<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>New Page 2</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
"Vì hình ảnh VN: Hành động của trí thức trẻ” </font></b></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table8">
<tr>
<td>
<img border="0" src="hanh%20dong%20cua%20tri%20thuc%20tre.JPG" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Giải
vàng cuộc thi "Khoảnh khắc Việt": Nét duyên - tác giả Tam Mỹ (Bình
Thuận) - Cần có những kênh để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài</font></i></td>
</tr>
</table>
<p class="pHead"><font face="Arial" size="2">Đó là chủ đề của buổi diễn đàn do
Hội LHTN TP.HCM phối hợp với báo <em>Tuổi Trẻ</em> tổ chức, diễn ra tại trụ sở
báo từ 14g30 đến 17g. Diễn đàn có sự tham gia của Ban vận động thành lập Hội trí
thức trẻ TP.HCM cùng hơn 100 bạn trẻ khác. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Mở đầu diễn đàn anh Bùi Tá Hoàng
Vũ, phó chủ tịch thường trực Hội LHTN TP.HCM đã nhấn mạnh mục đích của diễn đàn
“Thông qua diễn đàn này Hội mong muốn các anh chị trí thức trẻ, những người có
những đóng góp không nhỏ vào sự thành công của đất nước cùng thảo luận và nói
lên những suy nghĩ trăn trở của mình và cùng chung góp sức xây dựng hình ảnh VN
ngày càng tươi đẹp. Cũng như muốn khơi dậy lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu
nước trong mỗi thanh niên để mỗi người bằng công việc cụ thể của mình góp phần
vào công cuộc xây dựng hình ảnh VN chúng ta ngày càng tươi trẻ”. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Anh Dương Thành Truyền, Phó tổng
biên tập Báo <em>Tuổi Trẻ</em> cũng nhấn mạnh: Diễn đàn vì hành động VN đã xuất
hiện trên trang báo <em>Tuổi Trẻ</em> tuần vừa qua, và giờ đây diễn dàn bước ra
khỏi trang báo để chúng ta có buổi gặp mặt hôm nay. Mỗi chúng ta ai cũng có khát
vọng, mơ ước về một hình ảnh Việt Nam được quảng bá được đến với nhiều bạn bè
quốc tế hơn và diễn đàn hôm nay chính là bước khởi đầu cho khát vọng đó. </font>
</p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Khởi đầu cho những ý kiến, anh
Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội LHTN TP, PCT Hội Kiến trúc TP, Tổng GĐ Công
ty Nhà vui, Phó ban Ban vận động thành lập Hội trí thức trẻ TP.HCM phát biểu:
“Trước công cuộc gia nhập WTO, chúng ta đã có những động thái tích cực. Mỗi ngày
khi mở trang báo ra, chúng ta lại đứng trước bao nhiêu vấn đề được đặt ra… Làm
thế nào để tiếp thị, giới thiệu về một hình ảnh VN đến bạn bè thế giới? Làm sao
để biến những tiềm năng đang có của đất nước trở thành những thế mạnh hơn nữa
trong công cuộc quảng bá hình ảnh VN? Chắc hẳn khi nói giới tri thức trẻ là lực
lượng tiên phong trong vấn đề này là hoàn toàn đúng. Xét về chiều dài lịch sử,
chúng ta đã có những trí thức trẻ góp sức mình để làm nên công cuộc giải phóng
đất nước, những tiến bộ XH. Còn giờ đây, có lẽ chúng ta càng cảm thấy hơn bao
giờ hết, vai trò, sứ mệnh của mình khi VN đứng trước nhiều cơ hội và thử thách.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Làm sao để vai trò VN sớm đạt được
đúng tầm? Những ngành nghề nào là thế mạnh để chúng ta có thể thực hiện, theo
đuổi và phát huy? Làm sao để tập hợp được nhiều người trẻ trí thức hơn nữa?...”.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">"Phát pháo" bằng một ý kiến luôn
được trong mối quan tâm, anh Nguyễn Phi Dũng, cựu du học sinh ở Úc chia sẻ:
“Điều tôi suy nghĩ nhất là không phải chỉ thu hút nhân tài trong nước, mà còn là
nguồn nhân lực ở nước ngoài - nhất là giới du học sinh VN. Các bạn đi học xa nhà
nhiều năm, lại thiếu thông tin về công việc ở nước nhà, cũng như có nhiều cơ hội
mời gọi họ, sẽ làm cho họ càng ít cơ hội quyết định trở về và dẫn đến hiện tượng
chảy máu chất xám. Tôi nghĩ chúng ta phải có nhiều kênh thông tin đầy đủ, chính
xác để tạo niềm tin cho các bạn du học sinh quyết định ở lại hay quay về để đóng
góp cho quê hương. Cũng như có những chuẩn bị để khi họ quyết định trở về thì
cũng không phải bỡ ngỡ”.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tiếp nối, anh Vũ Quốc Dũng, kể lại
câu chuyện của gia đình mình. Từ câu chuyện của em trai mình bên Mỹ cũng rất
mong muốn về VN nhưng phải băn khoăn lựa chọn vì có thiếu thông tin về việc làm.
Với mức lương 4.000 USD nhưng cuộc sống xa quê hương, đất khách xứ lạ với mức
sống đắt đỏ nhiều lần thôi thúc anh trở về quê hương, vậy mà để tìm được một
công việc phù hợp với khả năng đã làm anh cân nhắc nhiều lần. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Chia sẻ với ý kiến của anh Dũng,
chị Đào, trường ĐH Mở TP.HCM bày tỏ “cảm thấy khó chịu và đau lòng khi nghe tâm
sự của Dũng". Theo chị, điều xuất phát cơ bản nhất cho hành động vì một VN trong
diễn đàn này là lòng yêu nước. Vậy chúng ta sẽ chuyển hoá lóng yêu nước như thế
nào? Đặc biệt là những du học sinh, các bạn phải tự trang bị cho mình lòng tự
hào dân tộc để vượt qua những thử thách vật chất, cuộc sống phát triển của những
đất nước các bạn theo học.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Đào cũng đưa ta ý kiến về một cầu
nối thông tin giữa lực lượng này với hy vọng thông qua Hội tri thức sẽ có những
đề án phát triển hội và thu hút du học sinh từ bên ngoài. Và câu hỏi trang bị
như thế nào về lòng tự hào yêu nước của thanh niên để họ tự động trở về để góp
sức xây dựng quê hương đã bắt đầu châm ngòi cho diễn đàn. </font></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table9">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="200" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=158842" width="180" border="1" Hyperlink></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Anh
Nguyễn Tuấn Quỳnh nhấn mạnh "Dù xuất phát điểm bạn là ai, thì điều tiên
quyết bạn cần có là lòng yêu nước"</font></i></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Để trả lời cho một số ý kiến vừa "nổ" ra, anh Nguyễn
Tuấn Quỳnh, Phó Tổng GĐ Sài Gòn Gas, nói: "Dù xuất phát điểm bạn là ai, thì điều
tiên quyết bạn cần có là lòng yêu nước. Nhiều bạn trẻ đã băn khoăn công việc của
mình sau khi ra trường là gì. Nhưng điều đầu tiên bạn cần xác định đó là mục
tiêu cuộc đời. Sau khi ra trường, thì bạn sẽ làm gì, 5 năm sau bạn sẽ là ai… Có
người đó là mục tiêu sống tốt với đời. </font>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Một thực tế cho thấy, trong nhiều
cuộc cạnh tranh về tri thức, VN thường đoạt giải cao. Điều đó không khẳng định
chúng ta thông minh hơn các dân tộc khác nhưng chúng ta có ưu thế hơn họ và làm
nên lòng tự hào dân tộc. Hẳn tim bạn sẽ không thể nào im lặng, mỗi khi nhìn lá
quốc kỳ của chúng ta tung bay trên đấu trường quốc tế.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tôi tin trong mỗi trái tim người VN
đều có lòng yêu nước, nhưng phải làm sao để khơi nó đúng cách và biến thành
những hành động cụ thể".</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Anh Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng chia sẻ
đến diễn đàn câu chuyện của mình khi chỉ với 5 phút đã chuẩn bị kịp thời một bài
phát biểu bằng slide power points khi được bất ngờ đề nghị. Và bài phát biểu của
anh đã được hội nghị hoan nghênh. Qua câu chuyện của mình, anh nhắn nhủ đến các
bạn trẻ: trong thời đại hiện nay, chìa khóa cho các bạn trẻ có ba điều: giỏi
ngoại ngữ; có thái độ làm việc chuyên nghiệp và điều quan trọng nhất là có lòng
yêu nước và tự hào dân tộc.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tiếp tục cho luồng ý kiến của các
bạn trẻ, anh Lê Xuân Sinh, GĐ TT hỗ trợ VN của ĐH Mở TP.HCM: “Trong tim tôi như
đang được bơm nhiều máu, cảm thấy người mình đang nóng lên khi ngồi ở đây.
</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Hiện chúng ta đang có những tổ chức
Đoàn, Hội định hướng cho bạn trẻ về những kỹ năng sống, lý tưởng. Thật khó để so
sánh, nhưng có lẽ điều cần phải nhấn mạnh và cần có nhất ở giới trẻ là nghị lực.
Ông cha ta đã từng ăn cơm rau muống, tương cà, chống ngoại xâm, giành độc lập.
Tất cả chỉ là bằng nghị lực". </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Vâng, phải chăng chuyện về hay ở
của du học sinh xuất phát từ hai chữ “nghị lực”. Chính nghị lực sẽ giúp du học
sinh vượt qua được những cám dỗ vật chất, đời sống sung túc tại các nước phát
triển để quay về cống hiến cho nước nhà.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Còn với bạn Nguyễn Đăng Khoa thì
“Hiện nay du học sinh chúng ta không thiếu những thông tin về sự phát triển đất
nước mà cái du học sinh cần là thông tin cơ hội nghề nghiệp phù hợp với năng lực
của mình. Và sự ra đời của hội chính là chiếc chìa khoá giải quyết khúc mắc này.
Niềm hy vọng đặt vào Hội tri thức trẻ ngay từ mới “chào đời” để thể hiện được
mong muốn “cần nhiều thông tin hơn về VN”. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Theo Khoa, hiện nay du học sinh
theo 2 dạng: chính sách và tự túc. Phải nắm rõ thông tin về đối tượng này thì
chúng ta mới cung cấp đầy đủ thông tin. Dù có rất nhiều du học sinh muốn trở về
đóng góp cho đất nước nhưng lại bối rối vì không biết nơi nào trong nước đang có
nhu cầu tuyển dụng công việc đúng như ngành nghề mình được đào tạo ở nước ngoài.
Chúng ta cần có một lộ trình và các bước cụ thể để cung cấp cho thông tin cho du
học sinh. Khoa khẳng định: trong mỗi du học sinh ai cũng muốn quay về, vậy hãy
cho họ thông tin về cơ hội thể hiện mình thông qua được làm việc tại VN.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Không chỉ đặt câu hỏi, các bạn trẻ
đã mạnh dạn hiến kế. Thanh Tú, một du học sinh VN mới về từ Pháp, chia sẻ:
“Trong thời gian du học, tôi cũng được biết đến một diễn đàn tương tự của Hiệp
hội vì hình ảnh của Lyon. Phần thưởng của họ là những tác giả đoạt giải sẽ trở
về nước để giới thiệu về Lyon, sau đó sẽ là giới thiệu về nước của bạn đến với
Lyon. Trong quá trình dự thi, tôi rất khó khăn để tìm hiểu thông tin về VN,
nhưng cuối cùng thì với dự án Tiếp thị nụ cười VN đã giúp tôi có chiếc vé quay
về VN nhân kỳ nghỉ hè.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Qua đó, mới thấy ở một nơi nhỏ bé
như Lyon, họ cũng đã rất quan tâm đến việc giới thiệu hình ảnh của họ. Bên cạnh
đó, thông qua hiệp hội này, chúng ta cũng có thể giới thiệu về VN đến nước Pháp
và rộng hơn nữa”…</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Ths Đỗ Việt Hà, GĐ TT tư vấn hỗ trợ
doanh nghiệp công nghiệp TP đã tiếp lời các ý kiến: “Có lẽ chúng ta đã bàn nhiều
vấn đề về du học sinh, tuy nhiên chúng ta cần trả lời được các câu hỏi Vì hình
ảnh VN chúng ta sẽ làm? Sắp tới chúng ta gia nhập vào WTO, chúng ta sẽ làm
gì?... Khi đứng trước một vận hội của đất nước chúng ta tự vấn được gì và mất
gì? Làm sao đề hoà nhập chứ không hoà tan? </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Thông tin về VN không thiếu cùng
với sự phát triển của công nghệ thông tin. Muốn tìm thông tin về quê nhà, các
bạn du học sinh có thể vào các website của thành phố, khu công nghiệp cao để tìm
kiếm… Và muốn sử dụng hiểu quả thì chúng ta cần có trách nhiệm với dòng chảy của
đất nước”. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Mở rộng câu chuyện cho diễn đàn,
Nguyễn Trọng Hiếu, công tác tại khu công nghệ cao TP.HCM, đã đề cập đến một lực
lượng nãy giờ diễn đàn “bỏ quên”: Lực lượng tri thức trong nước. Hiếu giải
thích: Tri thức trẻ bao gồm tri thức trong nước và nước ngoài. 60% dân số chính
là lực lượng chính hiện đang đóng góp vào sức lao động của Việt Nam. Tri thức
trẻ có nghĩa là phải chủ động, chủ động trước vận mệnh đất nước. Hiếu cũng đạt
ra vấn đề Làm sao sử dụng hiểu quả nhân lực trong nước, quảng bá hình ảnh VN
phải xuất phát từ những con người đang sống trên quê hương mình. Vì vậy chúng ta
cần định hướng đúng cho chiến lược “PR” VN. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Hiếu chốt lại ý kiến của mình bằng
câu hỏi “Cần phải làm gì để có một chương trình hành động đúng”. Câu hỏi của
Hiếu đặt ra cho những người làm công tác nhà nước, quản lý hành chánh một trách
nhiệm đầu tàu: Cần hành động cụ thể!</font></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table10">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="130" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=158839" width="200" border="1" Hyperlink></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Diệu
Huyền đang sôi nổi trình bày suy nghĩ của mình</font></i></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Còn bạn SV Diệu Huyền thì làm hội trường "nóng" lên
với những ý kiến thật hùng hồn. Huyền đã đưa ra ví dụ câu chuyện Hoa hậu Mai
Phương Thuý khi tham gia cuộc thi Miss World 2006 đã giới thiệu bạn bè thế giới
chiếc nón lá đằm thắm. Tham gia những chương trình bên lề Thuý đều diện chiếc áo
dài duyên dáng. Đó là một hành động PR rất thiết thực. Một vấn đề nổi cộm trong
giới tri thức trẻ là “thực dụng”. Cách hiểu hai từ này đã tạo nên nhiều lối sống
trong giới trẻ. Lối sống cá nhân hay sống vì cộng đồng? Làm sao biết được ranh
giới giữa sống làm giàu cho bản thân, gia đình có phải thực dụng không?</font><p class="pBody">
<font face="Arial" size="2">Cần lắm một định hướng đúng, một chiến lược cụ thể
chứ không thể những ý kiến chung chung. Diễn đàn đi được hơn nửa thời gian nhưng
câu hỏi ai hiến kế và hiến kế như thế nào thì vẫn chưa tìm được. </font></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0" id="table11">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" height="200" hspace="0" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=158849" width="170" border="1" Hyperlink></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><i><font face="Arial" size="2" color="#808080">Nhà
thiết kế Ngô Thái Uyên </font></i></td>
</tr>
</table>
<font face="Arial" size="2">Ngô Thái Uyên, nhà thiết kế lại chia sẻ một ý kiến
thiết thực với bạn trẻ: Trong tôi luôn có hai con người: một con người của công
việc và một của sáng tạo. Ở nước ngoài chắc chắn không thể có CEO và Director
trong một con người. Nhưng đối với môi trường VN đây là việc nên làm. </font>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Trong công việc sáng tạo điều tôi
thấy rất rõ là các du học sinh chúng ta thiếu sự thích nghi tâm lý, đó là sự
“phân biệt” giữa tri thức du học và tri thức trong nước. Để có thể làm việc tại
VN các bạn nên đặt câu hỏi mình có hiểu lý, công việc những người làm việc tại
VN hay không?</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Chị Giang, hiện làm việc tại một cơ
quan hành chính Q.5, thì tâm huyết: "Tôi tốt nghiệp ĐH, chuyên ngành ngoại ngữ,
hơn một năm nay không thể nói được một tiếng "yes", "no", vì không có môi
trường, không có điều kiện. Do vậy, tôi thiết nghĩ, không chỉ có nguồn lực trí
thức được quan tâm chủ yếu là du học sinh, mà còn là những trí thức trẻ tại chỗ
- mà nhất là những cán bộ trẻ địa phương.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Các đơn vị nước ngoài khi đến VN
đầu tư, môi trường đầu tiên họ tiếp xúc là cơ quan hành chính nhà nước. Do vậy,
phải chăng vì hình ảnh VN, chúng ta phải quan tâm đến tác phong, học vấn... của
đội ngũ này nhiều hơn nữa".</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">TS Nguyễn Việt Dũng, Phó giám đốc
Bưu điện TP.HCM chia sẻ câu chuyện từ môi trường việc làm của anh. Đa số tri
thức trực tiếp đóng góp cho đất nước là tri thức trong nước. Cũng từng là một du
học sinh, anh Dũng khuyến khích các du học sinh nếu có điều kiện làm việc ở nước
ngoài vì đó là khoảng thời gian bạn tích luỹ được nhiều nhất. Sau thời gian tích
luỹ đó, bạn sẽ trở về với một con người giỏi hơn, vì không thể có người tài nếu
thiếu thực tế. Nếu bạn muốn PR tốt hình ảnh VN thì trước tiên bạn phải biết cách
tiếp thị bản thân. Phải xây dựng hình ảnh của chính bạn để người nước ngoài biết
đến hình ảnh con người Việt Nam. Tư cách của chúng ta khi ra nước ngoài chính là
chúng ta đang PR cho đất nước mình. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Và anh Đỗ Việt Hà thì "nóng" lên
qua câu chuyện thực tế về việc sáng chế, đăng ký bản quyền những tài nguyên VN
như nước tương, cá basa - theo anh, đó là công việc cụ thể mà những người trẻ có
thể làm tuỳ khả năng chuyên môn, vai trò của mình.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Một SV ĐH Kinh tế thì đưa ra ý
kiến: Là SV năm 4 nhưng SV này lại rất chưa tự tin vào kiến thức mình có. Bạn
cũng đưa ra ví dụ nhận xét của một chuyên gia người Séc khi đến giao lưu tại
trường mình: SV VN rất yêu nước, cần cù, sáng tạo nhưng lại rất thiếu tự tin. Dù
bản thân cũng muốn nói trước đám đông, muốn cống hiến nhưng lại thấy không có
nền tảng. Muốn tự tin phải có một gì đó. Và quả thật, chính bạn cũng nhận thấy
mình thiếu tự tin, dù ngành học đòi hỏi phải có sự xông xáo, thể hiện mình. Phải
chăng đó là điểm yếu của không ít người trẻ VN, những trí thức VN?</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">TS Đinh Sơn Thạch, Phó GĐ Phòng thí
nghiệm công nghệ Nano - ĐH Quốc gia TP.HCM - Phó ban đã đưa đến một quyết tâm
khác: VN vẫn còn là một đất nước bán chất xám với giá rẻ, chúng ta phải làm sao
thay đổi đi được điều đó. Chúng ta cần phải tiến tới nền kinh tế không chỉ sống
dựa vào lao động sức vóc, mà cần là một nền kinh tế trí tuệ. Muốn được như vậy,
chúng ta cần dấn thân, phải đi lên bằng bộ óc của mình.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Về vấn đề du học, chúng ta phải vừa
học, vừa quan sát, phải thấy người ta làm gì mới học được. Chúng ta học những
cái hay của người nước ngoài nhưng không làm nô lệ cho người nước ngoài. Dù
trong môi trường nào chúng ta cũng cần phải nỗ lực thì mới thành công. </font>
</p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Dạy học phải ra dáng thầy giáo. Trở
về sau chuyến du học, TS cũng gặp phải những khó khăn trong việc ứng dụng kiến
thức mình đã học, lựa chọn giải pháp qua con đường Vật lý, TS đã quyết tâm đi
theo con đường khoa học của mình đến bây giờ dù tại VN vẫn chưa có máy bán
dẫn. TS nhắn nhủ: “Tôi tâm sự con đường khoa học của tôi với bạn mong muốn hãy
hành động vì VN dù bạn ở trên cương vị nào". TS nói thêm “nãy giờ tôi thấy chúng
ta đang rất sôi, nói rất sôi đó là điều làm tôi cũng muốn “sôi” theo. Nhưng tôi
không muốn cái “sôi” này chỉ dừng lại như đóm cháy que diêm mà hãy lan toả nó để
mọi công dân VN cũng có thể “sôi” theo. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Gần 3 giờ đồng hồ trôi qua với 25 ý
kiến sôi nổi được đưa ra. Cuộc hội ngộ ngày hôm nay đã mở ra một cảm xúc to lớn,
những người có mặt tại diễn đàn đã mở tấm lòng với nhau. Các tri thức trẻ từ
nhiều vị trí khác nhau đều thể hiện sự mong mỏi của mình trong công tác quảng bá
hình ảnh VN.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Hầu hết các bạn trẻ đều hết sức cá
tính, các ý kiến đưa ra thể hiện cái tôi sáng tạo của mình trong việc quảng bá
một VN thân thiện, giàu trí thức, tiềm năng. Và để rút kết những ý kiến, có thể
thấy hành động quảng bá hình ảnh VN cần một đội tri thức trẻ đảm bảo những tính
từ: <strong>Nghị lực, Năng động,</strong> <strong>Sáng tạo, Đột phá.</strong>
</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Trong đó: “Nghị lực” là điều cơ bản
để quyết định chúng ta làm đúng hay sai. “Năng động”: không đòi hỏi những cơ hội
đến sẵn, và giới trẻ phải tự tạo ra cơ hội. “Sáng tạo” trong năng động phải luôn
có sự sáng tạo. “Đột phá”, giới trẻ không thụ động mà luôn tạo ra những đột phá,
bước ngoặt cho bản thân. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Th.s Trương Thùy Trang, Phó GĐ Sở
khoa học công nghệ TP - trưởng ban vận động Hội trí thức trẻ kết thúc diễn đàn
với một số hoạt động của Hội trí thức trẻ trong thời gian tới: "Chúng ta tự tin
nhận rằng mình sẽ sẵn sàng hành động vì hình ảnh VN. Hoạt động của Hội trí thức
trẻ chỉ không là nơi để trình bày ý tưởng, mà còn là những kinh nghiệm mà các
bạn đã thu nhận từ cuộc sống và công việc, để có thể tạo nên một hình ảnh TP.HCM
nói riêng và VN nói chung. Hội sẽ là nơi liên kết các lộ trình cá nhân, trở
thành một mảng tập họp những cá nhân ấy thành cái chung.</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Tri thức trẻ phải cần cập nhật
những kiến thức mới và ở đâu, các bạn đều có cơ hội như nhau, không nhất thiết
phải đi du học và Hội sẽ là người đầu cầu, kết nối các nguồn lực trong và ngoài
nước. Một vấn đề lớn khác là mảng công nghiệp giải trí cho những người trẻ trong
thời đại hiện nay, để giúp người trẻ có một sự phát triển toàn diện".</font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Buổi diễn đàn đã kết thúc với lễ ra
mắt của Ban vận động thành lập Hội trí thức trẻ TP.HCM.</font></p>
<table style="width: 397px; border-collapse: separate; height: 730px" borderColor="#ecf2fe" cellSpacing="5" borderColorDark="#456ae1" cellPadding="4" align="center" borderColorLight="#4792d9" border="0" id="table12">
<tr>
<td vAlign="center" bgColor="#cfe6f9">
<p class="pInterTitle" align="center"><b>
<font color="#0000FF" face="Arial" size="2">Danh sách Ban vận động thành
lập Hội trí thức trẻ TP.HCM:</font></b></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">1. Th.s
Trương Thuỳ Trang, Phó GĐ Sở khoa học công nghệ TP - trưởng ban</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">2. Anh
Dương Thành Truyền, Phó TBT báo <em>Tuổi Trẻ</em> - Phó ban</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">
3. Ths.KTS.Nguyễn Thu Phong, Phó Chủ tịch Hội LHTN TP, PCT Hội Kiến trúc
TP, Tổng GĐ Công ty Nhà vui</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">4. TS Đinh
Sơn Thạch, Phó GĐ Phòng thí nghiệm công nghệ Nano - ĐH Quốc gia TP.HCM -
Phó ban</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">5. TS Lý
Quý Trung, Tổng GĐ Nam An Group và Phở 24 - Phó ban</font></p>
<p class="pBody"><b><font color="#030303" face="Arial" size="2">Và các
thành viên:</font></b></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">6. Anh Lâm
Đình Thắng, GĐ TT Phát triển khoa học và công nghệ trẻ Thành Đoàn</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">7. Ts.Bs Vũ
Trí Thanh, Phó Bí thư Đoàn trường ĐH Y dược TP.HCM</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">8. Ths Đỗ
Việt Hà, GĐ CTT Tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp TP</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">9. TS Lê
Quốc Cường, GĐ Học viện bưu chính viễn thông</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">10. TS
Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó Tổng GĐ Sài Gòn Gas</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">11. TS
Huỳnh Văn Sơn, trưởng bộ môn tâm lý ĐH Sư phạm TP.HCM</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">12. TS
Nguyễn Việt Dũng, Phó GĐ Bưu điện TP</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">13. Chị Ngô
Thái Uyên, GĐ Công ty cổ phần Ngô Thái Uyên</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">14. Anh
Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ nhiệm CLB du học sinh TP</font></p>
<p class="pBody"><font color="#030303" face="Arial" size="2">15. Anh
Đoàn Đình Quốc, GĐ Công ty TNHH Kiến Đình Quốc</font></td>
</tr>
</table>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TTO</i></b></font></p>
</body>
</html>