<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Anh Nguyễn Lạc Hà (Nghiên cứu viên tại trung tâm nghiên cứu vật liệu Cấu trúc Nano và Phân tử (INOMAR) – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh) đã vượt lên những khó khăn trong học tập, trong nghiên cứu để trở thành nhà khoa học trẻ với nhiều công trình nghiên cứu được đánh giá cao được đăng trên tạp chí khoa học thế giới mà bất cứ ai cũng mong muốn.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Cơ hội nằm trong thách thức</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Lạc Hà cho rằng: “Học để lấy kiến thức và quan trọng, hơn hết là giúp ích được gì cho quê hương, đất nước giàu đẹp lên từng ngày”. Hồi còn là cậu học sinh trường làng, Hà không có khái niệm học kèm vì thời gian phụ gia đình để kiếm thu đóng học phí và mưu sinh hàng ngày đã chiếm hết thời gian của Hà. Nhận thức những điều làm hiện tại sẽ tạo kết quả tốt cho tương lai, bước sang cấp ba vì phải học xa nhà, cuộc sống thêm khó khăn, có lúc cậu phải đạp xe hàng mấy chục cây số để đến với lớp.</span></span></p>
<p style="text-align:center"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2017/1/27456/IMG_0196.JPG" style="height:90%; width:90%" /></span></span></p>
<p style="text-align:center"><em><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nguyễn Lạc Hà chia sẻ về các nội dung nghiên cứu của bản thân.</span></span></em></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Cho đến lúc chàng trai này chập chững bước đến cánh cửa trường Đại học Cần Thơ với chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học đã chứng minh nghị lực sống kiên cường thời sinh viện với mục tiêu: “Con muốn tự chủ, và làm điều con muốn”. Kết quả Hà đỗ đầu với tấm bằng loại giỏi khi tốt nghiệp Đại học vào năm 2012. Một cậu sinh viên mới ra trường nắm trên tay tấm bằng cử nhận Kỹ thuật Hóa học. Bố mẹ buộc anh nên đi làm để lấy kinh nghiệm nghề nghiệp nhưng giữa lúc lao đao không biết chọn con đường nào thì bản thân Hà luôn có một thôi thúc: “Hà chỉ muốn chứng minh cho bố mẹ thấy rằng những quyết định của con là đúng, không sai như bố mẹ đã nghĩ trước đó và áp đặt con phải làm như vậy”. Khi chương trình học bổng đào tạo Tiến sĩ Tổng hợp khung hữu cơ kim loại, gọi tắt là Tiến sĩ Manar do GSTS Phan Thanh Sơn Nam – Trưởng khoa Khoa Kỹ thuật hóa học trường Đại học Bách khoa – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh giới thiệu liên kết hợp tác với Đại học California (Mỹ) thì Hà đã nắm lấy cơ hội để có một học bổng học tập.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>Bơi ra biển lớn</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Rào cản bước đầu khi Hà “vươn ra biển lớn” là sự hạn chế về ngoại ngữ để tham gia nghiên cứu cùng với sinh viên trong nước và quốc tế. Toàn bộ tài liệu học tập, nghiên cứu đều bằng giáo trình tiếng Anh và các từ chuyên ngành rất khó. Hà chia sẻ: “Không có điều gì gọi là bất đồng, cả văn hóa mà chúng ta còn biết hòa quyện để thích ứng mà sao vấn đề ngoại ngữ lại khó đối với cả sinh viên Việt Nam và với bản thân Hà. Thế là Hà đã thay đổi và các bạn cũng phải hành động quyết liệt với khả năng học ngoại ngữ của mình”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình này đã tuyển sinh được 3 khóa và khóa của Hà là thứ hai, tuyển được 5 người tham gia chương trình. Đây là chương trình hoàn toàn mới, đòi hỏi sự tỉ mỉ và chịu khó khi tham gia nghiên cứu, khi tiến hành các thí nghiệm tưởng chừng như không thể. “Hãy biết “Thử và sai” để kết quả chúng ta đạt được là một quá trình trải nghiệm và sẽ làm chúng ta lớn lên từng ngày. Các bạn hãy nhớ rằng: “Thành công càng muộn thì thành công càng vang dội”. Đó là chia sẻ của Hà khi anh vẫn phải đối diện với các thất bại trên con đưởng khẳng định tên tuổi của mình không chỉ trong nước và cả trên thế giới.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Chỉ trong năm 2016, Hà đã tham gia chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học, tham dự 02 hội nghị Khoa học quốc tế và đồng tác giả công bố 04 công trình Khoa học đăng trên tạp chí Hóa học uy tín thuộc hệ thống ISI – là viện thông tin Khoa học Mỹ với tổng chỉ số ảnh hưởng IF(là số lần trích dẫn trung bình của những bài báo khoa học) là 39.8. Trước đó, trong hai năm 2015, 2016, Lạc Hà đã cùng đồng nghiệp công bố 5 công trình khoa học trên các tạp chí chuyên ngành hóa học uy tín với tổng chỉ số ảnh hưởng (IF) 41,6. Trong đó Hà là tác giả chính (80%) công trình nghiên cứu “Một vật liệu khung hữu cơ kim loại titan, kết hợp hóa học vật liệu khung hữu cơ kim loại và vật liệu khung hữu cơ cộng hóa trị” đăng trên tạp chí Journal of the American Chemical Society (JACS) có chỉ số ảnh hưởng (IF)13,038. JACS được đánh giá là một trong các tạp chí chuyên ngành Hóa học uy tín nhất Hoa Kỳ (Xếp thứ 142/29.000 Tạp chí được xếp loại Q1 dạng tạp chí chất lượng cao nhất). Công trình này có ý tưởng hoàn toàn mới, bởi Hà đã thiết kế thành công một vật liệu khung hữu cơ kim loại mới dựa trên tâm titan đặt tên là MOF-901. Là một trong số ít những nghiên cứu trẻ có chỉ số IF cao và được đăng trên tạp chí khoa học uy tín của Mỹ.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Những thành công đáng nể phục trên lĩnh lực nghiên cứu hứa hẹn một sự bùng nổ của việc áp dụng các tính năng mới nhất trong nghiên cứu của Hà nhằm tạo nhiều tiền đề cho sự phát triển và ứng dụng khoa học – kỹ thuật - công nghệ cao. “Tương lai của chúng ta sẽ khác khi những suy nghĩ của bạn không y chang khuôn mẫu của người khác, mà hãy tìm tòi cái mới, cái mà trước giờ chưa ai nghĩ đến và thử đến. Tôi nhớ rõ và khắc sâu từng câu từ mà giáo sư người Mỹ tôi có cơ hội được làm việc chung khi tham gia nghiên cứu sinh tại Mỹ từ tháng 1/2014 – 7/2014 là “Hãy nghĩ ra bên ngoài cái hộp có sẵn”.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Nhận được nhiều học bổng khi còn là sinh viên học tại trường Đại học Cần Thơ mỗi năm bình quân 20 -30 triệu và khi đang tham gia chương trình này thì số tiền trợ cấp từ nguồn học bổng của tập đoàn Toshiba (Nhật Bản) trao cho nghiên cứu sinh Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc và mang tầm cỡ quốc tế đã cho Hà có cơ hội lớn và khẳng định bản thân. Vì điều kiện nghiên cứu nên Hà vẫn đang ở tại phòng họp của trung tâm trong thời gian chờ được tiếp nhận ở tại Nhà khách Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh để Hà có thể yên tâm tham gia công tác và cống hiến cho trung tâm.</span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif">Dự định và ấp của Hà vẫn sẽ bước trên con đường nghiên cứu khoa học với những sự công nhận khác, thành tích mới hơn không chỉ tại Việt Nam mà còn cả quốc tế. “Không chỉ riêng Hà mà các nhà nghiên cứu trẻ khác sẽ có cơ hội học tập và phát triển xứng tầm bởi sự đầu tư chuyên sâu về cơ sở vật chất, về đội ngũ giảng viên, chính sách… Đặc biệt hơn là các bạn sinh viên trẻ khởi nghiệp có rất nhiều điều kiện để áp dụng thành tựu nghiên cứu khoa học vào thực tế”.</span></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:14px"><span style="font-family:arial,helvetica,sans-serif"><strong>THANH THÚY</strong></span></span></p>
</body></html>