<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>New Page 1</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">“Sự nghiệp
không chỉ là chức vụ”</font></b></p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate" cellSpacing="0" cellPadding="0" width="40" align="right" border="0">
<tr>
<td><img border="0" src="bich%20van.JPG" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font face="Arial" size="2">Bích Vân <em>(phải)</em>
đang bàn công việc với cộng sự </font></td>
</tr>
</table>
<p class="pHead"><font face="Arial" size="2">Khởi đầu là trợ lý nhãn hàng cho
Unilever, nay Nguyễn Thị Bích Vân đã là một trong các phó chủ tịch của tập đoàn
nổi tiếng này tại VN khi mới 34 tuổi. </font></p>
<p class="pHead"><font face="Arial" size="2">Cô trò chuyện với <em>Tuổi Trẻ </em>
về khát vọng của người trẻ khi làm việc trong môi trường toàn cầu.</font></p>
<p class="pQuestion"><b><font face="Arial" size="2">* Bích Vân đã làm thế nào để
từ một SV bình thường nay trở thành phó chủ tịch của một tập đoàn lớn?</font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">- Tôi là người thực tế và biết rõ
mục tiêu của mình là gì. Tôi theo đuổi nghề marketing mình yêu thích và tự nhủ
sẽ học cật lực để khẳng định khả năng. Vào Unilever VN năm 1996 khi công ty vừa
đến VN, tôi đã làm không kể ngày đêm những việc mà nếu mình không làm thì chẳng
ai làm, từ vào kho lấy hàng cho đến tổ chức giới thiệu sản phẩm mới. Có khi tận
23 giờ tôi phải chạy về Thủ Đức lấy máy chiếu và cảm thấy rất cô đơn (cười). Tôi
đã học hỏi từ đó nhờ trải qua nhiều công việc khác nhau. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Năm 2000, lúc sang Thái Lan làm
điều phối rồi giám đốc nhãn hàng khu vực, tôi lại thấy rõ mình đã mở rộng tầm
nhìn. Tôi học hỏi những cái khác biệt, học cách làm sao để khiến công việc không
bao giờ là nhàm chán. Chúng tôi luôn tranh luận sôi nổi về từng vấn đề theo
nguyên tắc “nghĩ gì trong đầu thì hãy nói ra đi”. Đây là điều mà nhiều bạn trẻ
VN còn ngại ngùng. </font></p>
<table style="border-collapse: separate" borderColor="#ecf2fe" cellSpacing="5" borderColorDark="#456ae1" cellPadding="4" width="200" align="right" borderColorLight="#4792d9" border="0">
<tr>
<td vAlign="center" bgColor="#cfe6f9">
<p class="pBody" align="left"><font face="Arial" size="2">Tốt nghiệp ĐH
Mở - bán công TP.HCM năm 1995, Bích Vân khởi nghiệp tại Công ty Hiram
Walker. Cô vào làm trợ lý nhãn hàng cho Unilever VN năm 1996, năm 1998
làm trưởng nhãn hàng, năm 1999 làm quản lý nhóm nhãn hàng. Bích Vân qua
Thái Lan năm 2000 làm điều phối viên, rồi nhờ công việc tiến triển rất
tốt nên cô được bổ nhiệm làm giám đốc nhãn hàng khu vực chỉ sau mấy
tháng. Về VN năm 2001, đến 2004 cô là giám đốc đơn vị kinh doanh qua
nhiều ngành hàng khác nhau, và được đề bạt làm phó chủ tịch Unilever VN
phụ trách ngành hàng chăm sóc gia đình từ tháng 11-2006.</font></td>
</tr>
</table>
<b><font face="Arial" size="2">* Thời điểm đó tại các tập đoàn toàn cầu có rất
ít bạn trẻ VN xuất ngoại, Bích Vân đã nghĩ gì khi quyết định sang Thái trong hai
năm? Công ty có hứa hẹn khi trở về sẽ làm gì không?</font></b><p class="pBody">
<font face="Arial" size="2">- Công ty chẳng hứa hẹn gì khi tôi sang Thái, nhưng
tôi thì đã biết điểm yếu của mình là chưa được tiếp cận môi trường khu vực. Lúc
đó lãnh đạo công ty phần lớn là người nước ngoài. Một lý do nữa là tôi cũng muốn
marketing cho nước VN của mình. Đi mới thấy mình đâu thua kém gì người ta. Và
rồi được công ty gọi về vì Unilever VN tự mở rộng ngành hàng mới...</font></p>
<p class="pQuestion"><b><font face="Arial" size="2">* Bích Vân đối phó với thử
thách công việc như thế nào? </font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">- Ở Unilever nhu cầu làm việc rất
cao. Khi công ty giao cho mình một vị trí nào đó, nghĩa là mình đã có “đồ chơi”,
có không gian, quyền hạn cần thiết để đạt kết quả tốt. Nhưng tôi nghĩ cái cách
mình đạt được kết quả cũng là quan trọng. Khi gặp thử thách gì thì bạn hãy nói
ra vì xung quanh bạn có rất nhiều người giỏi, thông minh. Không ai đơn thương
độc mã mà thành công. Khi đó mình ít cảm thấy áp lực từ công việc mỗi ngày. Công
ty chẳng để cho mình nghỉ chân một phút nào để mình trở thành người ù lì, mà
liên tục có những thử thách mới để mình thăng tiến. </font></p>
<p class="pQuestion"><b><font face="Arial" size="2">* Có rất nhiều bạn trẻ mạo
hiểm nhảy việc liên tục, vậy mà Bích Vân trụ lại Unilever đã 10 năm?</font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">- Ồ, tôi nghĩ việc trụ lại 10 năm ở
chỉ một công ty cũng là mạo hiểm đấy chứ (cười). Có nhiều động cơ khác nhau của
chuyện nhảy việc, rồi nguyên nhân khách quan, chủ quan. Công việc hiện tại có
làm bạn hạnh phúc không? Nếu phải tách rời sự nghiệp và lương bổng thì theo bạn
cái nào quan trọng hơn? Những điều ấy rất khó cân đong, nhưng trong từng thời
điểm bạn phải quyết định dứt khoát trên con đường phấn đấu của mình. </font></p>
<p class="pQuestion"><b><font face="Arial" size="2">* Chúng ta cũng đang rất cần
đội ngũ lãnh đạo trẻ làm việc trong môi trường toàn cầu. Vậy các bạn trẻ cần
những tố chất gì cho khát vọng lãnh đạo?</font></b></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">- Phải có sự chuyên sâu bên cạnh
tầm nhìn xa. Chúng ta đang đi nhanh chứ chưa sâu mà toàn cầu hóa đòi hỏi sự
chuyên sâu lĩnh vực. Người khác quyết định chức vụ của bạn nhưng chính bạn lại
quyết định được kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo của mình. Là lãnh đạo thì dứt
khoát bạn phải là người chín chắn hơn chính con người bạn. Bạn chỉ huy một tập
thể và kết quả đạt được không chỉ là cho riêng mình mà còn tạo con đường cho
những bạn trẻ kế tiếp. </font></p>
<p class="pBody"><font face="Arial" size="2">Điều quan trọng đối với tôi là cả
một sự nghiệp chứ không chỉ vị trí. Còn khi mình đã sẵn sàng thì công ty sẽ đưa
bạn đến một vị trí phù hợp với khả năng và sự sẵn sàng của bạn.</font></p>
<p align="right">TTO</p>
</body>
</html>