<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> Đó là một trong những quan điểm của Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành (BCH) Trung Ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Và đây là cũng là nội dung trọng tâm trong buổi tọa đàm vừa diễn ra vào sáng 13/11/2014 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM. </span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Tham dự chương trình có đ/c Nguyễn Thanh Đoàn – UV BTV, Trưởng Ban thanh niên trường học Thành Đoàn, Phó Chủ tịch thường trực Hội sinh viên Thành phố đ/c Phạm Văn Linh - Phó Ban thanh niên trường học Thành Đoàn, UV. Ban thư ký, Trưởng Ban kiểm tra Hội sinh viên Thành phố Thạc sĩ Lâm Mai Long – Phó hiệu trưởng Trường ĐH SPKT TP. HCM; đ/c Lê Chí Kiên – Khoa Điện Điện tử đ/c Nguyễn Thị Phương Hoa – Phó Bí thư Đảng ủy…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span class="Apple-tab-span" style="white-space: pre;"> </span></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> “Bật mí” những phương pháp dạy, học mới</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Trong buổi tọa đàm, ThS. Trần Văn Trọn – Giảng viên bộ môn Công nghệ tự động Khoa Cơ khí Chế tạo máy chia sẻ về “Kinh nghiệm thu hút sinh viên trong giờ học”. Phương pháp chính để thu hút người học đó chính là tạo hứng thú cho họ. Người giảng viên phải tìm được động lực học cho sinh viên, tạo cho sinh viên một niềm đam mê khi lên lớp. Chúng ta có thể tìm những mẩu chuyện về những tấm gương sinh viên vượt khó từ những người anh, người bạn của mình làm động lực thúc đẩy học tập cho sinh viên. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn của người giảng viên cũng đóng một vai trò quan trọng. “Mỗi giờ dạy, tôi thường đặt ra vấn đề, câu hỏi, kích thích tư duy của sinh viên để giải quyết vấn đề đó. Khi các bạn giải quyết được có nghĩa là các bạn đã hoàn thành nội dung bài học. Sau giờ lên lớp, nên dành thời gian để tiếp xúc và trả lời thắc mắc của sinh viên. Thông qua đó chúng ta có thể hiểu hơn về sinh viên của mình để điều chỉnh phù hợp trong phương pháp giảng dạy.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Thạc sĩ Lâm Mai Long – Phó hiệu trưởng Trường ĐH SPKT TP. HCM phát biểu: “Nói về đổi mới chương trình và nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lý… chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội. Trường ĐH SPKT TP. HCM đã thay đổi căn bản chương trình đào tạo, từ 185 tín chỉ xuống còn 150 tín chỉ. Chương trình xây dựng dựa trên lý thuyết khoa học và cơ sở đóng góp ý kiến của nhiều phía, bao gồm các nhà khoa học của nhà truờng, giúp sinh viên có cái nhìn rõ ràng, cặn kẽ sau khi kết thúc khóa học. Bên cạnh đó, chương trình cũng giúp thầy cô xây dựng bài giảng trọng tâm, trọng điểm. Nhà trường hướng chương trình giảng dạy mới sẽ giúp ích cho sinh viên khi ra trường. Để làm được điều ấy, tâm huyết thôi là chưa đủ. Cần có phương pháp truyền tải, giảng dạy và cách học tập hiệu quả. Chương trình đòi hỏi sự tham gia, góp sức của nhiều tầng lớp và cần sự nhận thức, sáng tạo, chủ động, kinh nghiệm của các thầy cô và các bạn sinh viên.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Người học trong việc nâng cao tính chủ động sáng tạo cũng cần chú ý kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề. Cách sử dụng máy móc và phương tiện giảng dạy hiện nay còn nghèo nàn. Một mô hình làm việc nhóm nhỏ cũng được trình chiếu trong buổi tọa đàm, qua đó, cần phải nâng cao những cuộc bàn luận, làm việc nhóm, sử dụng thiết bị hiện đại (Máy tính, Ipad, màn hình TV chính trong một phòng học, hoặc nhiều màn hình chia nhỏ mỗi góc…) có kết nối internet, hỗ trợ cho việc học. Bên cạnh đó, cần tạo ra sự tranh luận giữa các nhóm, giúp các bạn thoải mái, học một cách thích thú.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Nhiều giải pháp nhằm đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy và học cũng được các sinh viên, giảng viên nêu ý kiến tham luận. Bạn Nguyễn Thị Hoài Trâm, sinh viên Khoa Ngoại ngữ cho rằng: “Chúng ta nên tập nói chuyện với chính mình bằng cách ghi âm lại, đứng trước gương, sau đó là lập một nhóm học tập với bạn mình, và nâng thử thách lớn hơn là nói chuyện hoặc sử dụng tiếng anh với người xa lạ. Bản thân người học, mắc lỗi sai là điều hiển nhiên, quan trọng là ta sẽ rút ra được bài học gì sau đó.” Giảng viên Đoàn Tất Linh – Khoa Đào tạo chất lượng cao đóng góp: “Để có hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, thì đi học phải như đi chơi.”</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <strong> Vai trò và tầm quan trọng của việc đổi mới</strong></span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, người dạy phải dạy thật, người học phải học thật. Để nâng cao chất lượng đào tạo, không còn con đường nào khác là đổi mới phương pháp dạy học, giúp người học chuyển từ cách học bị động sang cách học chủ động. </span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Về mặt tư duy, chương trình đổi mới này sẽ kích thích khả năng suy nghĩ, định hướng được điều mà sinh viên phải phát triển từ những điều họ đã biết, tìm ra mục đích mà họ phải đi tới, cũng như cách đi thông qua những kiến thức cũ và cuối cùng, họ phải tự tìm, tự học để hiểu được vấn đề cốt lõi của học phần. Người học phát triển toàn diện, đặc biệt là tư duy sáng tạo, góp phần giúp nhà trường hoàn thành sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một đòi hỏi của thực tế khách quan. Để kết quả đào tạo như ý phụ thuộc rất nhiều vào chương trình đào tạo, môi trường đào tạo, các kỹ năng mềm…</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> Mỗi người giảng viên phải nhận thức sâu sắc được vai trò và trách nhiệm tích cực khi tham gia vào quá trình đổi mới dạy và học, sinh viên phải thay đổi vai trò, cách học cho phù hợp. Những nhà quản lý phải có cái nhìn mới trong việc trang bị cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy - học. Đây là nghĩa vụ, trách nhiệm và cũng chính là lương tâm của mỗi người trước những thử thách to lớn trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Một số quan điểm đổi mới</span></span></strong></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới; chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc. Đổi mới bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, lộ trình.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. Chuẩn hoá, hiện đại hoá giáo dục và đào tạo. Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và xã hội.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Phát triển giáo dục và đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng.</span></span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;">Chủ động phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo. Phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. </span></span></div>
<div style="text-align: right;"> </div>
<div style="text-align: right;"><strong>KHÁNH HÀ</strong></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
<div> </div> </html>