<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px"><span style="color:rgb(105, 105, 105)"><strong>Nhân dịp Hội thi Báo cáo viên, Tuyên truyền viên giỏi năm 2019, Website Thành Đoàn xin giới thiệu bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Hữu Hoàng - Giảng viên Học viện Chính trị khu vực II - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chia sẻ về chuyên đề "Người truyền cảm hứng". </strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><em><span style="font-size:16px">Không chỉ tôi mà có lẽ nhiều đồng nghiệp trẻ khi đã chọn “nghiệp” là các báo cáo viên lý luận chính trị hoặc mới dấn thân hoặc chập chững vào nghề này đều băn khoăn một câu hỏi lớn là “Làm sao để có thể trở thành một báo cáo viên lý luận chính trị giỏi?”. Thực tế, một số thì cho rằng “bẩm sinh”, số khác</span><span style="font-size:16px"> lại cho rằng nỗ lực rèn luyện qua năm tháng sẽ thành công.</span></em></p>
<p style="text-align:justify"><em><span style="font-size:16px">Qua bài viết này, là một giảng viên đang vun vén, chuẩn bị cho hành trang theo đuổi đam mê trở thành nhà sư phạm chân chính, một báo cáo viên lý luận chính trị giỏi, nhiệt huyết, tôi xin phép chia sẻ một số suy nghĩ có nhân, có xen chút trải nghiệm, chiêm nghiêm của bản thân.</span></em></p>
<p><span style="color:#FFF0F5"><span style="font-size:16px"><strong><span style="background-color:#0000CD">Vấn đề thứ nhất</span></strong></span></span><span style="color:#0000CD"><span style="font-size:16px"><strong> </strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:#0000CD"><span style="font-size:16px"><strong>Đâu là yếu tố quyết định thành công của một báo cáo viên lý luận chính trị giỏi?</strong></span></span></p>
<p><span style="color:#0000CD"><span style="font-size:16px"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2019/11/32973/Hoang.jpg" style="float:right; height:376px; margin:1px 12px; width:250px" /></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Vấn đề này được tranh cãi ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề không chỉ trong phạm vi chủ đề của chúng ta. Chẳng hạn, người ta vẫn tranh cãi rằng “có thể học làm nhà quản lý?”, “học tập để trở thành nhà lãnh đạo?” hay “lãnh đạo, quản lý chỉ dành cho người có yếu tố bẩm sinh”. Không phủ nhận, cá nhân sở hữu những yếu tố bẩm sinh (di truyền) sẵn có, nổ bật sẽ dễ đạt thành tựu hơn số người còn lại hoạt động trong cùng một ngành, nghề.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Bạn có chất giọng truyền cảm “trời phú”, hoặc “đanh thép” khi hùng biện; có năng lực phân tích, phán đoán, tư duy “nhạy bén” đến tuyệt vời, hoặc bạn sẵn có những tố chất của nhà “sư phạm chính trị” như đi đứng chuẩn tắc, mực thước, biết cách “biến điều khó hiểu thành điều dễ hiểu”, truyền đạt tốt,… tất yếu sẽ dễ thành công, nhanh gặt hái nhiều thành tựu.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Tuy vậy, một một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, thành công chính là sự tổng hoà của: IQ + EQ + AQ. Trong đó, IQ (thông minh trí tuệ, não bộ) như là biến số thuộc về tố chất bẩm sinh. Trong khi đó, EQ (chỉ số cảm xúc cá nhân), AQ (chỉ số về sự nỗ lực, vượt khó) là biến số chiếm đến 2/3 tỉ lệ tạo nên thành công ấy.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Những tấm gương từ sự nỗ lực tự thân đến khâm phục của thần đồng âm nhạc Mozart, không sợ thất bại của nhà bác học Edison cho đến thiên tài hùng biện chính trị của Martin Luther King, của diễn giả kinh doanh Steve Job,… đều minh chứng cho khẳng định rằng thành công phụ trên một lĩnh vực thuộc rất lớn vào sự nỗ lực cá nhân, vượt khó của bản thân. Đằng sau mỗi một báo cáo viên lý luận chính trị giỏi luôn có những ngày tháng nỗ lực.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Là một báo cáo viên trẻ, bạn may mắn khi hội tụ sẵn những tố chất để trở thành giảng viên lý luận chính trị giỏi. Tuy vậy, tôi vẫn thấy, đồng nghiệp tôi nỗ lực từng ngày để chữa cách giọng nói “bản địa”, phát âm chưa chuẩn; tập kiềm chế cảm xúc khi giảng, hay nỗ lực khắc phục nỗi sợ “run” khi đứng lớp, hay đó là nhiều thói quen chưa tốt, chưa chuẩn, chưa phù hợp của một báo cáo viên lý luận chính trị.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Họ vẫn vươn lên hằng ngày, nhiều năm và không quá lời nếu nói họ dành cả đời để vun đắp tri thức và chuyên môn của bản thân. Sau mỗi bài giảng, chuyên đề báo cáo thành công, “thăng hoa” là hằng chục lần tập giảng, thậm chí hàng năm trời ròng rã tập luyện nhuần nhuyễn, kỳ công biên soạn. Rõ ràng, nếu chỉ vin vào tố chất trời phú, việc trở thành báo cáo viên lý luận chính trị là đều cực kỳ khó khăn.</span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Theo tôi, trong một thế giới đa chiều và “phẳng lỳ” với sự ngỗn ngang của kỷ nguyên “đại thông tin”, thành công của báo cáo viên do yếu tố bẩm sinh tuy rất là quan trọng nhưng không hẳn là nhân tố quyết định cuối cùng.</span></p>
<p style="text-align:justify"> </p>
<p style="text-align:center"><img alt="" src="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/ThanhDoan/webtd/Content/news/2019/11/32973/Tung%20bao%20cao.jpg" style="height:392px; width:600px" /></p>
<p style="text-align:center"><em>Thí sinh vòng bán kết hội thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên năm 2019 - Ảnh minh họa. </em></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:#D3D3D3"><span style="font-size:16px"><strong><span style="background-color:#FF0000">Vấn đề thứ hai</span></strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="color:#0000CD"><span style="font-size:16px"><strong>Làm sao để trở thành một báo cáo viên lý luận chính trị giỏi hiện nay?</strong></span></span></p>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Tôi nhấn mạnh đến bối cảnh “hiện nay” vốn đang chi phối đến tình cảm, suy nghĩ, nhận thức thậm chí là “chén cơm manh áo” của chính chúng ta - những báo cáo viên lý luận chính trị nhiệt huyết, yêu nghề. Tôi tâm đắc và cho rằng, một báo cáo viên, chuyên gia giỏi thực sự trong lĩnh vực này cần hội tụ bốn yếu tố sau:</span></p>
<div class="content " style="font-family: Arial, "Helvetica Neue", Helvetica, sans-serif; text-align: justify; box-sizing: border-box; line-height: 28px; color: rgb(0, 0, 0) !important;">
<div class="txtbox-content" style="box-sizing: border-box; max-width: 100%; width: 600px; margin: 10px auto; padding: 10px 15px; border: 2px solid rgb(46, 139, 87); background: rgb(187, 255, 255); border-radius: 10px;">
<p><span style="font-size:16px"><span style="color:#FF0000"><strong>1. Chuyên môn tốt.</strong></span> Thực sự hiểu thấu đáo, tường tận và là chuyên gia về lĩnh vực chúng ta nghiên cứu, được đào tạo và sẽ truyền đạt. Là một báo cáo viên (tức là nhà sư phạm, là “người thầy”), điều này phải được đặt lên hàng đầu. Làm sao để có được điều này? Theo tôi cần:</span></p>
<p><span style="font-size:16px">- Quá trình học tập (gồm tự học) là then chốt, bao gồm học từ sách vở, học từ bạn bè, mọi người, học từ “ông thầy thực tiễn”, học từ thành công lẫn “mẹ thất bại”,… của chính ta và cả người khác.</span></p>
<p><span style="font-size:16px">- Chủ động dấn thân, trải nghiệm thực tiễn và thâm nhập đời sống thực tế; tốt nhất là “đắm mình” trên chính lĩnh vực ban nghiên cứu, đam mê và được đào tạo. Hơi thở cuộc sống mỗi bài giảng từ đây mà ra và cũng là điều mà các báo cáo viên trẻ chúng ta bị phê bình là yếu và thiếu.</span></p>
<p><span style="font-size:16px">- Phải chú trọng nghiên cứu khoa học. Cái khuyết của việc báo cáo viên lý luận chính trị không chỉ ở việc yếu về kinh nghiệm, thiếu về vốn sống mà còn thiếu tính thuyết phục. Kết quả của nghiên cứu thông qua đề tài, đề án, dự án,… được tiến hành bài bản sẽ là chất liệu thuyết phục hơn cả cho bài giảng, cho những chuyên đề lý luận chính trị vốn khô khan. Ngày nay, đẳng cấp của nhà khoa học và báo cáo viên chính là thành tựu về khoa học.</span></p>
<p><span style="font-size:16px"><strong><span style="color:#FF0000">2. Sở hữu phương pháp, công cụ nghiên cứu.</span> </strong>Đương nhiên sử dụng thuần thục phương pháp đặc trưng ngành nhưng phải chú ý kết hợp cả phương pháp xuyên ngành, có tính ứng dụng và thực chứng cao gắn với công cụ nghiên cứu mới,… bổ trợ cho nghiên cứu và giảng dạy. Tính thuyết phục, hấp dẫn trong từng bài giảng của báo cáo viên lý luận chính trị chính từ chất liệu nghiên cứu mà nó có được từ phương pháp, công cụ nghiên cứu tốt.</span></p>
<p><span style="font-size:16px">Sẽ chủ quan nếu khẳng định về định hướng giá trị trong thanh niên Thành phố hiện nay chỉ đơn thuần bằng cách đưa ra suy nghĩ,kinh nghiệm cá nhân chúng ta. Tuy nhiên, khẳng định ấy sẽ thuyết phục hơn nhiều nếu dữ liệu công bố từ phương pháp như khảo sát xã hội học, phỏng vấn, chuyên gia, thảo luận nhóm, quan sát trực tiếp,… xử lí qua công cụ như SPSS, R-Markdown,….</span></p>
<p><span style="font-size:16px"><span style="color:#FF0000"><strong>3. Ngoại ngữ tốt thực chất. </strong></span>Đây chính là cánh cửa, là con tàu chở chúng ta đến với những điều mới mẻ, phong phú và gần với tri thức thế giới. Bạn muốn thế giới biết về nghiên cứu, tri thức của bạn và bạn cũng luôn có nhu cầu tìm hiểu xem liệu rằng thế giới đã bàn luận ra sao về vấn đề bạn đang tìm hiểu, phán xét. Ngoại ngữ tốt là chìa khoá cho bạn.</span></p>
<p><span style="font-size:16px"><span style="color:#FF0000"><strong>4. Niềm đam mê với nghề nghiệp.</strong> </span>Đấy chính là yếu tố EQ hay AQ trong “công thức thành công” đã bàn. Đam mê được hiểu là say sưa với công việc giảng dạy của bạn, say sưa với những nghiên cứu của bạn (mà đôi khi ai đó có thể cho là điên rồ) và tất nhiên không thể thiếu sự say sưa tìm hiểu, tranh luận đến tận cùng đối với các vấn đề chính trị - xã hội, có trách nhiệm với thời cuộc.</span></p>
</div>
</div>
<p style="text-align:justify"><span style="font-size:16px">Giảng dạy lý luận chính trị vốn khô khan, phải làm đơn giản các vấn đề phức tạp, người nghe là học viên đôi khi già hơn ta cả về tuổi đời, trình độ chuyên môn cao hơn ta nhiều bậc, trải nghiệm của họ phong phú hơn ta,… Do đó, chỉ có đam mê mới giúp ta vượt qua rào cản để trở thành một báo cáo viên giỏi, chuyên gia thực sự về lĩnh vực lý luận chính trị.</span></p>
<p><span style="font-size:16px">Đôi điều suy ngẫm và trải nghiệm rất muốn chia sẻ cùng quý đồng nghiệp trẻ - những người đang tâm huyết với sự nghiệp giảng dạy, nghiên cứu lý luận chính trị hiện nay.</span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:16px"><strong>Thạc sĩ NGUYỄN HỮU HOÀNG</strong></span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:16px">Giảng viên Học viện Chính trị khu vực II,</span></p>
<p style="text-align:right"><span style="font-size:16px">Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh</span></p>
<p> </p>
<p> </p>
</body></html>