<html><head><meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252"</head><body>
<p style="text-align:justify"><strong>Một số người nói rằng Chủ nghĩa dân túy giống tựa như “Sương mù”, tựa như “Mưa” và “Gió”. Có ý kiến cho rằng, đôi khi nó là công cụ cho các “lực lượng tiến bộ”, đôi khi nó là công cụ cho các “lực lượng bảo thủ”, đôi khi nó là công cụ cho các “lực lượng cánh tả” và đôi khi nó là công cụ cho các “lực lượng cánh hữu”.</strong></p>
<p style="text-align:justify"><strong>Hệ tư tưởng mỏng</strong></p>
<p style="text-align:justify">Nhưng dù với danh xưng mỹ miều nào đi nữa bản chất của Chủ nghĩa dân túy (Populism) vẫn là “KẺ THÙ CỦA SỰ ỔN ĐỊNH”. Dù khoác dưới lớp áo nào đi nữa, đây chỉ là một “hệ tư tưởng mỏng”, nhằm giải thích thế giới và biện minh cho những mục tiêu cụ thể; được xây dựng trên cơ sở đa số người dân chống lại tầng lớp tinh hoa quyền lực; không có hệ thống giá trị cụ thể, mà chỉ nhấn mạnh sự tương phản giữa đa số nhân dân và tầng lớp tinh hoa.</p>
<p style="text-align:justify">Nhìn bề ngoài, chủ nghĩa dân túy tập trung vào người dân, nhưng thực tế đó là hướng vào việc tranh giành lòng tin của quần chúng, lợi dụng người dân cho mục đích riêng với lời hứa suông và thiếu trách nhiệm. Những người theo chủ nghĩa dân túy phản đối chính quyền đương nhiệm, nhưng họ cũng không dung thứ cho sự chống đối hay thậm chí là “người ngoài cuộc”.</p>
<p style="text-align:justify">Những người theo chủ nghĩa dân túy Nga đã có một câu khá nổi tiếng: <em>“Bất cứ ai không phải với chúng ta đều chống lại chúng ta, ai chống lại chúng ta là kẻ thù của chúng ta và kẻ thù nên bị tiêu diệt bằng mọi cách” </em><sup>(1)</sup>.</p>
<p style="text-align:justify">Hiện nay, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã kết hợp và trở thành “cơn thủy triều” ở một số nước phát triển phương Tây. Chẳng hạn như cuộc trưng cầu dân ý của Anh “Brexit”, hay như Mặt trận Quốc gia Pháp đã ban hành các tuyên bố chống đối người nhập cư, chống người Hồi giáo, và cả ý tưởng về chủ nghĩa đa văn hoá. Mới đây, tại Brazil, 46% người dân nước này đã bỏ phiếu bầu ông Jair Bolsonaro làm Tổng thống; điều này có nghĩa là gần 50 triệu người dân Brazil đã ủng hộ một chính trị gia theo đuổi chủ nghĩa dân túy cực hữu <sup>(2)</sup>. Khu vực Mỹ Latinh đang đối mặt với một làn sóng các nhà dân túy cánh hữu. Tất cả đều có một đặc điểm khác biệt: chúng xuất hiện dưới dạng chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Theo như Giáo sư Joseph S. Nye, Jr (Đại học Harvard) đã nói, chúng là “<em>Chủ nghĩa dân tộc dân tú</em>y” <sup>(3)</sup>.</p>
<p style="text-align:justify">Chủ nghĩa dân tộc có thể ví như đồng tiền luôn có hai mặt khác nhau về họa tiết. Một mặt là tình yêu đất nước và dân tộc của mình. Một mặt là tinh thần hẹp hòi, tinh thần quốc gia vị kỷ; chủ nghĩa bành trướng, bá quyền; sự ngạo mạn và chủ nghĩa biệt lập văn hóa, vấn đề di cư, nhập cư,… Nếu lời nói và hành động của một người, đặc biệt là nhân vật của công chúng, chủ yếu thể hiện tình yêu của anh ta đối với đất nước và dân tộc của anh ta đúng nơi, đúng chỗ, thì điều này không chỉ vượt ra ngoài sự trách móc mà còn giành được sự đánh giá cao về đất nước và con người anh ta.</p>
<p style="text-align:justify">Tuy nhiên, ngược lại nếu nhân vật của công chúng sử dụng những tuyên bố hùng hồn để “đầu cơ chính trị”, tráo đổi và thay đổi về khái niệm độc lập, tự do, nhân quyền, giá trị con người của những công dân để tạo nên được sự tác động và làm lung lay ý nghĩ của mọi người trên xã hội, thì điều đó thật đáng quan ngại. Nói về điều này, nhà khoa học Albert Einstein đã bình luận: “<em>Chủ nghĩa dân tộc là một căn bệnh của trẻ con. Nó giống như bệnh lên sởi ở con người” </em><sup>(4)</sup>.</p>
<p style="text-align:justify"><strong>Tác động tiêu cực</strong></p>
<p style="text-align:justify">Ở một số nước phương Tây, Chủ nghĩa dân tộc dân túy đã phát triển vì nhiều lý do, mà một trong những nguyên nhân trong đó là tầng lớp trung lưu bị thu hẹp và sự phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng là những yếu tố chính. Thống kê của Công ty tư vấn quản lý nổi tiếng McKinsey cho thấy từ năm 2005 đến 2014, mức thu nhập thực tế của hơn 65% hộ gia đình ở các nước phát triển đã bị đình trệ hoặc suy giảm. Theo dữ liệu chính thức của Hoa Kỳ, thu nhập của 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 3,1% tổng thu nhập quốc dân, trong khi thu nhập của 20% người giàu nhất chiếm 51,4%.</p>
<p style="text-align:justify">Khi khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, một số người Hoa Kỳ bắt đầu ghét hệ thống kinh tế hiện tại, tin rằng nó làm cho người giàu trở nên giàu hơn và người nghèo càng nghèo hơn. Trong những trường hợp này, chủ nghĩa dân tộc dân túy đã xuất hiện trong xã hội Hoa Kỳ. Một số người lo lắng rằng những người nhập cư nước ngoài đang làm việc của họ, một số thậm chí ủng hộ các biện pháp cứng rắn và bạo lực chống lại người nhập cư nước ngoài,…</p>
<p style="text-align:justify">Sự trỗi dậy của Chủ nghĩa dân tộc dân túy (populist nationalism) ở các nước phát triển phương Tây đã có tác động tiêu cực lớn. Trong những năm gần đây, số vụ bạo lực do phe cánh hữu Đức gây ra đã tăng lên. Bộ Tư pháp Liên bang Đức tuyên bố rằng các tuyên bố phân biệt chủng tộc và bài ngoại trên Internet đã lan rộng. Số lượng các tổ chức theo chủ nghĩa cực đoan và các hành vi phạm tội, bạo lực do những nhóm này gây ra đã gia tăng đáng kể trong nhiều năm trở lại đây. Năm 2019, giới chức Đức đã phân loại 41 đối tượng cực đoan cánh hữu vào nhóm những kẻ khủng bố tiềm năng và bị đặt dưới sự giám sát của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức. Ngoài ra, 112 đối tượng cực đoan khác cũng được đặt trong vòng kiểm soát do nghi ngờ thực hiện hoạt động hỗ trợ cho các nhóm cực hữu có xu hướng bạo lực <sup>(5)</sup>.</p>
<p style="text-align:justify">Một số quốc gia Trung Đông, Đông Âu, Mỹ Latinh không thể giải quyết đúng đắn do nhiều vấn đề kinh tế và xã hội. Xu hướng cực hữu đặc trưng của bài ngoại đã được lặp lại ngày càng nhiều bởi những người bình thường, đặc biệt là giới trẻ.</p>
<p style="text-align:justify">Chủ nghĩa dân tộc với màu sắc dân túy lấy sự bảo vệ lợi ích quốc gia và quốc gia làm biển hiệu và rất dễ nhận được sự chấp thuận của công chúng theo biểu ngữ “Yêu đất nước và yêu nhân dân”. Những người chống đối thường sợ rằng họ s bị đội mũ “Phản bội” và phải “Giữ im lặng”, chính quyền nước sở tại cũng thận trọng hơn và thậm chí ngại hành động khi kiểm soát hành vi phi lý của những người theo chủ nghĩa dân túy.</p>
<p style="text-align:justify">Chủ nghĩa dân túy có thể nói phải đối mặt với “Chủ nghĩa tự do phi dân chủ” và được đáp lại bằng “Nền dân chủ phi tự do”. Kurt Weyland, một nhà nghiên cứu chính trị học ở Đại học Texas, viết trong một bài báo chuyên ngành vào năm 2013: “<em>Chủ nghĩa dân túy luôn luôn mâu thuẫn với dân chủ</em>”. Do đó, chủ nghĩa dân túy tất nhiên là mặt tối của nền dân chủ, nhưng khi nguy cơ đe dọa này xuất hiện, chúng ta không chỉ nên lo lắng về việc sức mạnh của các nhân vật dân túy hay các tổ chức đang mở rộng, mà điều đáng lo là viễn cảnh khủng hoảng chính trị - xã hội đằng sau nó.</p>
<p style="text-align:justify">Chủ nghĩa dân tộc dân túy rất dễ lây lan và lan rộng trên toàn thế giới. Hiện nay, tình hình quốc tế rất phức tạp và sự cạnh tranh và các trò chơi giữa các nước, đặc biệt là các nước lớn, ngày càng trở nên khốc liệt.</p>
<p style="text-align:justify">Điển hình ngày 28-11-2019, trước diễn biến tại Hồng Kông (Trung Quốc), Tổng thống Hoa Kỳ Donal Trump – một nhân vật được cộng đồng đánh giá là nhân vật theo Chủ nghĩa nghĩa dân túy đã ký dự luật Dân chủ và nhân quyền Hồng Kông. Dư luận quốc tế cho rằng đây có thể đây là “trò chơi vương quyền” của các nước lớn, mà “nạn nhân” của trò chơi này chính là người dân, những người đang bị cuốn vào “cơn bão táp chính trị”.</p>
<p style="text-align:justify"><strong>Ổn định nền tảng cho đất nước phát triển</strong></p>
<p style="text-align:justify">Tại Việt Nam hiện nay, mặc dù Chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội để tồn tại dưới dạng “chủ nghĩa”, mà mới chỉ tồn tại với tính cách là quan điểm, tư tưởng, không thành hệ thống lý luận và chỉ biểu hiện ở phát ngôn, hành động của một số người. Và cũng chưa trở thành trào lưu điển</p>
<p style="text-align:justify">hình và chưa chi phối đời sống chính trị - xã hội nhưng s có nguy cơ tạo ra những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta không nhận diện và đấu tranh, ngăn ngừa kịp thời. Mức độ và phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của các quan điểm, tư tưởng và hành động của chủ nghĩa dân túy đang có nguy cơ tăng lên trong đời sống xã hội, có khả năng lan rộng và thấm sâu - trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, mị dân lợi dụng - nên rất cần nhận diện và đấu tranh phòng ngừa, xử lý kịp thời, có hiệu quả.</p>
<p style="text-align:justify">Có thể thấy, sau hơn ba thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình.</p>
<p style="text-align:justify">Tuy nhiên, bên cạnh các thành tựu đạt được, giống như nhiều nền kinh tế khác, bất bình đẳng, hay khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng ngày một tăng lên trong xã hội. Sự phân hoá giàu nghèo có thể nhận thấy rõ nét giữa thành thị và nông thôn, giữa các nhóm dân tộc chiếm đa số và thiểu số, hay giữa các vùng kinh tế.</p>
<p style="text-align:justify">Hiện nay, số người siêu giàu tại Việt Nam đang tăng lên rất nhanh. Những người siêu giàu tuy là nhóm chiếm thiểu số nhưng lại nắm giữ phần nhiều của cải vật chất trong xã hội, đồng thời, khoảng cách về thu nhập của nhóm thiểu số này với các nhóm khác trong xã hội, đặc biệt là nhóm nghèo nhất cũng tăng lên nhanh chóng <sup>(6)</sup>. Chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng s tạo ra nhiều tác động tiêu cực trong xã hội, mà hệ quả trực tiếp là gia tăng bất bình đẳng, nhất là bất bình đẳng cơ hội, từ đó ảnh hưởng tới khả năng dịch chuyển xã hội của người dân lên các thang bậc kinh tế cao hơn, tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo, cũng như gây tác động không tốt tới sự phát triển chung của toàn xã hội <sup>(7)</sup>.</p>
<p style="text-align:justify">Trong tình huống như vậy, chúng ta phải hết sức cảnh giác chống lại sự “hợp lưu” của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc cực đoan và những phát ngôn, tuyên bố cực đoan nhưng dễ hiểu với đa số mọi người, hứa hẹn về quyền lợi cho số đông, thổi bùng ý niệm về sự xung đột lợi ích giữa các nhóm đa số và thiểu số.</p>
<p style="text-align:justify">Người yêu nước chân chính không phải là người cổ súy cho chủ nghĩa dân túy, cũng càng không phải là người phát ngôn theo kiểu “nói cho sướng miệng”. Ông cha ta từng có câu “Lụt thì lún cả làng”, do đó đấu tranh ngăn ngừa và chống chủ nghĩa dân túy xâm nhập là trách nhiệm của mỗi công dân, của những người thanh niên yêu nước để bảo vệ gia đình của mình, vì hòa bình và sự phát triển ổn định của đất nước.</p>
<p style="text-align:right"><strong>HỒNG TIẾN</strong></p>
<p style="text-align:right"><em>Câu lạc bộ Lý luận trẻ Thành Đoàn</em></p>
<p style="margin-left:0.02in">____</p>
<p style="margin-left:0.03in"><strong>Tài liệu tham khảo:</strong></p>
<p style="margin-left:0.03in">(1) “Chủ nghĩa dân túy là gì?”, dẫn theo http://www.people.com.cn</p>
<p>(2) "Chủ nghĩa dân túy cực hữu s "nhấn chìm" Mỹ Latinh?", Báo Quốc tế, https://baoquocte.vn/chu-nghia-dan-tuy-cuc-huu-se-nhan-chim-my-latin 80271.html(3) Dẫn theo https://www.project-syndicate.org</p>
<p>(4) Dẫn theo http://vietq.vn/nha-vat-ly-hoc-albert-einstein-va-nhung-bai-hoc-cuoc-doi rat-dang-suy-ngam-d130430.html</p>
<p>(5) “Nguy cơ gia tăng các nhóm cực đoan, khủng bố tại Đức”, Báo Điện tử VTVC News, https://vtv.vn/the-gioi/nguy-co-gia-tang-cac-nhom-cuc-doan-khung-bo-tai duc-20190817145035406.htm</p>
<p>(6) Theo báo cáo của Oxfam, vào năm 2014, 210 người siêu giàu ở Việt Nam (những người có giá trị tài sản trên 30 triệu USD), có tổng tài sản khoảng 20 tỷ USD, tương đương với 12% GDP cả nước. Theo ước tính của các chuyên gia, trong một giờ, người giàu nhất Việt Nam có mức thu nhập cao hơn gần 5.000 lần so với số tiền mà nhóm 10% nghèo nhất chi tiêu hàng ngày cho các nhu cầu thiết yếu. Số lượng những người siêu giàu này được dự báo s tăng lên đáng kể, khoảng hơn 400 người vào năm 2025, và tiếp tục có những ảnh hưởng nhất định tới kinh tế cả nước.</p>
<p>(7) “Chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng”, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Quỳnh Anh, http://ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=21631</p>
<p>(*) Bài viết có tham khảo bài: “Chủ nghĩa dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam” của đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 14-5-2018.</p>
</body></html>