Biên, tỉnh Tây Ninh”,
do Ban Liên lạc truyền thống Đoàn ủy Dân - Chính - Đảng Trung ương cục tổ chức.
Sau một ngày đi thăm các khu căn cứ, khi màn đêm trải xuống cánh rừng miền Đông,
lửa trại bừng lên bắt đầu đêm sinh hoạt giao lưu. Những người cán bộ, đoàn viên,
thanh niên Dân - Chính - Đảng Trung ương cục miền Nam ngày ấy giờ đều đã ở
ngưỡng “thất thập cổ lai hy”, nhưng nụ cười vẫn còn rạng rỡ và điệu múa, lời hát
vẫn còn uyển chuyển, lay động…</span></i></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="can_bo_ban_tuyen_huan_R_tuoi_20[1].JPG" width="400" height="300"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><font color="#808080">
<i><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Tuổi 20 ngày ấy...</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="tham%20can%20cu%20R1.JPG" width="410" height="308"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><i><font size="2" face="Arial" color="#808080">...và
bây giờ</font></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Trong đoàn hôm đó có cựu đoàn
viên, thanh niên của đầy đủ các cơ quan Dân - Chính - Đảng Trung ương cục miền
Nam: Ban Tuyên huấn, Ban Kinh tài, Ban Dân y… Mỗi người góp với nhau một câu
chuyện, một kỷ niệm mà đã bao nhiêu lần gặp gỡ cũng không thể nào kể hết… </span>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Mở đầu đêm lửa trại là trò
chơi “hái hoa dân chủ”. Thế hệ đoàn viên hôm nay được nghe kể về chương trình
này:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Ngày trước, hoạt động văn
nghệ vẫn thường xuyên diễn ra ở các cơ quan, đơn vị trong khu căn cứ. Nhưng phải
hết sức cẩn thận, đề phòng sự phát hiện và đánh bom của máy bay Mỹ. Trong các
lần sinh hoạt, trò chơi “hái hoa dân chủ” được sử dụng nhiều nhất. Loại cây
thường dùng cho trò chơi này là cây Sầm, vì nó có nhiều cành nhỏ, dễ dàng buộc
những bông hoa. Qua trò chơi này, người trả lời xong có quyền mời người khác lên
hái bông hoa tiếp theo. Thường những người có cảm tình với nhau hay yêu cầu nhau
lên hái hoa. Nhờ vậy mà những cặp nam nữ có tình ý với nhau dễ bị phát hiện…</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Còn hôm nay, trò chơi “hái hoa
dân chủ” để ôn lại những kỷ niệm và những con người tiêu biểu ở chiến trường.
Như chuyện về ông Nguyễn Hữu Châu (con trai Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - nguyên Chủ
tịch Quốc hội, nguyên phó Chủ tịch nước), sinh ra trong một gia đình trí thức
giàu có nơi thành thị, được diện cấp học bổng của Chính phủ Pháp nhưng đã quyết
định rời bỏ tất cả để vào căn cứ tham gia cách mạng… Chuyện về nghệ sĩ ưu tú Tô
Lan Phương, một tiểu thư gốc Hà Thành tình nguyện đi vào rừng miền Nam, mang
tiếng hát của mình phục vụ kháng chiến. Hay câu chuyện của ông Kiều Xuân Long
(nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Ban Tuyên huấn Trung ương
cục), kể lại kỷ niệm về những đôi dép lốp đã mòn đế, sứt quai, ngọn đèn dầu làm
bằng vỏ đạn và chiếc lá trung quân (có vật minh họa cụ thể) đã gắn với cuộc đời
của bao nhiêu con người Cộng sản, đã làm nhiều người chăm chú. Bên những hòn
than hồng của đống lửa, ông Kiều Xuân Long say sưa nói về đoàn cán bộ Nam tiến
đầu tiên tham gia hoạt động ở căn cứ Trung ương cục:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Năm 1964, tôi là giảng viên
khoa Hóa trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Khi chuẩn bị đi Liên Xô nghiên cứu sinh
thì có phong trào tuổi trẻ trí thức lên đường vào Nam phục vụ kháng chiến và
chuẩn bị lâu dài cho cách mạng miền Nam. Xác định việc kháng chiến thì không thể
chần chừ, vậy là cùng đồng nghiệp quyết định lên đường. Lúc đó, trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội có 12 người tham gia (mỗi khoa 2 người). Cùng đi vào Nam có đồng
chí Ca Lê Hiến (tức nhà thơ, liệt sĩ Lê Anh Xuân) thuộc khoa Sử và Nguyễn Khoa
Điềm, Chu Cẩm Phong thuộc Đại học Sư phạm đi vào miền Trung. Cuộc hành trình vào
Nam phải hết sức bí mật, gian khổ, qua 3 tháng rưỡi đi bộ đoàn mới tới được rừng
miền Đông. Vào tới nơi, tôi được phân công giữ chức vụ Bí thư Đoàn Thanh niên
Nhân dân Cách mạng Ban Tuyên huấn Trung ương cục và phụ trách công tác tuyên
truyền đối ngoại. Đoàn trí thức trẻ miền Bắc lúc bấy giờ được Đảng giao nhiệm vụ
phối hợp với lực lượng trí thức trẻ cả nước đang ở đây mở trường, lớp đào tạo
cán bộ chính trị, giáo viên, phóng viên, cán bộ thông tin, văn hóa nghệ thuật
cho các Ban Tuyên huấn Khu ủy, Tỉnh ủy. Trường Sư phạm Tháng Tám từ đó ra đời
tại chiến khu (sau này đoàn cán bộ giáo viên của trường chuyển về công tác tại
trường Cao đẳng Sư phạm TP. Hồ Chí Minh), mở Nhà xuất bản, thực hiện biên soạn
sách giáo khoa và cử cán bộ, giáo viên qua dạy bổ túc văn hóa cho quân giải
phóng.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Im lặng một hồi, ông nói tiếp:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Thực ra thời ấy, tuổi trẻ
Ban Tuyên huấn R ít ai để ý đến tuổi tác của mình. Đã là người thanh niên cách
mạng, làm chiến sĩ giải phóng thì việc khó nhọc, gian khổ đến đâu, dù có thể hy
sinh, thanh niên Ban Tuyên huấn R cũng sẵn sàng xung phong gánh vác và tự hào
được phục vụ ở tuyến đầu. Theo anh Duyên, anh Hải, anh Thiệu… (là những Bí thư
Đoàn đầu tiên của Ban) kể lại: có lúc Ban đã có tới 1.800 đoàn viên, thanh niên
chia làm 27 chi đoàn và 160 đội viên quàng khăng đỏ (lúc này khoảng 15- 16 tuổi)
chia làm 5 chi đội mang tên Anh hùng dũng sĩ. Trong 1.800 đoàn viên, thanh niên
ấy có hàng trăm người là cử nhân văn chương, sử học, báo chí, lý luận, nhà văn,
nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ được học ở các trường đại học Hà Nội, Huế, Sài Gòn và
nhiều quay phim, đạo diễn được đào tạo ở Liên Xô, Ba Lan, Trung Quốc, Đức; nhiều
Việt kiều Campuchia đều đang ở lứa tuổi 20. Chuyện học tập văn hóa, chuyên môn,
nghiệp vụ, chính trị… là một phong trào thi đua quan trọng của Đoàn Thanh niên
Ban Tuyên huấn R thời ấy. Tham gia cách mạng ở đâu không biết chứ ở Ban Tuyên
huấn R mà không trở thành cán bộ Tuyên huấn, cán bộ Chính trị hay nghệ sĩ… thì
coi sao được. Cho nên, mặc dù việc học văn hóa, chuyên môn… đối với chiến sĩ
cách mạng xuất thân từ miền Nam là một việc hết sức khó khăn, “khó nhất trong
những cái khó” ở chiến khu nhưng vẫn được thi đua thực hiện.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Ngày ấy, ta có chủ trương
đánh trong lòng nước Mỹ. Cần phải tập trung thông tin để phát ra ba Trung tâm
báo chí tại Pa-ri, Tô-ky-ô, Béc-lin và chuyển cho đồng chí Nguyễn Thị Bình (lúc
này bà Bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời). Những người trí
thức thì biên soạn thông tin và dịch ra tiếng nước ngoài còn các em thiếu nhi
thì xếp bản in. Các em tuy nhỏ nhưng làm việc rất nhanh, rất hiệu quả, vừa nhìn
bản thảo, vừa xếp chữ cứ thoăn thoắt. Nhiều thiếu nhi những cán bộ chiến sĩ công
tác hay đã theo học văn hóa, chuyên môn ở Ban Tuyên huấn R sau này đều thành
danh: anh Chiến Lũy - Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh, anh Tám Việt - Phó
Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin TP. Hồ Chí Minh, anh Hữu Phần - Giám đốc Đoàn ca
múa nhạc Bông Sen, chị Công Tằng Tôn Nữ Thị Huyền Cam - Công tác tại Trường Đảng
Nguyễn Ái Quốc (Thủ Đức)…</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Ngày nay, Ban Tuyên huấn R
được phong tặng danh hiệu Anh hùng. Trên tấm bia kỷ niệm Ban Tuyên huấn R (được
Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương dựng lên sau 30 năm hoà bình) mới chỉ có tên của
200 cán bộ chiến sĩ hy sinh, còn chừa một khoảng trống lớn để cho những cuộc tìm
kiếm đồng đội, tiếp tục bổ sung. Điều đó có nghĩa là đã có rất nhiều, rất nhiều
những cán bộ, chiến sĩ Ban Tuyên huấn tuổi 20 đã nằm xuống khi thực hiện Sự
nghiệp Công tác Chính trị - Tư tưởng - Văn hóa - Nghệ thuật trong cách mạng miền
Nam.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Nói đến đây chúng tôi nghe
trong lời ông như nghẹn lại!</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Chiến tranh đã qua đi, người
dân được sống trong hòa bình được hơn một phần ba thế kỷ. Vùng chiến khu xưa nay
vẫn trở lại vẻ hoang vu, vắng lặng như ngày nào. Nhưng ở đây giờ còn lưu lại
những huyền thoại, những huyền thoại anh hùng mà mất cứ một người nào khi nhắc
đến “Căn cứ R” cũng đều tự hào.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Ông Kiều Xuân Long nói với
giọng trang nghiêm:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Quân lính Mỹ ngoài lúc làm
nhiệm vụ chiến đấu là đánh bài, thác loạn. Chúng cầu nguyện cho mau hết hạn
nghĩa vụ để trở về với gia đình. Trong khi đó, chiến sĩ ta vừa công tác, chiến
đấu, vừa học tập, rèn luyện chuyên môn. Ngay trong khói lửa chiến tranh, Đảng ta
vẫn giữ một niềm lạc quan cách mạng, vẫn đưa lực lượng trí thức vào mở trường,
dạy văn hóa, chuyên môn để chuẩn bị cho ngày toàn thắng. Sự thật là ta đã làm
được điều này. Đây là một sự thật hoàn toàn nhưng có lẽ đối với kẻ thù đó là
điều không thể tưởng. Năm 1994, tôi có cuộc gặp gỡ với cựu binh Mỹ, do đoàn
doanh nghiệp cựu chiến binh Mỹ tổ chức tại thành phố Dallas, tiểu bang Texas.
Những người Mỹ cho rằng Việt Nam là kẻ hiếu chiến (vì họ thấy Việt Nam đã có
lịch sử chiến tranh suốt mấy ngàn năm). Đáp lại, tôi đã kể cho họ nghe những
việc ta đã làm, dưới làn bom của họ. Và họ đã thán phục vì điều này. Những người
cựu chiến binh đã ồ lên: “Thật tình là chúng tôi không hề biết việc này. Chúng
tôi không nghĩ rằng dưới hàng tấn bom của quân đội Mỹ mà lại có những hoạt động
như thế diễn ra”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Nếu như huyền thoại thứ nhất
là lạc quan cách mạng thì những huyền thoại tiếp theo chính là văn hóa kháng
chiến và sự anh dũng hy sinh. Ông Tư Minh (tức Dương Ngọc Minh - Nguyên Bí thư
Đoàn cơ quan, nguyên Trưởng Ban Văn thư - Đánh máy cơ quan Mặt trận Dân tộc Giải
phóng) sôi nổi khi kể về những hoạt động văn hóa văn nghệ lúc này:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Ngày đó, dù cực khổ đến thế
nào thì phong trào văn nghệ vẫn được duy trì. Ai ai cũng phải thuộc và hát những
bài hát cách mạng, truyền thống. Mỗi đơn vị hàng tháng phải có một tờ báo tường
với chủ đề tập trung vào “Đoàn - Công - Kỷ - Tiết”. Tôi nhớ hồi đó có hai bài
bích báo mà đến giờ này ai cũng còn nhớ. Bài thứ nhất là “Đoàn viên B ta” của
Năm Nhỏ (tức Đỗ Viết Xuân - Mặt trận Dân tộc Giải phóng): </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> “Đoàn viên
B ta như lá như hoa,</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> Dù bao gian
khó quyết xông pha</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> Đoàn kết
một lòng ta theo Đảng</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> Diệt giặc
Mỹ giải phóng quê nhà.”</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Bài này sau được chấm giải
nhất toàn Mặt trận. Vì mỗi câu thơ đều mạng một ý nghĩa sinh động. Hay bài thứ
hai (không nhớ rõ tác giả), phê phán thái độ lười lao động, công tác: </span>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> “Cơm ăn
không đặng cháo chén no</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> Đến giờ
công tác lại nằm co</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt"><i>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial"> Hết giờ
công tác chạy như xe pho.”</span></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Chúng tôi còn chưa hết cười
thì ông Kiều Xuân Long tiếp lời:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Tôi thì nhớ nhất là một đêm
văn nghệ biểu diễn cho đoàn phóng viên, quay phim, luật sư các nước Trung Quốc,
Pháp, Ba Lan. Đoàn nghệ sĩ của chúng ta đã biểu diễn Vi-ô-lông dưới ngọn đèn dầu
bằng vỏ đạn lửa lung linh. Nhà quay phim người Pháp J. Pick đã quay rất kỹ từng
chi tiết rồi trầm trồ: “Trên thế giới tôi chưa bao giờ được xem một giàn nhạc
nào trình diễn dưới ánh sáng lung linh như ở Trung ương cục miền Nam của các
ông. Tuyệt vời! Tuyệt vời!”</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Sau những tiếng cười từ câu
chuyện của ông Kiều Xuân Long là một khoảng lặng rất lớn. Một lúc sau nghe giọng
buồn buồn của ông Tư Minh:</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">- Những câu chuyện này sẽ còn
vui biết bao nếu như những người đồng chí của chúng ta đều an bình. Tôi thấy
thương cho nhỏ Lan Khanh (Huỳnh Lan Khanh - con gái Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát)
quá. Là nữ sinh Sài Gòn, năm 17 tuổi được ra miền Bắc đào tạo hạt giống đỏ cho
cách mạng miền Nam nhưng cứ một mực xin gia đình ở lại miền Nam tham gia kháng
chiến. Được giao nhiệm vụ làm văn thư - đánh máy nhưng xung phong làm đủ mọi
việc, tính tình tuy ngang bướng nhưng rất hòa đồng. Hôm đó, Khanh xin đi tải gạo
cùng mấy anh chị cơ quan, trúng ổ phục kích của địch ở Trảng Dầu. Vì bị rớt mắt
kính không thấy đường nên bị địch bắt lôi lên trực thăng. Không chịu khuất phục
kẻ thù, cô đã nhảy từ máy bay xuống và chết trên ngọn cây cao, cách chỗ bị bắt
nửa cây số, lúc ấy cô mới 20 tuổi. Về nguyên tắc thì có người bị bắt là phải dời
cơ quan, nhưng tất cả anh chị em đều tin một điều là Lan Khanh sẽ không khai báo
nên cơ quan không dời đi nơi khác. Kết quả là cơ quan vẫn tồn tại an toàn…</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Tuổi trẻ của chúng tôi sẽ mãi
tự hào về những gì mà ông cha mình đã làm được. Họ đã đánh đổi tuổi 20 của mình
cho sự thắng lợi của cách mạng. Mãi mãi tự hào vì ở vùng rừng Đông Nam Bộ vẫn
còn đó những huyền thoại. Còn đó “Căn cứ R - một huyền thoại anh hùng”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0pt">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="tham%20can%20cu%20R.JPG" width="352" height="264"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0pt">
<i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Các bạn đoàn viên thanh niên chăm
chú nghe giới thiệu "Căn cứ R - một huyền thoại anh hùng"</font></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0pt">
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0pt">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="tham%20can%20cu%20R2.JPG" width="352" height="264"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 6.0pt">
<i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Thế hệ Đoàn viên hôm nay quây
quần bên ánh lửa trại</font></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: right; margin-bottom: 6.0pt">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; font-weight: 700">TRỊNH THANH
TOÀN</span></p>
</body>
</html>