<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div><strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <span style="line-height: 115%; text-align: justify;">Trong không khí hanh hao và se lạnh của tiết trời Sài Gòn những sáng cuối năm,chúng tôi tìm đến nhà Má Nguyễn Thị Lang ở số 29 Lý Văn Phước,phường Tân Định, Quận 1một phần</span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;"> </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;">để hỏi thăm sức khỏe của Má và phần nữa </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;"> </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;">cũng để được</span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;"> </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;">Má kể cho nghe những năm tháng hoạt động gian khổ mà anh hùng</span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;"> </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;">của Má vào </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;"> </span><span style="line-height: 115%; text-align: justify;">những năm 1950.</span></span></span></strong><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span></span></div>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="EN-GB" style="line-height: 115%;">Má hoạt động cách mạng lấy bí danh là Phượng (tên thật của Má là Nguyễn Thị Lang) tham gia vào Hội Phụ Nữ Cứu Quốc hoạt động một cách bí mật ở Sài Gòn. Má kể bọn giặc tàn ác, chúng đốt, chúng phá cho bằng hết những dãy nhà ổ chuột trong thành phố, nơi những chiến sĩ cộng sản trú chân nhằm mục đích xóa sạch, đuổi sạch, loại bỏ hoàn toàn địa bàn hoạt động của cộng sản, những chiến sĩ ngoan cường mà bọn chúng vô cùng kinh hãi.</span></span></span><span lang="EN-GB" style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="EN-GB" style="line-height: 115%;">Nhưng bọn chúng cứ đốt nhà thì Má với các học sinh, sinh viên lại cùng nhau quét dọn, mua tô,mua tre, xin bà con xung quanh vật liệu để xây dựng lại, rồi tiếp viện thức ăn cho các chiến sĩ cách mạng. Những cuộc đấu tranh, những cuộc biểu tình Má đều tham gia tích cực để đòi bọn giặc bồi thường, xây dựng lại nhà đã bị phá. Má cười và nói: “Lúc ấy lòng căm thù giặc đã dâng tới cao trào rồi, nhà nhà thù giặc, người người thù giặc nên các phong trào học sinh sinh viên lúc đó rất được bà con ủng hộ lắm”. Má khi đó với bí danh là Phượng dưới vỏ bọc là học sinh với chiếc xe đạp, còn là một cô giao liên dũng cảm và gan dạ và mưu trí khi quyết không để tài liệu rơi vào tay giặc khi bị giặc bắt ở trường Huỳnh Khương Ninh, Quận 1.</span></span></span><span lang="EN-GB" style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="EN-GB" style="line-height: 115%;">Trong cuộc đời hoạt động Má nhớ nhất là lễ tang Trần Văn Ơn (1931-1950) đã bị giặc Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên năm 1950. Tin Trần Văn Ơn lập tức đã gây náo động trong tầng lớp học sinh -sinh viên Sài Gòn.Và Má cùng với đồng đội trước ngày diễn ra lễ tang Trần Văn Ơn đã đi tới các chợ lớn nhỏ trong thành phố để kêu gọi bãi thị ngày đưa tang “trò Ơn” các chợ lớn nhỏ trong thành phố vắng tanh không một bóng người buôn, không thấy một dáng kẻ bán.Tất cả mọi người ùa ra đường đi tang lễ trò Ơn. Má kể lại trong niềm tự hào: “Những ổ bánh mì được phát không cho những người đi đám tang “trò Ơn” , những bác xích lô chở miễn phí cho những cụ già đã già yếu tay chân, người người đồng lòng đồng sức”. Má nói đó chính là “nhân dân” là “yêu nước”. Và trong buổi nói chuyện ấm cúng với má chúng tôi còn may mắn gặp được Ba Trình Đình Thu cũng là một thanh niên yêu nước, hoạt động sôi nổi trong phong trào học sinh-sinh viên thời kỳ đó,và bây giờ là bạn đời của Má. Ba cười hiền: “Ba Má biết nhau nhờ cách mạng, lấy nhau nhờ cách mạng,thời đó Ba đứng đằng sau âm thầm ủng hộ Má đi dán khẩu hiệu, đơn tuyên truyền, băng rôn mà nên duyên vợ chồng”. Ba Má dặn: “Các con hãy đem những gì tiếp thu được, học được ra mà giúp dân, giúp nước. Ba,Má ngày xưa đánh Tây giữ nước, các con bây giờ hãy cùng nhau giữ lấy nước”.</span></span></span><span lang="EN-GB" style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align:justify"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><span lang="EN-GB" style="line-height: 115%;">Nói về cuộc sống riêng của mình, Má hiện vẫn là cán bộ của Hội phụ nữ hưu trí phường Tân Định, 6 người con của Má đều thành đạt. Đó là niềm hạnh phúc của Má, tuổi già được yên ấm bên con cháu.</span></span></span><span lang="EN-GB" style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align:right"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><b><span lang="EN-GB" style="line-height: 115%;">KIỀU OANH</span></b></span></span><b><span lang="EN-GB" style="font-size:14.0pt;line-height:115%;font-family:
"Times New Roman","serif""><o:p></o:p></span></b></p> </html>