<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ</title>
</head>
<body>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"><font color="#0000FF"><b>CUỘC THI
TÌM HIỂU LỊCH SỬ “NHÀ SỬ HỌC TRẺ TUỔI NĂM 2007”<br>
</b></font><br>
Họ tên : <br>
Năm sinh : <br>
Nghề nghiệp<br>
Địa chỉ liên lạc : <br>
Điện thoại:<br>
Địa chỉ email (nếu có): <br>
<br>
<i><b><font color="#008080">BÀI THI CHẶNG 1 <br>
(Từ ngày 1/4/2007 đến ngày 20/6/2007)</font><font color="#0000FF"><br>
</font></b></i><br>
<font color="#FF9900"><b>Phần 1: Phần trắc nghiệm: (Chọn 1 trong 4 đáp án, đánh
dấu X vào câu trả lời đúng)<br>
</b></font><br>
Câu 1: Bác Hồ sinh vào ngày tháng năm nào, tại đâu?</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Ngày
19/5/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An)<br>
b) Ngày 19/5/1898, tại quê cha là làng Sen (nay thuộc xã Kim
Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)<br>
c) Ngày 19/5/1890, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Tĩnh)<br>
d) Ngày 19/5/1880, tại quê mẹ là làng Hoàng Trù (nay thuộc xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An)<br>
<br>
Câu 2: Đang theo học tại Trường Quốc học Huế thì năm 1908, Nguyễn Tất Thành bị
buộc phải thôi học vì:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Theo cha
vào Đồng Tháp Mười<br>
b) Vào Sài Gòn để ra nước ngoài tìm đường cứu nước<br>
c) Tham gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên<br>
d) Gia đình khó khăn, không đủ điều kiện theo học<br>
<br>
Câu 3: Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ngày 28/1/1941, Bác Hồ về đến Tổ
quốc, Người qua biên giới đến địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao
Bằng tại cột mốc số:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) 18<br>
b) 108<br>
c) 180<br>
d) 1008<br>
<br>
Câu 4: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại
ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một người trong số đó. Người sẽ được
ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ mà
còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho
những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng
khỏi trái đất này”.<br>
Đó là những lời viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh của Tiến sĩ Atmet – Giám đốc UNESCO
khu vực châu Á – Thái Bình Dương vào dịp:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Kỷ niệm 10
năm (1975 – 1985) ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước<br>
b) Đại hội Các chiến sĩ Bảo vệ Hòa bình thế giới (1949)<br>
c) Đại hội Hòa bình thế giới (1950)<br>
d) Hội thảo Quốc tế về Chủ tịch Hồ Chí Minh – Anh hùng giải
phóng dân tộc, Nhà văn hóa lớn (1990)<br>
<br>
Câu 5: Tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện
khá tập trung trong những bài giảng dùng cho lớp huấn luyện cán bộ vào đầu năm
1941. Những bài giảng này được tập hợp, xuất bản trong tác phẩm:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Cách đánh
du kích<br>
b) Đường Kách mệnh<br>
c) Con đường giải phóng<br>
d) Phép dùng binh của Tôn Tử<br>
<br>
Câu 6: Tháng 6/1925, một tổ chức có tính chất quá độ, vừa tầm thích hợp với
phong trào cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ, có nhiệm vụ truyền bá chủ nghĩa Mác -
Lênin, chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng của giai cấp công nhân Việt
Nam được đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành lập tại Quảng Châu (Trung Quốc). Đó là tổ
chức:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Việt Nam
Độc lập Đồng minh Hội<br>
b) Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội<br>
c) Hội những người Việt Nam yêu nước<br>
d) Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức <br>
<br>
Câu 7: Ngày 18/6/1911, văn bản: Bản yêu sách của dân tộc Việt Nam cũng là bài
báo đầu tiên của Bác Hồ được đăng trên 2 tờ báo
L’Humanité và Le Populaire xuất
bản ở Paris. Đây là công trình được soạn thảo bởi 3 người:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Nguyễn Ái
Quốc, Huỳnh Thúc Kháng và Phan Chu Trinh<br>
b) Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu và Phan Văn Trường<br>
c) Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường<br>
d) Nguyễn Ái Quốc, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh<br>
<br>
Câu 8: Từ ngày 3 đến ngày 7/2/1930, Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản ở
Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra theo kế hoạch của Nguyễn Ái Quốc
và Người đã chủ trì đại hội với tư cách là:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Đại diện
Quốc tế Cộng sản<br>
b)Người sáng lập Đảng<br>
c) Đại diện Đông Dương Cộng sản Liên đoàn<br>
d) Đại diện Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức<br>
<br>
Câu 9: Xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả luôn là vấn đề quan
tâm sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, do vậy từ rất sớm, Người đã chỉ ra 3 thứ
giặc phải kiên quyết chống là:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Giặc dốt,
giặc đói, giặc ngoại xâm<br>
b) Tham ô, lãng phí, giặc dốt<br>
c) Tham ô, lãng phí, quan liêu<br>
d) Ngoại xâm, tham ô, lãng phí<br>
<br>
Câu 10: Ngày 13/8/1942, Bác Hồ bắt đầu sử dụng tên Hồ Chí Minh. Đó là lúc:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Bác từ Cao
Bằng sang Thái Lan hoạt động<br>
b) Bác từ Liên Xô về Trung Quốc để về Việt Nam lãnh đạo kháng
chiến<br>
c) Bác từ Cao Bằng sang Trung Quốc để bắt liên lạc với lực
lượng cách mạng ở đó <br>
d) Bác từ Trung Quốc về Việt Nam sau thời gian bị quân Tưởng
Giới Thạch bắt cầm tù <br>
<br>
Câu 11: Sắp xếp theo thứ tự thời gian (từ trước đến sau) 3 trong số nhiều tên
gọi mà Bác Hồ đã sử dụng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Nguyễn Tất
Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh<br>
b) Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc<br>
c) Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh<br>
d) Hồ Chí Minh – Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Tất Thành<br>
<br>
Câu 12: Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa I đã phong tặng Chủ tịch
Hồ Chí Minh danh hiệu:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Người Công
dân Tiêu Biểu<br>
b) Người Công dân Danh Dự<br>
c) Người Công dân Thứ Nhất<br>
d) Người Công dân Kiểu Mẫu<br>
<br>
Câu 13: Trường Đại học Phương Đông được thành lập năm 1921, theo quyết định của
Quốc tế Cộng sản, để đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng và phong trào giải phóng dân
tộc cho các nước thuộc địa. Bác Hồ đã tham gia một khóa học tại đây vào cuối năm
1923 với tên:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Nguyễn
Quyết Thắng<br>
b) Hồ Chí Minh<br>
c) Nguyễn Ái Quốc<br>
d) Nguyễn Tất Thành<br>
<br>
Câu 14: Tên gọi Nguyễn Ái Quốc của Bác Hồ bắt đầu được biết đến rộng rãi từ ngày
18/6/1919, gắn liền với sự kiện:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp của Bác (ký tên Nguyễn Ái Quốc) xuất bản lần đầu
tiên <br>
b) “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” do Bác soạn thảo (ký
tên Nguyễn Ái Quốc) gởi đến Hội nghị Versailles<br>
c) Tác phẩm Đường Kách mệnh tập hợp những bài giảng của Bác
(ký tên Nguyễn Ái Quốc) lần đầu tiên xuất bản<br>
d) Vở kịch Con Rồng Tre do Bác viết (ký tên Nguyễn Ái Quốc)
lần đầu tiên được công diễn ở Paris<br>
<br>
Câu 15: Là một trong những tác phẩm lớn đánh dấu một trong những mốc quan trọng
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, đồng thời là một trong những văn
kiện lý luận đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặt cơ sở tư tưởng cho đường
lối cách mạng Việt Nam. Đó là:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Bản án chế
độ thực dân Pháp<br>
b) Sửa đổi lối làm việc<br>
c) Đường Kách Mệnh<br>
d) Con đường giải phóng<br>
<br>
Câu 16: Tổ chức đầu tiên mà Bác Hồ đã thành lập ở Paris trong quá trình đi tìm
đường cứu nước là:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Hội những
người An<font color="#FF3300"><b> </b></font>Nam yêu nước<br>
b) Ban Nghiên cứu thuộc địa<br>
c) Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức<br>
d) Liên đoàn chống đế quốc<br>
<br>
Câu 17: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, chân lý này được Bác khẳng định
trong:</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Lời kêu gọi
Toàn quốc kháng chiến (1946)<br>
b) Kêu gọi quốc dân (1945)<br>
c) Lời kêu gọi ngày 17/7/1966<br>
d) Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng (1930)<br>
<br>
Câu 18: “Xuân về xin có một bài ca<br>
Gửi chúc đồng bào cả nước ta<br>
Chống Mỹ hai miền đều đánh giỏi<br>
Tin mừng thắng trận nở như hoa”<br>
Bài thơ chúc Tết trên được Bác Hồ viết vào năm nào?</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Năm Giáp
Thìn 1964<br>
b) Năm Ất Tỵ 1965<br>
c) Năm Bính Ngọ 1966<br>
d) Năm Đinh Mùi 1967<br>
<br>
Câu 19: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng
bào<br>
Học tập tốt, lao động tốt<br>
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt<br>
Giữ gìn vệ sinh thật tốt<br>
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”<br>
Bác Hồ đã căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng 5 điều trên trong: </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Thư gửi
thiếu niên nhi đồng toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu
niên tiền phong (1961)<br>
b) Thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1/6 (1950)<br>
c) Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng
(1955)<br>
d) Thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm trung thu đầu tiên của nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (1945)<br>
<br>
Câu 20: “Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải
từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một
chương trình nhỏ mà thực hiện được, hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát
mà làm không được”<br>
Đó là lời Bác Hồ đã căn dặn thanh niên nhân dịp nào?</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2"> a) Nhân dịp
Hội nghị Thanh niên Việt Nam (1947)<br>
b) Tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn
quốc (1952)<br>
c) Tại Hội nghị Cán bộ Đoàn toàn miền Bắc (1959)<br>
d) Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III Đoàn Thanh niên
Lao động Việt Nam (1961)<br>
<br>
<font color="#FF9900"><b>Phần 2: Câu hỏi tự luận: (bài viết tối đa 1.500 chữ)<br>
</b></font><br>
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” (1947), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Cũng
như sông có nguồn thì mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì
dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”.<br>
Bạn hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói trên?<br>
<br>
<br>
<font color="#FF3300"><b>* Lưu ý: </b></font><br>
<br>
- Bài dự thi gửi về Ban Tổ chức cuộc thi theo địa chỉ: </font></p>
<p align="left"><font face="Arial" size="2"><i>+ Ban Biên tập webiste Thành Đoàn
thành phố Hồ Chí Minh: <br>
số 01 Phạm Ngọc Thạch, Quận 1. <br>
(Ngoài bì thư ghi rõ: “Bài dự thi “Nhà sử học trẻ tuổi năm 2007”)<br>
</i><br>
+ Hoặc qua địa chỉ hộp thư điện tử: <u><i><font color="#0000FF">
dtncs@tphcm.gov.vn</font></i></u><br>
<br>
<b><i>- Hạn chót nhận bài dự thi: 17g00, ngày 20/06/2007</i></b></font></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">BAN TỔ CHỨC CUỘC THI<br>
</font></b></p>
</body>
</html>