<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Chàng trai câm điếc và bức tranh</title>
</head>
<body>
<p class="pTitle" align="center"><b><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
Chàng trai câm điếc và bức tranh được in bưu thiếp ở Nhật</font></b></p>
<p class="pHead" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ít ai ngờ, tác giả
bức tranh đoạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi châu Á năm 2005 và
được in trên những tấm bưu thiếp phát hành rộng rãi tại xứ sở hoa anh đào là một
cậu bé câm điếc, suốt ngày sống trong “im lặng”.</font></p>
<table style="border-collapse: separate" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0" width="40" id="table1">
<tr>
<td>
<p align="justify">
<img border="0" src="chang%20trai%20cam%20diec.bmp" width="200" height="150"></td>
</tr>
<tr>
<td>
<p class="tLegend" align="center"><i>
<font face="Arial" size="2" color="#808080">Cường đang vẽ tranh tại lớp
học Điếc 5 – trường chuyên biệt Tương Lai</font></i></td>
</tr>
</table>
<p align="justify"><font face="Arial" size="2">Đó là lớp học Điếc 5 – trường
tiểu học chuyên biệt Tương Lai (TP Đà Nẵng), những học sinh “không nghe, không
nói” mà cô chủ nhiệm Trương Thị Ngọc Hà thường trìu mến gọi tên cho lớp học của
mình là “lớp học im lặng”. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ở đó, có một cậu bé
đoạt giải đặc biệt cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi châu Á (2005), được in bưu thiếp
và triển lãm tại Nhật Bản; có 2 cậu bé cùng nhau thành lập trang web dành cho
người câm điếc...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Bức tranh “Ước mơ
của em” được treo trang trọng ở phòng truyền thống của trường chuyên biệt Tương
Lai, phía dưới hàng tên tác giả, ghi thêm một câu làm bức tranh có “giá trị nổi
bật” so với hàng chục bức khác: “Giải nhất cuộc thi vẽ tranh thiếu nhi châu Á,
được in bưu thiếp và triển lãm tại Nhật Bản”.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Ít ai ngờ, tác giả
bức tranh là một cậu bé câm điếc, suốt ngày sống trong “im lặng” và chỉ thả hồn
mình theo những ước mơ được cậu thể hiện trong tranh.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thăm trường đúng
tiết học vẽ của lớp Điếc 5, trong những ngày mưa dầm dề ở Đà Nẵng càng làm cho
không khí ở lớp học đạt đến độ tĩnh lặng như tờ. Thỉnh thoảng, chỉ một vài tiếng
lách cách, sột soạt của giấy bút, của những lọ màu va vào nhau... </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tác giả bức tranh
“Ước mơ của em” là Nguyễn Mạnh Cường, dù học lớp 5, nhưng năm nay đã 17 tuổi.
Cường bị dị tật câm điếc từ nhỏ, khi giao tiếp với chúng tôi, em chỉ dùng ký
hiệu như thành viên trong lớp.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thầy giáo Đoàn Phi
Hổ – GV dạy vẽ lớp Điếc 5 là người “phiên dịch” cho những cuộc nói chuyện của
chúng tôi. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Tháng 9/2006, trong
cuộc thi vẽ tranh dành cho thiếu nhi châu Á, do UFJ (Quỹ Tài chính thống nhất
Nhật Bản) phối hợp với Ngân hàng Tokyo tổ chức, bức “Ước mơ của em” của Nguyễn
Mạnh Cường đoạt giải nhất và được triển lãm tại Nhật Bản. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Sau đó, trên những
tấm bưu thiếp xinh xinh, bức tranh “Ước mơ của em” được in và phát hành rộng rãi
tại xứ sở hoa anh đào. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Cường bày tỏ cảm
xúc qua ký hiệu: “Em không nói được, cũng không nghe được, suốt ngày chỉ quanh
quẩn trong phòng, rồi đến lớp học, em mơ được thoát ra thế giới bên ngoài, thế
giới của tiếng nói. Em mơ được như những đứa trẻ chăn trâu trong bức tranh, có
một không gian lồng lộng”.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Từ ngày có tranh
được triển lãm tại Nhật Bản, Cường có thêm bạn bè giao lưu, thăm hỏi qua
internet, hầu hết là những người cùng cảnh ngộ khuyết tật trong thành phố và
trên cả nước. Từ đó, Cường và bạn thân Ngô Phú Lâm mày mò lập một trang web dành
cho người khiếm thính Đà Nẵng...</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Được sự giúp đỡ của
thầy giáo dạy tin học Lưu Văn Dũng, đôi bạn Cường, Lâm – là những học sinh xuất
sắc trong môn học CNTT của trường chuyên biệt Tương Lai, đã lập trang web cho
CLB thanh thiếu niên khiếm thính ở Đà Nẵng (<a href="http://www.deafdanang.net/">www.deafdanang.net</a>).
</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thầy Dũng nói: “Dù
máy tính nhà trường còn rất thiếu, khi các em tiếp xúc với bàn phím, Internet
thì cũng là lúc bắt đầu học cách lập trang web cho CLB, nhưng chỉ chưa đầy một
tháng, các em đã lập được trang web của CLB thanh thiếu niên khiếm thính Đà Nẵng.</font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Hiện nay, sau hơn
gần 1 năm hoạt động, trang web <a href="http://www.deafdanang.net/">
www.deafdanang.net</a> đã có gần 70 hội viên hội khiếm thính Đà Nẵng. Nói là
trang web của CLB thanh thiếu niên, nhưng có những người trên 40 tuổi vẫn hay
ghé thăm, giao lưu và kết bạn”. </font></p>
<p class="pBody" align="justify"><font face="Arial" size="2">Thầy Lưu Văn Dũng
cho biết, cách đây 1 tuần, một sự cố không hiểu do đâu đã quét sạch dữ liệu trên
trang web. Hiện 2 em Cường và Lâm đang gấp rút khắc phục. “Lập trang web đã khó,
khắc phục nó lại càng khó hơn, nhưng tôi tin Cường và Lâm sẽ làm được”. </font>
</p>
<p align="right"><font face="Arial" size="2"><b><i>Theo TPO</i></b></font></p>
</body>
</html>