Học văn hóa và lễ nghi người Việt từ SSEAYP

<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong><em>Tham gia chương tr&igrave;nh Ở nh&agrave; d&acirc;n (Homestay), c&ocirc; bạn Nur Khairunnisa đại biểu người Brunie vừa cho chiếc b&aacute;nh x&egrave;o đầu ti&ecirc;n tự l&agrave;m ra đĩa, hớn hở chia sẻ: &ldquo;Ẩm thực Việt Nam rất ngon v&agrave; đặc biệt, sau khi trở về nước chắc chắn t&ocirc;i sẽ thử tiếp tục l&agrave;m m&oacute;n b&aacute;nh x&egrave;o n&agrave;y tại nh&agrave;&rdquo;.</em></strong></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Trong gian bếp nhỏ của một gia đ&igrave;nh Việt đ&atilde; c&oacute; sự giao thoa văn h&oacute;a v&ocirc; c&ugrave;ng đặc biệt, những con người kh&aacute;c quốc tịch, m&agrave;u da, t&ocirc;n gi&aacute;o c&ugrave;ng ngồi chung một m&acirc;m cơm, n&oacute;i chuyện r&ocirc;m rả bằng một thứ ng&ocirc;n ngữ chung, đ&oacute; l&agrave; h&igrave;nh ảnh biểu tượng v&agrave; l&agrave; những g&igrave; chương tr&igrave;nh T&agrave;u Thanh ni&ecirc;n Đ&ocirc;ng Nam &Aacute; v&agrave; Nhật Bản &ndash; SSEAYP lần thứ 43 mang lại.</span></span></p> <p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2016/11/27180/20161113_172132.jpg" style="height:90%; width:90%" /></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>T&ocirc;i rất th&iacute;ch học tiếng Việt</strong></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Sự xuất hiện của hai đại biểu SSEAYP Nur Khairunnisa (người Brunie) v&agrave; Felicia (Singapore) đ&atilde; l&agrave;m cho căn bếp nh&agrave; c&ocirc; L&ecirc; Thị Mỹ L&agrave;i (Phường 8, Q.10) lu&ocirc;n trong tiếng cười n&oacute;i bằng tiếng Anh xen lẫn những c&acirc;u tập ph&aacute;t &acirc;m tiếng Việt lơ lớ của c&aacute;c c&ocirc; g&aacute;i nước ngo&agrave;i.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Điểm chung của những đại biểu tham gia SSEAYP khi đến Việt Nam l&agrave; rất muốn học v&agrave; n&oacute;i tiếng Việt. Những từ &ldquo;xin ch&agrave;o, cảm ơn, ch&agrave;o tạm biệt,&hellip;&rdquo; được c&aacute;c bạn n&oacute;i rất th&agrave;nh thục v&agrave; lu&ocirc;n l&agrave; &ldquo;c&acirc;u cửa miệng&rdquo; khi gặp bạn b&egrave; Việt Nam. Bạn Nur Khairunnisa chia sẻ, tiếng Việt rất th&uacute; vị với nhiều &acirc;m sắc, t&ocirc;i rất th&iacute;ch th&uacute; v&agrave; mong muốn được học tiếng Việt.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Felicia cho biết, đ&acirc;y l&agrave; lần đầu ti&ecirc;n c&ocirc; được sống trong một ng&ocirc;i nh&agrave; truyền thống của Việt Nam. &ldquo;Căn nh&agrave; rất ấm c&uacute;ng, mọi người th&igrave; v&ocirc; c&ugrave;ng th&acirc;n thiện, đặc biệt l&agrave; Mẹ L&agrave;i, Mẹ nấu ăn rất ngon, tuy chỉ sống ở đ&acirc;y được hai ng&agrave;y nhưng t&ocirc;i xem mọi người trong nh&agrave; n&agrave;y giống như gia đ&igrave;nh m&igrave;nh&rdquo; &ndash; Felicia b&agrave;y tỏ.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">C&ocirc; bạn c&ograve;n thổ lộ trước khi đến tham gia SSEAYP, Felicia chỉ biết đến Việt Nam c&oacute; &aacute;o d&agrave;i, n&oacute;n l&aacute; v&agrave; c&agrave; ph&ecirc;. Nhưng sau khi tham gia chương tr&igrave;nh n&agrave;y c&ocirc; đ&atilde; biết nhiều hơn về danh lam thắng cảnh của th&agrave;nh phố như chợ Bến Th&agrave;nh hay Bưu điện th&agrave;nh phố.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nur Khairunnisa hứng th&uacute;: &ldquo;T&ocirc;i rất th&iacute;ch &aacute;o d&agrave;i Việt Nam, ngay khi về nh&agrave; Mẹ L&agrave;i c&ugrave;ng Phượng con g&aacute;i của mẹ đ&atilde; dẫn ch&uacute;ng t&ocirc;i đi may một bộ &aacute;o d&agrave;i. T&ocirc;i đang mong chờ khoảnh khắc được mặc trang phục n&agrave;y để khoe với c&aacute;c bạn tr&ecirc;n t&agrave;u Nippon Maru v&agrave; người th&acirc;n tại qu&ecirc; nh&agrave;&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tại gia đ&igrave;nh nu&ocirc;i của anh Nguyễn Ph&uacute; Đại (Phường 12, Q.10), đại biểu Rajjabhumi (Th&aacute;i Lan) lại ấn tượng với những mảng xanh trong trung t&acirc;m th&agrave;nh phố. Anh chia sẻ m&igrave;nh đ&atilde; được Đại đưa đi một v&ograve;ng TP. HCM v&agrave; cực k&igrave; th&iacute;ch với nhiều c&acirc;y cổ thụ to che b&oacute;ng m&aacute;t cho cả con đường.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>SSEAYP - Sợi d&acirc;y kết nối văn h&oacute;a</strong></span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Bạn Felicia chia sẻ: &ldquo;Đến sống trong một gia đ&igrave;nh Việt Nam với nhiều thế hệ t&ocirc;i mới biết trong văn h&oacute;a ứng xử của người Việt trước khi ăn cơm người nhỏ tuổi phải mời người lớn tuổi. Điều n&agrave;y rất hiếm thấy tại đất nước của t&ocirc;i.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Ở Singapore, mọi gia đ&igrave;nh đều kh&aacute; bận rộn n&ecirc;n rất &iacute;t khi ngồi c&ugrave;ng với nhau ăn những bữa cơm tự nấu tại nh&agrave;. Nhưng ở Việt Nam lại kh&aacute;c, người phụ nữ rất đảm đang, qu&aacute;n xuyến c&ocirc;ng việc nh&agrave; v&agrave; rất chu to&agrave;n cho bữa cơm gia đ&igrave;nh. T&ocirc;i cũng rất th&iacute;ch m&oacute;n cơm tấm của c&aacute;c bạn, n&oacute; rất ngon, hạt gạo rất nhỏ, nước mắm th&igrave; thật tuyệt vời&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">C&oacute; hai vị kh&aacute;ch nước ngo&agrave;i đến sống chung, c&ocirc; L&ecirc; Thị Mỹ L&agrave;i đ&atilde; đi chợ về l&agrave;m v&agrave; hướng dẫn thực hiện hai m&oacute;n ăn chả giả gi&ograve; v&agrave; b&aacute;nh x&egrave;o để c&aacute;c bạn quốc tế hiểu th&ecirc;m về ẩm thực Việt Nam.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Vừa trực tiếp l&agrave;m, c&ocirc; vừa giới thiệu với hai bạn nước ngo&agrave;i b&ecirc;n cạnh, v&igrave; khi đổ bột v&agrave;o chảo nghe tiếng &ldquo;x&egrave;o&rdquo; n&ecirc;n người ta mới gọi đ&acirc;y l&agrave; m&oacute;n &ldquo;b&aacute;nh x&egrave;o&rdquo;. B&aacute;nh x&egrave;o phải ăn c&ugrave;ng với rau sống v&agrave; chấm nước mắm mới cảm nhận được vị ngon của m&oacute;n ăn n&agrave;y.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Muốn tự tay l&agrave;m thử, c&ocirc; bạn Nur Khairunnisa đại biểu người Brunie vừa cho chiếc b&aacute;nh x&egrave;o đầu ti&ecirc;n tự l&agrave;m ra đĩa liền hớn hở: &ldquo;Ẩm thực Việt Nam rất ngon v&agrave; đặc biệt, sau khi trở về nước chắc chắn t&ocirc;i sẽ thử tiếp tục l&agrave;m m&oacute;n b&aacute;nh x&egrave;o n&agrave;y tại nh&agrave;&rdquo;.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">C&ocirc; L&agrave;i chia sẻ đang l&agrave;m ri&ecirc;ng hai chiếc b&aacute;nh x&egrave;o chỉ c&oacute; t&ocirc;m v&agrave; củ sắn x&agrave;o cho Nur Khairunnisa v&igrave; bạn ấy l&agrave; người theo đạo Hồi m&agrave; người Hồi gi&aacute;o th&igrave; kh&ocirc;ng được ăn thịt heo cũng như thịt b&ograve;. Hay c&oacute; sống chung với c&aacute;c bạn quốc tế tham gia SSEAYP c&ocirc; mới biết được những người phụ nữ Hồi gi&aacute;o khi c&oacute; nam giới tới nh&agrave; phải d&ugrave;ng khăn tr&ugrave;m k&iacute;n đầu của m&igrave;nh.</span></span></p> <p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">C&ocirc; L&agrave;i thổ lộ, nhờ c&oacute; chương tr&igrave;nh Ở nh&agrave; d&acirc;n (Homestay) n&agrave;y c&ocirc; lại biết th&ecirc;m về văn h&oacute;a cũng như phong tục của c&aacute;c nước Đ&ocirc;ng Nam &Aacute;. C&aacute;c con của c&ocirc; cũng đang trong độ tuổi học sinh n&ecirc;n đ&acirc;y cũng l&agrave; dịp để c&aacute;c em học tập về truyền thống, phong tục của c&aacute;c nước trong khu vực.</span></span></p> <p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>NGỌC PHONG &ndash; HẢI H&Agrave;</strong></span></span></p> </body></html>

BÌNH LUẬN

Agile Việt Nam
;