<html> <head> <meta http-equiv='Content-Type' content='text/html; charset=utf-8'> <title> </title> </head> <div>
<meta content="text/html; charset=utf-8" http-equiv="Content-Type">
<title></title>
<div><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b style="line-height: 150%; text-align: justify; font-size: 12px;">Đồng chí Trương Mỹ Lệ, Nguyên Quyền Bí thư Thành Đoàn, thường được mọi người gọi với bí danh quen thuộc: cô Tư Liêm. Tham gia cách mạng, công tác hoạt động Thành Đoàn ngay từ những năm 1960 đến nay cô đã cống hiến cả cuộc đời mình cho tuổi trẻ Sài Gòn và mùa xuân đất nước.</b> </span></span></div>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b>Quá trình tham gia đấu tranh cách mạng</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Cô Tư Liêm tham gia cách mạng từ lúc còn rất trẻ. Trong vai trò cán bộ Thành Đoàn, cô học sinh nhỏ nhắn đã hoạt động xuyên suốt từ 1960 đến 1975, có mặt trên từng chặng đường, từng giai đoạn chuyển biến của cách mạng. Trong đó có hai chiến dịch lớn, đánh dấu son rực rỡ cho ngày đại thắng là chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Mỗi khi nhắc lại 15 năm kháng chiến, cô vẫn nhớ như in những cuộc hành quân gian khổ, nhớ hai lần bị địch bắt. Lần đầu cô bị giam giữ từ tháng 3/1965 đến tháng 4/1966. Thả ra chưa được bao lâu, cô lại bị bọn Mỹ - ngụy bắt giữ lần hai từ tháng 12/1966 đến tháng 9/1967. Khi ấy, cô vẫn còn là một cô học trò làm nhiệm vụ truyền đơn. Bọn chúng dùng mọi thủ đoạn, tra tấn khiến cô chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần. Nhưng người cán bộ ấy vẫn bền gan vững chí, vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Khi được trả tự do năm 1967, đôi chân cô không thể đi đứng như người bình thường. Nhưng nỗi đau ấy có đáng gì so với nỗi đau mất nước, nỗi nhục làm nô lệ. Vậy là cô vừa điều trị đôi chân và những vết thương khác trên cơ thể, vừa tham gia chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Đầu năm 1975 cô nhận nhiệm vụ phát động khởi nghĩa 5 khu vực trọng điểm trong Thành phố: Ngã Bảy – Bàn Cờ – Vườn Chuối, Cầu Kiệu – Phú Nhuận, Cầu Bông – Bà Chiểu, Khánh Hội – Xóm Chiếu, Bà Quẹo – Tân Phú – Tân Sơn. Đêm 29, rạng sáng 30/4/1975, quân giải phóng về tới vùng ven Sài Gòn, cô trong vai trò lãnh đạo cùng với thanh niên, học sinh, sinh viên Thành phố đã phát động đồng bào đứng lên kháng chiến và quản lí một số khu vực xóm lao động, góp phần cùng địa phương làm chủ nhiều cơ sở trong chiến dịch Hồ Chí Minh, tự hào đón ngày giải phóng.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Qua 15 năm chiến đấu hoạt động Thành Đoàn, 2 lần bị bắt, những mất mát hi sinh của những người đồng đội đồng chí đến nay có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu hết. Các cô hoạt động cùng cô Tư Liêm trong phong trào học sinh, sinh viên cũng nhiều lần nhắc nhớ “Trong gian khổ nhưng mà vui, những lúc buồn chúng tôi lại hát”. Các cô chú đã khẳng định “Tham gia cách mạng đấu tranh cho dân tộc cũng là tự rèn luyện cho bản thân trong gian khổ, đồng thời trui rèn đức hi sinh”. Họ đã đánh đổi tuổi thanh xuân và lợi ích cá nhân cho cuộc giải phóng, cho ngày Bắc Nam sum họp một nhà, góp nên những mùa xuân thanh bình cho thành phố.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b>“Thanh niên thời bình phải đưa đất nước đi lên”</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Đó là câu nói mà Cô Tư Liêm muốn nhắn gửi đến thế hệ trẻ. Cô chia sẻ rằng ngày xưa thanh niên làm công việc giải phóng đất nước thì bây giờ thế hệ tiếp bước có nhiệm vụ đưa đất nước đi lên. Đoàn viên, thanh niên phải xung phong đi bất cứ đâu để phục vụ, giúp đỡ người dân nghèo một cách tự nguyện, không vụ lợi.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Thời chiến, phong trào “Năm xung phong” đi vào cuộc sống và chiến đấu của tuổi trẻ miền Nam bằng nhiều hình thức phong phú, linh hoạt, được nhiều cơ sở Đoàn kiên trì thực hiện, tổ chức cho thanh niên xung phong chống bắt lính, tuyên truyền cách mạng cho nhân dân, xung phong tham gia cung ứng cho chiến trường, tham gia lực lượng du kích, diệt ác, phá kìm.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Bước vào thời kì đổi mới, phong trào “Năm xung phong” được giữ gìn phát huy, phong trào ấy trở thành niềm động viên to lớn đối với các thế hệ thanh niên Việt Nam trong các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ như “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”, đặc biệt là phong trào “Thanh niên tình nguyện”. Phong trào này đã thể hiện rõ nét vai trò xung kích, sáng tạo và sức trẻ của thanh niên, sẵn sàng dấn thân đến những nơi gian khó, cống hiến tuổi xuân cho đất nước, để lại ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ ở từng địa phương, nơi mà thanh niên tình nguyện đi đến, các bạn luôn thực hiện hết mình với phương châm “Đi dân nhớ, ở dân thương, làm dân tin”. Cũng từ đó các bạn thanh niên được rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Nhiều bạn trẻ không quen vất vả, bùn đất nhưng sau khi tham gia những phong trào xung phong, tình nguyện lại thấy mình như rắn rỏi hơn, thấy bản thân mình sống có ích và suy nghĩ chín chắn hơn.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Cho đến hiện nay, phong trào tiêu biểu nhất của thanh niên thành phố hiện nay là Mùa hè xanh. Cứ mùa hè đến, các bạn sinh viên lại nôn nao chờ đến tháng 7 để đăng ký cho một chuyến hành trình tình nguyện. Các bạn sẵn sàng dùng thời gian nghỉ ngơi sau một kỳ học tập của mình để dành cho chuyến tình nguyện. Nhiều trường tham gia dọn kênh, rạch, đường phố tại Thành phố. Thế nhưng có nhiều sinh viên tìn nguyện của các trường lại quyết định đến những nơi xa xôi, điều kiện còn thiếu thốn như xã đảo Thạnh Anh, Thiềng Liềng hay đảo Lý Sơn. Các bạn cho đi và nhận lại cho mình biết bao điều bổ ích, sự tự lập, tình thương người và sự thương yêu của người dân. Qua các hoạt động, Cô Tư cho rằng thanh niên ngày nay rất mạnh dạn và nhiệt huyết. Bởi các bạn dám đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới, những nơi đặc biệt khó khăn của đất nước để giúp đỡ người dân. Điều này khiến các cô chú cảm thấy tự hào và vững tin vào thế hệ mới, về một đất nước Việt Nam phát triển.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b>Những tháng năm gìn giữ truyền thống Thành Đoàn</b></span></span><b><o:p></o:p></b></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Chiến tranh đã đi qua, cô Tư Liêm cùng những cán bộ Thành Đoàn ngày xưa vẫn chưa ngơi nghỉ. Tháng 5/1975, cô về công tác ở các quận rồi lại công tác tại Thành ủy. Đến năm 1997, cô về nghỉ hưu ở cái tuổi đã xế chiều. Song có lẽ “máu cách mạng” đã thôi thúc cô tiếp tục gắn bó bản thân mình với hoạt động Thành Đoàn và tham gia CLB Truyền thống Thành Đoàn. Cô nghĩ rằng cô cũng như những Cán bộ hưu trí khác phải làm sao duy trì truyền thống Thành Đoàn từ những năm kháng chiến. Vậy là CLB Truyền thống Thành Đoàn ra đời như một người giữ lửa và truyền lửa cho lớp lớp thế hệ mai sau.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Công việc chính của cô là công tác giáo dục truyền thống cho thanh niên bằng việc tham gia viết sách, chép sử, ghi lại những phong trào đấu tranh thời chống Mỹ, tái hiện hào khí một thời oanh liệt. Những quyển sách dày cộm từ “Sử chung” đến “Căn cứ Thành Đoàn thời chống Mỹ 1954-1975”, “Đội Thanh niên cận vệ Sài Gòn – Gia Định”, “Chúng ta đã đứng dậy” (tập I, II), “Nữ sinh Sài Gòn – Một thời để nhớ”, “Anh ra đi khi còn rất trẻ” (viết về các liệt sĩ Thành Đoàn)… được các cô chú trong CLB viết lên không chỉ bằng kí ức, hồi tưởng mà còn tâm huyết, niềm tin và trăn trở đối với giới trẻ.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Ngoài ra, những ngày lễ lớn, CLB Truyền thống Thành Đoàn chuẩn bị cho các đồng chí Cựu Cán bộ nói chuyện với thanh niên trường học, Khu Chế xuất, doanh nghiệp… đồng thời tổ chức cho thanh niên, cán bộ Đoàn các thế hệ trẻ thăm căn cứ núi Dinh, nơi còn giữ nguyên dấu vết chiến tranh và nghe những câu chuyện kháng chiến từ các cô chú Cựu Cán bộ.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Một phần rất quan trọng trong hoạt động của CLB Truyền thống Thành Đoàn là “Đền ơn đáp nghĩa”. Hơn 20 năm đấu tranh, Thành Đoàn có trên 250 liệt sĩ, 43 căn cứ rải đều 13 tỉnh thành ngoại ô, trên 2000 gia đình có công với cách mạng. Ngày 27/7 hằng năm, Thành Đoàn đều tổ chức thăm hỏi gia đình liệt sĩ. Trong dịp cuối năm tổ chức thăm cứ, tặng quà cho gia đình có công với cách mạng. Ngoài ra, ngày 23 tháng Chạp hàng năm là ngày truyền thống họp mặt Cựu Cán bộ Thành Đoàn các thời kỳ, dịp quan trọng để nhớ về quá khứ, những năm tháng không bao giờ phai nhạt.</span></span></span><span style="mso-bidi-font-size:14.0pt;line-height:150%;mso-ansi-language:EN-US"><o:p></o:p></span></p>
<p style="text-align:justify;line-height:150%" class="MsoNormal"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><span style="line-height: 150%;">Những hoạt động ý nghĩa này Thành Đoàn đã duy trì rất hiệu quả từ sau giải phóng đến nay. Nay các cô chú đã có tuổi nên việc vận động tài trợ gặp nhiều khó khăn, CLB truyền thống Thành Đoàn bắt đầu tiếp nhận những Cán bộ trẻ để duy trì hoạt động đồng thời Thành Đoàn phân công về các Đoàn cơ sở phụ trách mỗi điểm đi nên hiệu quả vẫn duy trì. Và, Thành Đoàn TP.HCM vẫn tự hào khi luôn gìn giữ truyền thống suốt 40 năm qua.</span></span></span></p>
<p style="text-align: right; line-height: 150%;" class="MsoNormal"><b style="line-height: 150%; text-align: right; font-size: 12px;">THANH ĐỨC – PHAN DIỂM</b></p>
<div style="text-align: right;"><span style="font-family: Arial;"><span style="font-size: small;"><b><span style="line-height: 107%;"><br />
</span></b></span></span></div>
</meta>
</div> </html>