<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8">
<title></title>
<div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><b><span style="line-height: 115%;"><u>Ứng cử viên Công dân trẻ tiêu biểu 2014:<br />
</u></span></b></span><span style="font-size: small; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Tahoma, Verdana; text-decoration: none; text-align: start;"><span style="font-family: Arial;"><strong> <a href="http://thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/thanhdoan/webtd_/Quantri_Manager/news.aspx?news_id=21106" style="font-size: 11.111111640930176px; color: rgb(0, 0, 0); font-family: Tahoma, Verdana; text-decoration: none; text-align: start;">Tiến sĩ tôm” hết lòng vì người nông dân</a></strong></span></span><span style="color: rgb(51, 51, 51);"> <span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"> <br />
</span></span></span></p>
</div>
<span style="font-size: small;">
<div style="text-align: justify;">Tốt nghiệp tiến sĩ nhờ công trình nghiên cứu dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS), anh Trần Hữu Lộc lập tức quay về nước để giúp đỡ bà con nông dân.</div>
</span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: 12px;"> </span></div>
<span style="font-size: small;">
<div style="text-align: justify;"><strong>Từ thất nghiệp đến cố vấn quốc tế FAO, NACA, GAA,…</strong></div>
</span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trần Hữu Lộc sinh năm 1984, hiện là giảng viên, nhà khoa học trẻ của Khoa Thủy sản trường Đại học Nông Lâm và đồng thời cũng là Giám đốc Công ty Dịch vụ Kỹ thuật nuôi trồng thủy sản Minh Phú Aqua Mekong.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Thừa hưởng niềm đam mê thủy hải sản từ người cha của mình, cũng là một giảng viên của trường Đại học Nông Lâm, ngay khi còn trên giảng đường, anh Trần Hữu Lộc đã nghiên cứu rất nhiều về bệnh học trên cá, phát triển vaccine ngừa bệnh nhiễm khuẩn trên cá tra, ảnh hưởng của độc chất lên hệ miễn dịch cá tra,… Tốt nghiệp đại học năm 2006, vì muốn nghiên cứu chuyên sâu về các bệnh dịch, anh tìm hiểu và xin vào các viện, trung tâm khoa học làm việc nhưng bị từ chối. Và sau hơn một năm “thất nghiệp” như vậy, anh đã quyết định đi theo con đường giảng dạy. Với những kiến thức và kinh nghiệm đúc kết được trong quãng thời gian nghiên cứu, anh đã xin được học bổng toàn phần thạc sĩ của tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Vương Quốc Bỉ tại Đại học Ghent chuyên ngành nuôi trồng thủy sản và học bổng toàn phần tiến sĩ tại Đại học tổng hợp Arizona, Mỹ, với chuyên ngành khoa học môi trường.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Năm 2010, ngành nuôi tôm Việt Nam và các nước Đông Nam Á xuất hiện một dịch bệnh lạ có tên Hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tụy cấp (AHPNS) chưa hề được ghi nhận, đã gây hậu quả rất nặng nề cho nghề nuôi tôm. Cũng tình cờ trong thời gian này, Trần Hữu Lộc đang làm luận văn tiến sĩ tại Mỹ và anh có cơ hội được tiếp xúc với Giáo sư Don Lightner - ông tổ của bệnh tôm trên thế giới. Chính thầy đã đưa ra kim chỉ nam cho anh chỉ bằng một câu nói: “Dịch bệnh tồn tại, quan trọng là tìm được độc tố đến từ đâu, từ đất, từ tảo độc hay vi khuẩn, kí sinh trùng,…?”. Nhờ kinh nghiệm nuôi cá khi còn ở Việt Nam, anh đã dễ dàng dùng phương pháp loại suy và tìm ra hướng gây bệnh, từ đó chuẩn đoán được mầm bệnh và khống chế nó.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Anh tâm sự: “Lúc đầu anh viết đề cương về một nghiên cứu khác. Trước khi bảo vệ lần đầu, anh mở phải một email chứa virus và toàn bộ dữ liệu trong máy tính bị xóa hết. Anh đã quyết định đây chính là cơ hội để tìm hiểu một đề tài mới. Thời điểm và con người trung hòa, có lẽ đó chính là nhân duyên”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Bắt đầu lại mọi thứ, sau gần 3 năm nghiên cứu, Trần Hữu Lộc đã xác định được nguyên nhân của EMS/AHPNS và là tác giả chính thức công bố nguyên nhân của dịch bệnh này trên tạp chí chuyên ngành hàng đầu về lĩnh vực bệnh học Diseasis of Aquatic Organisms, đồng thời anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong năm 2013. </span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Cuối năm 2013, anh về nước và công tác tại trường Đại học Nông Lâm và tiếp tục thực hiện các dự án nghiên cứu về bệnh tôm với sự phối hợp cùng các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành khoa học về bệnh tôm cho Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Trần Hữu Lộc đã phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện hơn 20 hội thảo nông dân, hàng chục chương trình truyền hình thực tế cho hàng ngàn lượt nông dân nuôi tôm nhằm tư vấn và giải đáp thắc mắc cho bà con về nuôi trồng thủy sản, nuôi tôm bền vững để khống chế dịch bệnh trên tôm. Đồng thời, anh còn là cố vấn quốc tế của các tổ chức như: FAO, NACA, GAA,…</span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<span style="font-size: small;">
<div style="text-align: justify;"><strong>“Bác sĩ” tôm của người làm nông</strong></div>
</span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Mỗi năm cả nước nhập khẩu thức ăn gia súc tiêu tốn nhiều tiền của trong khi những phụ phẩm từ thủy hải sản sau khi sử lý hoàn toàn có thể làm thành thức ăn đạt chuẩn cho gia súc. Ví dụ như vỏ đầu tôm, mỗi một nhà máy sản xuất tôm thải ra khoảng 1.000 tấn chất thải một ngày, thay vì bỏ đi, có thể chế biến thành thức ăn cho gia súc và hơn thế nữa, chất Chitosamin trong vỏ đầu tôm còn có thể làm thành dược phẩm trị bệnh thoái hóa khớp cho người.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Muốn tạo ra một con tôm sạch, không bệnh, đầu tiên cần tạo ra được thức ăn sạch cho tôm. Tôm phát triển từ ấu trùng sau hơn 10 ngày thành tôm con, và mất khoảng 2 tháng tiếp theo để phát triển thành tôm trưởng thành có giá trị sử dụng cao. Thức ăn của ấu trùng là tảo tươi, muốn tạo ra tảo tươi sạch, không nhiễm bất kì độc chất nào từ thiên nhiên thì Trần Hữu Lộc phải nghiên cứu nuôi tảo từ tế bào gốc, sinh phối từ từ. Cứ như vậy, chi phí nuôi 1 con tôm từ 1 – 2 đô la Mỹ. Nuôi được tôm sạch rồi anh lại nghiên cứu để nuôi được tôm có thịt chắc hơn, ngon hơn, nâng giá trị mỗi kí tôm lên 2 đô. “Người ta chỉ nuôi tôm ở những vùng có sông có nước. Nhưng đây ở giữa lòng thành phố mà nuôi được tôm mà còn là tôm sạch, chất lượng cao, thì đó là cả một kỳ công”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Ở Thái Lan năm 2012, chính vì dịch bệnh mà sản lượng tôm xuất khẩu giảm mạnh 40% so với cùng kì năm trước. Nếu Việt Nam có thể áp dụng phương pháp nuôi tôm như anh Trần Hữu Lộc đang thử nghiệm tại Viện nghiên cứu của mình thì chắc chắn sản lượng tôm xuất khẩu sẽ tăng rất cao và hơn nữa, người dân Việt Nam cũng sẽ được ăn những con tôm sạch, không hóa chất, không mầm bệnh.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">“Thật ra, tìm vaccine cho bệnh hoại tử gan ở tôm không phải là quá khó. Nhiều người nghĩ thay vì nuôi tôm theo quy trình khép kín, kỹ càng từng chút một như vậy để có được tôm sạch thì việc dùng thuốc để chữa bệnh cho tôm sẽ nhanh chóng hơn và cũng đỡ chi phí cho người nuôi tôm xây dựng khu nuôi dưỡng và trang bị máy móc hỗ trợ nuôi tôm. Nhưng nếu dùng kháng sinh thì chỉ được một thời gian rồi những thế hệ tôm tiếp theo sẽ mang gen kháng thuốc và những con tôm này cũng sẽ mang dư lượng thuốc trong thịt, gây hại cho người sử dụng”, anh Lộc chia sẻ.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Nghề nuôi tôm còn nhiều khó khăn, trước đây ở Việt Nam chưa có một chuyên gia thực thụ nào về bệnh tôm. Trong khi đó nuôi tôm là áp dụng cả một quy trình với thao tác chuẩn. Ngay cả pha muối cho một bể nước biển nhân tạo để nuôi tôm cũng đòi hỏi tính chính xác cực kỳ cao, không phải cứ có kinh nghiệm nuôi tôm là có thể làm được. Vậy nên, mỗi khi có chút thời gian rảnh là anh lại đi các tỉnh, đến tận nơi hộ dân nuôi tôm, mang những máy móc hiện đại được các doanh nghiệp, tổ chức tài trợ để giúp người nuôi tôm trên cả nước phát hiện những nguyên nhân gây ra bệnh trên tôm và cách cải thiện môi trường nuôi tôm cũng như chất lượng tôm của họ. Chính vì vậy, chẳng lạ khi mà người nuôi tôm vẫn hay ưu ái gọi anh là “bác sĩ tôm” của người Việt.</span></div>
<div style="text-align: justify;"> </div>
<span style="font-size: small;">
<div style="text-align: justify;"><strong>Sẵn sàng công tác ở Việt Nam</strong></div>
</span>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tốt nghiệp tiến sĩ năm 2013, Trần Hữu Lộc được rất nhiều tổ chức, trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới mời về làm việc và tiếp tục công trình nghiên cứu của mình, nhưng anh đã từ chối tất cả những lời mời cộng tác ở môi trường quốc tế với mức lương mơ ước để trở về Việt Nam, mà “tài sản duy nhất lúc ấy của anh là chiếc xe cup”. </span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></div>
<table width="190" height="72" border="0" align="right" hspace="12" v:shapes="Picture_x0020_1" cellpadding="8px">
<tbody>
<tr>
<td bgcolor="#DDDDDD">
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 36px;">"</span></span><span style="font-size: small; line-height: 150%;">Tại sao phải đi làm thuê nơi xứ người mà không về Việt Nam? Ở đây, thách thức nhiều mà cơ hội cũng nhiều. Mọi thứ đều có điểm mạnh và điểm yếu. Quan trọng là phải có niềm tin…”, </span></p>
<p class="MsoNormal" style="margin-bottom: 0.0001pt; text-align: justify; line-height: 150%;"><span style="font-size: small;"><strong><span style="line-height: 150%;">(Anh Trần Hữu Lộc chia sẻ)</span></strong></span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Anh tâm sự, “Nhà nước đã tạo cơ hội cho mình đi học nên điều mà một nhà khoa học cần làm sau khi học xong là trở về để phục sự cho Tổ quốc”. Với suy nghĩ tự thân vận động, anh đã tìm kiếm và tạo những mối quan hệ hợp tác để tìm nguồn lực về tài chính và cả con người để xây dựng và phát triển Viện nghiên cứu bệnh học trên tôm của mình. Và theo như anh chia sẻ thì đó như một “cao vọng” mà anh mong muốn đạt được trong tương lai, đó chính là “Việt Nam sẽ có một phòng nghiên cứu chuẩn về bệnh tôm trên thế giới”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tập trung vào nghiên cứu nhưng anh vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm. Anh coi việc nghiên cứu là “để lấy kiến thức, kinh nghiệm sau đó định hướng cho sinh viên của mình giúp họ có hoài bão, đam mê và cống hiến cho xã hội”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Anh mong muốn thông qua những diễn đàn tuổi trẻ mà mình có thể truyền lửa cho các bạn đi tới thành công. “Khi đã hiểu được thất bại là một phần của thành công thì các bạn trẻ sẽ có niềm tin hơn vào công việc, không vội nản chí và đầu hàng”.</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br type="_moz" />
</span></div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Gặp anh vào những ngày cuối năm, bọng mắt anh thâm quầng sau những đêm thức khuya nghiên cứu, nhưng ánh mắt vẫn ánh lên niềm hân hoan, anh hồ hởi nói: “Anh vừa phát hiện ra thêm 2 bệnh mới ở tôm nữa. Chăm tôm còn cực hơn cả chăm trẻ sơ sinh”. <br />
</span>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b><span style="line-height: 115%;">MỸ LÝ</span></b></span></span><b><span style="font-size:13.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p>
</div>
<div style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
</meta>
</div>
<div> </div> </html>