<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Bác Hồ đã dạy</title>
</head>
<body>
<p align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">Giáo dục, nâng
cao nhận thức về cội nguồn và lịch sử phát triển vùng đất Nam bộ Việt Nam</font></b></p>
<p align="right"><b><font face="Arial" size="2">PGS. TS Phan Xuân Biên (Viện
Nghiên cứu Xã hội TP.HCM)</font></b></p>
<div style="float: left; width: 123px; height: 45px">
<table border="0" cellspacing="1" width="100%" id="table1">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="giao%20duc%20nang%20cao%20nhan%20thuc.jpg" width="220" height="174"></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font color="#808080" face="Arial" size="2"><i>Chợ
nổi - một sinh hoạt độc đáo của người dân vùng châu thổ sông Cửu
Long</i></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Bác Hồ đã dạy "Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam".
Lời dạy đó trong giai đoạn hiện nay càng trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao
giờ hết. Có lẽ, không có môn khoa học nào giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự
hào dân tộc, ý chí phấn đấu, rèn luyện nhân cách cho con người bằng môn khoa học
lịch sử, mà trước hết là lịch sử dân tộc. Nhưng một thực tế là cho đến nay vẫn
chưa có một bộ lịch sử Việt Nam mang tầm quốc sử chính thức, xứng đáng với nhu
cầu và điều kiện kinh tế xã hội và phát triển khoa học hiện nay. Trong nhiều bộ
sử, còn nhiều vấn đề lịch sử, nhiều sự kiện và thậm chí có những giai đoạn lịch
sử chưa được nhìn nhận, đánh giá đầy đủ và thống nhất. Một trong những điểm ấy
là cội nguồn và lịch sử phát triển của vùng đất Nam bộ. Thông tin trong Đoàn kỳ
này xin trích giới thiệu với các bạn bài viết "Giáo dục, nâng cao nhận thức về
cội nguồn và lịch sử phát triển vùng đất Nam bộ Việt Nam" của PGS.TS Phan Xuân
Biên - Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Thành Ủy thành phố Hồ Chí Minh với mong muốn
giúp các bạn nâng cao nhận thức về cội nguồn và lịch sử phát triển vùng đất Nam
bộ - vùng đất mà chúng ta đang sinh sống, học tập, làm việc và trưởng thành:
</font> </p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Nội dung giáo dục, nâng cao tri
thức về vùng đất Nam bộ bao hàm nhiều vấn đề, do vậy cần lựa chọn tập trung một
số nội dung cơ bản, nhất là làm rõ cội nguồn lịch sử, chủ nhân thuở sơ khai và
tiến trình văn hóa lịch sử của vùng đất này. Trên tinh thần đó, đề nghị cần phổ
biến, tuyên truyền bằng nhiều hình thức: từ giảng dạy trong nhà trường đến công
tác giáo dục chính trị cho cán bộ, công chức và cả trên các phương tiện thông
tin đại chúng để đến được với đông đảo nhân dân. </font></p>
<div style="float: right; width: 118px; height: 102px">
<table border="0" cellspacing="1" width="100%" id="table2">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="giao%20duc%20nang%20cao%20nhan%20thuc1.jpg" width="108" height="76" align="right"></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font color="#808080" face="Arial" size="2"><i>Cổ
vật văn hóa Óc Eo</i></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Những trang sử được lật lên từ
lòng đất đã cho biết con người cổ xưa đã từng có mặt trên vùng đất Nam bộ với
địa bàn cư trú khá rộng rãi trên toàn vùng. Đặc biệt là vùng tiếp giáp giữa cao
nguyên và châu thổ, tức là vùng Đông Nam bộ ngày nay. Ở đây, nhất là vùng hạ lưu
sông Đồng Nai - Sài Gòn, vùng ven sông Vàm Cỏ, con người cổ đã sinh sống khá
đông đảo với hàng chục, hàng trăm địa điểm, và mỗi địa điểm có quy mô trung bình
từ 5.000m2 đến 10.000m2, thậm chí có di chỉ hàng chục ngàn m2 (như Mỹ Lộc, Dốc
Chùa, An Sơn...). Rõ ràng đây là trung tâm cư dân đông đảo với một cuộc sống trù
phú trong buổi đầu lịch sử của Nam bộ. Họ đã sinh sống và phát triển liên tục (Cầu
Sắt (Đồng Nai) có niên đại trên 4.000 năm cách ngày nay, Núi Gốm (Đồng Nai) -
3.900+, Dốc Chùa - 3.145+, An Sơn (Long An) - 2.855+, Phú Hòa - 2.590+, Suối Đá
- 2.300+). Đến đầu Công nguyên, người xưa đã đến vùng tứ giác Long Xuyên, U Minh
Thượng và sáng tạo nên nền văn hóa Óc Eo - Ba Thê nổi tiếng với vương quốc Phù
Nam hùng mạnh một thời. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">- Phù Nam là vương quốc đầu tiên
ở hạ miền sông Mê Công với một cương vực lãnh thổ rộng rãi, trong đó vùng đất
Nam bộ có vị trí như là trung tâm. Từ tài liệu sử học và khảo cổ học, có thể
phân biệt hai khái niệm là "Vương quốc Phù Nam" với "Đế chế Phù Nam". Lãnh thổ
Vương quốc Phù Nam, vào những thế kỷ đầu Công nguyên cơ bản trùng với vùng đất
Nam Bộ ngày nay, mà trung tâm đô thị của Phù Nam là Óc Eo - Ba Thê. Điều đó cũng
có nghĩa văn hóa Óc Eo nổi tiếng gắn liền với Vương Quốc Phù Nam từ thế kỷ II
đến thế kỷ VII. Do có vị trí thuận lợi và phát triển mạnh nên Phù Nam đã trở
thành một đế chế, với lãnh thổ rộng lớn hơn lãnh thổ Vương Quốc Phù Nam. Đế chế
Phù Nam có nhiều thuộc quốc, có quan hệ với Trung Hoa, An Độ. Ngay từ buổi đầu
hình thành và trong suốt 5 - 6 thế kỷ phát triển, Phù Nam là một "quốc gia đa
tộc người". Các kết quả nghiên cứu gần đây cho biết, Óc Eo (gắn với Phù Nam) là
một nền văn hóa có nguồn gốc bản địa, có quan hệ với văn hóa Sa Huỳnh và chủ
nhân là những cư dân Malayo - Polinesiên. Sự xây dựng nên Phù Nam cũng do từ
nhiều nguồn, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của người cổ Đồng Nai, Đông Nam
bộ. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, người Đồng Nai trên cơ sở kinh tế nông
nghiệp, lấy cây, con làm chính, đã có một bộ phận tiến về phía Nam để chinh phục
vùng châu thổ sình lầy sông Cửu Long. Chính bộ phận này đã góp phần xây dựng nên
nước Phù Nam cổ đại. Họ đã tạo nên những khu dân cư trù phú trên nền tảng kinh
tế nông nghiệp truyền thống kết hợp mở mang nhiều ngành nghề thủ công, mở rộng
hoạt động buôn bán, thương mại đa chiều. Nhưng sau một thời gian phát triển phồn
thịnh trong chừng 5 - 6 thế kỷ. Phù Nam đã sụp đổ vào thế kỷ VII - VIII với
nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính trong bối cảnh đó, một bộ phận cư dân Chân
Lạp đã di cư đến cùng châu thổ Cửu Long. Do vậy, nghiên cứu làm rõ lịch sử vùng
đất Nam Bộ cần phải nhận diện nguồn gốc và vị trí của người Khmer Ở Nam Bộ. Chân
Lạp vốn là một thuộc quốc của đế chế Phù Nam, khi Phù Nam tan rã, một bộ phận cư
dân Chân Lạp đã hướng sự phát triển vào vùng lãnh thổ Vương Quốc Phù Nam. Nhưng
thuở ban đầu họ không đủ đông và chưa đủ mạnh để khai thác mọi miền vùng đầm lầy
mênh mông hoang dã của vùng Tây Nam bộ, họ chỉ quần cư thành từng phum sóc trên
các vùng đất cao (thường gọi giồng) ven thềm các sông cổ, ven biển hoặc ở xung
quanh vùng Bảy Núi. Cho đến thế kỷ XIII khi mà đế quốc Ang Co khá hùng mạnh,
đồng bằng Tây Nam bộ "vẫn toàn là cây mây cao vút, cổ thụ, cát vàng lau sậy
trắng..., hàng trăm, hàng ngàn trâu rừng tụ họp từng bầy". Cảnh quan ấy vẫn kéo
dài cho đến khi người Việt đặt chân đến đây, vẫn "dưới sông sấu lội, trên rừng
cọp um", mênh mông rừng lau, rừng sát…. Chỉ khi người Việt đến, nơi đây mới đổi
thay với xóm làng trù phú, ruộng đồng phì nhiêu. Chính trong sự nghiệp đó, vị
trí tộc người của người Khmer sinh sống trong vùng đất Nam bộ đã thay đổi. Để lý
giải vấn đề này cần phân biệt các dạng thức tồn tại của tộc người trong lịch sử.
Tộc người là một tập đoàn xã hội đặc biệt được hình thành trong lịch sử dựa trên
yếu tố mang tính đặc trưng của nó như ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt văn hóa, ý
thức tự giác. Nhưng các tập đoàn người được hình thành và liên kết lại với nhau
không chỉ theo những đặc trưng ấy mà còn theo những yếu tố có tính chất xã hội
như giai cấp, quốc gia, nhà nước, chế độ chính trị. Do vậy phải phân biệt tộc
người theo nghĩa hẹp (thành phần tộc người) với cơ chế xã hội tộc người (cộng
đồng xã hội tộc người hay cộng đồng dân tộc - chính trị). </font></p>
<div style="float: left; width: 90px; height: 45px">
<table border="0" cellspacing="1" style="border-collapse: collapse" width="100%" id="table3">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="giao%20duc%20nang%20cao%20nhan%20thuc2.jpg" width="163" height="106"></font></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p align="center"><font color="#808080" face="Arial" size="2"><i>Lễ
hội Ok Om Bok (lễ hội cúng trăng) của người Khmer</i></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Người Khmer Nam bộ và Khmer
Campuchia có cùng nguồn gốc, có chung tiếng nói, tôn giáo và đặc điểm sinh hoạt
văn hóa. Và cho đến nay căn cứ vào các đặc trưng tộc người (ngôn ngữ, đặc điểm,
văn hóa, tâm lý...) họ vẫn thuộc cùng một tộc người trong nghĩa hẹp của nó - một
ethnie (ethnic, ethnos) Khmer. Trong danh mục các dân tộc thế giới thì người
Khmer Nam bộ và người Khmer Campuchia cũng chỉ là một tộc người. Họ không phải
là "người Việt gốc Miên". Nhưng do sống lâu đời trên vùng đồng bằng sông Cửu
Long, tách biệt với tộc gốc, lại có mối giao tiếp thường xuyên, lâu dài trên
nhiều lĩnh vực với người Việt và các dân tộc khác nên ở người Khmer Nam bộ xuất
hiện nhiều yếu tố văn hóa và ý thức riêng so với người Khmer Campchia. Ví dụ:
người Khmer Nam bộ chủ yếu ở nhà đất (nhà trệt) như người Việt trong vùng, không
ở nhà sàn như người Khmer Campuchia. Trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong
các dịp lễ hội người Khmer Nam bộ hầu như chỉ mặc quần áo bà ba (nhất là màu đen)
như người Việt Nam bộ. Đặc biệt, một quá trình xã hội tộc người đã diễn ra
thường xuyên, mạnh mẽ đối với người Khmer Nam bộ mà kết quả của quá trình đó là
đã làm thay đổi căn bản vị trí xã hội của toàn thể cộng đồng người Khmer Nam bộ.
Người Khmer Nam bộ hầu hết là những người nông dân cần cù đã bao thế kỷ cùng
những người nông dân người Việt chung sức khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long,
họ luôn có chung số phận, đều bị các thế lực phong kiến, thực dân bóc lột và đàn
áp. Vì vậy trong lịch sử cận hiện đại đã có nhiều cuộc nổi dậy của người nông
dân Khmer và nông dân Việt chống lại bọn phong kiến, thực dân. Nhất là trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người Khmer đã tự nguyện đi theo
cách mạng do Đảng ta lãnh đạo, sát cánh với đồng bào người Việt và các dân tộc
anh em hy sinh xương máu để giải phóng mảnh đất thiêng liêng phía Nam của Việt
Nam, bảo vệ vẹn toàn Tổ quốc Việt Nam. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Sự nghiệp đó vừa là gốc nguồn và
động lực hình thành, phát triển và hoàn thiện ý thức về tổ quốc Việt Nam Ở người
Khmer Nam bộ, đồng thời là kết quả, là sự thể hiện ý thức đó của họ. Quá trình
lịch sử đó đã làm thay đổi vị trí xã hội của người Khmer Nam bộ, họ thực sự trở
thành công dân Việt Nam, một thành phần trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Còn
người Khmer ở Campuchia lại phát triển dưới sự tác động của xã hội Campuchia, họ
là công dân của nước Campuchia, là hạt nhân cơ bản của cơ chế xã hội tộc người
Campuchia. </font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Tóm lại, một tiến trình lịch sử
đã diễn ra trên vùng đất Nam bộ từ thời khởi thủy đã được nhận thức ngày càng rõ.
Trong suốt hàng trăm thế kỷ trước Công nguyên, con người cổ xưa, lớp người đầu
tiên đã có mặt khá đông đúc và với một cuộc sống trù phú tại vùng đất Nam bộ,
chủ yếu là Đông Nam bộ, ven hạ lưu sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, ven sông Vàm Cỏ.
Đến đầu Công nguyên, họ tiến xuống cùng với nhiều lớp cư dân thuộc ngôn ngữ
Malayo - Polinésien cư ngụ một cách phổ biến vùng Tây Nam bộ, là một bước đột
phá phi thường của người xưa. Họ đã góp phần xây nên Vương quốc Phù Nam hùng
mạnh một thời với những xóm làng trù phú, đô thị phồn vinh. Nhưng sau một thời
vang bóng trong 5 - 6 thế kỷ, do những nguyên nhân tác động từ thiên nhiên, xã
hội, Phù Nam đã sụp đổ, lãnh địa Phù Nam trở nên hoang địa. Một số trở lại vùng
lãnh thổ xưa, tiếp tục với lối sống xưa của miền rừng núi mà hậu duệ của họ hiện
nay vẫn sinh sống trên vùng đất Nam Tây Nguyên - Đông Nam Bộ như người Mạ, Châu
Ro, Stiêng… Trong gần 10 thế kỷ, đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng hoang vắng,
chỉ đến thế kỷ XVII trở lại, khi có mặt của người Việt thì châu thổ Cửu Long mới
thực sự được khai phá thành đồng ruộng, xây dựng xóm làng, chợ búa sầm uất trong
sự chung sống hòa hợp của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm trong lịch sử phát
triển của Việt Nam thống nhất.</font></p>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đó là cội nguồn và tiến trình
lịch sử giai đoạn đầu phát triển vùng đất Nam bộ, cần phải được nhận thức đúng
đắn trong toàn xã hội. </font></p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b>P.X.B</b></font></p>
</body>
</html>