<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Trường Đoàn Lý Tự Trọng</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:VNI-Times;
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial; color: blue">Trường Đoàn Lý
Tự Trọng: 35 năm, một chặng đường</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Hôm nay, 26/3/2008, kỷ niệm
77 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng là dịp kỷ niệm 35 năm Ngày
thành lập Trường Đoàn Lý Tự Trọng - nơi đào tạo các thế hệ cán bộ của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh TP.HCM. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu vài nét về quá trình
hình thành, phát triển của trường 35 năm qua, hướng phát triển của Trường Đoàn
trong thời gian tới. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial; color: green">Ra đời trong
lửa đạn chiến tranh</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: left; width: 164px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="35%20nam.jpg" width="220" height="163"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Phong trào đấu tranh của
thanh niên - học sinh - sinh viên Sài Gòn - Gia Định nổ ra từ rất sớm. Được sự
tin tưởng của Đảng và Thành ủy, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản, tổ chức được
giao nhiệm vụ lãnh đạo toàn diện phong trào thanh niên thành phố, không ngừng
lớn mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc. Từ cuối những năm 1960, dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Khu ủy Sài Gòn - Gia Định, đồng chí Trần Quang Cơ cùng
với các đồng chí Hồ Hảo Hớn, Lê Minh Châu đã trực tiếp mở các lớp huấn luyện
Rừng Xanh, Rừng Già ở Củ Chi nhằm trang bị nhận thức chính trị, tư tưởng để cung
cấp cán bộ cho phong trào thanh niên thành phố. Lớp huấn luyện này là tiền thân
của việc xây dựng quy mô căn cứ Thành Đoàn sau này và là tiền đề của sự ra đời
trường Huấn luyện cán bộ Thanh niên - trường Đoàn Lý Tự Trọng. Sau Hiệp định
Paris 1973, tình hình tạm lắng, để chuẩn bị dồn sức cho đợt sóng mới (mà sau
này là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử 1975), nhiều lớp cán bộ Đoàn được điều về
căn cứ để bồi dưỡng, đào tạo. Nhu cầu ấy đòi hỏi phải chuyển quy mô từ những lớp
chính trị nhỏ thành quy mô một ngôi trường huấn luyện để đáp ứng việc đào tạo
lực lượng cán bộ hoạt động sát cánh, ngay trong vùng địch, đấu tranh chính trị
hàng ngày của phong trào thanh niên - học sinh - sinh viên thành phố. </span>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Ngày 26/3/1973, các đồng chí
lãnh đạo Thành ủy và Thành Đoàn quyết định thành lập trường Huấn luyện cán bộ
thanh niên, lấy tên người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên với câu nói bất
hủ “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng, chứ không thể là
con đường nào khác”. Lúc ấy trường bao gồm hai phân hiệu: Đô thị và Nông thôn.
Phân hiệu đô thị mở lớp bồi dưỡng thanh niên đô thị do đồng chí Lê Hiếu Đằng phụ
trách. Phân hiệu nông thôn mở lớp bồi dưỡng cán bộ Đoàn và thanh niên nông thôn
do đồng chí Trần Hưng Đoàn phụ trách. Trước khi thành lập trường, việc giáo dục
chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của bí số B2 (là Tổ Huấn học của Ban Tuyên huấn
Thành Đoàn) và khi thành lập trường, đồng chí Năm Nghị (Phạm Chánh Trực) là Bí
thư Thành Đoàn lúc bấy giờ trực tiếp làm Hiệu trưởng. Địa điểm ban đầu của
trường là vùng căn cứ của Thành Đoàn tại Củ Chi, bên bờ Đông sông Sài Gòn với
một hội trường 100 mét vuông, các lớp nhà nhỏ dưới tán cây, kế bên là hầm trú
bom, pháo, thực hiện theo nguyên tắc “ngăn cách bí mật”. Về sau trường được dời
về căn cứ Thanh An (Bến Cát, Bình Dương). Sau hai lớp “Chiến thắng”, là lớp bồi
dưỡng cho các đồng chí trong nhà tù địch được trao trả về theo Hiệp định Paris
1973, trường Đoàn tạm thu xếp lên đường tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
các cán bộ được phân công bố trí vào các mũi giáp công tiến về Sài Gòn, giải
phóng miền Nam, thống nhất đất nước. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Ngay trong những ngày đầu
mới thành lập trong khói lửa chiến tranh, Trường Đoàn Lý Tự Trọng đã trãi qua
những giai đoạn khốc liệt: bị địch bắn phá thường xuyên, cơ sở vật chất thiếu
thốn, trường lớp không ổn định, thường xuyên thay đổi địa điểm, cán bộ, giáo
viên, công nhân viên vừa giảng dạy, học tập, tham gia chiến đấu. Trên lớp, họ là
những giáo viên, học viên. Trong vùng giải phóng, vùng giáp ranh, họ là những
cán bộ dân vận. Trong lòng địch và ngoài chiến trường, họ là chiến sĩ. Với 4 lớp
ban đầu với 130 học viên, ngôi trường đào tạo cán bộ thanh niên Lý Tự Trọng đã
hình thành và sống cùng bom đạn những ngày kháng chiến ác liệt ấy. Nói về những
ngày đầu mới thành lập, đồng chí Phạm Chánh Trực xúc động nói: “Đối với Thành
Đoàn công tác đào tạo đội ngũ cán bộ quyết định chất lượng phong trào, từ năm
1973 mới có tên gọi trường Đoàn Lý Tự Trọng nhưng thật sự công tác huấn luyện
cán bộ đã hình thành từ rất sớm, từ những năm 1960. Thành Đoàn rất trân trọng
đóng góp của trường Đoàn trong việc xây dựng lực lượng và phát triển phong trào.”
</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial; color: green">Mái nhà thân
yêu của các thế hệ cán bộ Đoàn</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: right; width: 161px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table2" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td><img border="0" src="35%20nam2.jpg" width="220" height="157"></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Ngày 08/4/1988, Trường Đoàn
được phân hạng là trường trung học loại hai với chức năng và nhiệm vụ cụ thể là
“đào tạo, bồi dưỡng lý luận và nghiệp vụ công tác thanh niên cho cán bộ Đoàn,
cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên có trình độ trung cấp; bồi dưỡng, tập huấn
nghiệp vụ công tác Đoan - Hội cho cán bộ Đoàn - Hội theo chức danh, theo khu vực
địa bàn và hỗ trợ một số tỉnh, thành Đoàn bạn trong liên kết; nghiên cứu khoa
học, tổng kết thực tiễn phong trào thành lý luận”. Đồng thời, ngày 17/9/1985,
Ban Thương vụ Thành Đoàn ra quyết định thành lập trường Huấn luyện Cán bộ Đội
TNTP Hồ Chí Minh thành phố tách từ khoa Đội trường Đoàn nhằm huấn luyện, đào tạo
công tác thiếu nhi… Trước yêu cầu đào tạo trong giai đoạn mới, ngày 19 tháng 7
năm 2002, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định
số 2960/QĐ-NC về việc sáp nhập trường Huấn luyện Cán bộ Đội TNTP Hồ Chí Minh vào
trường Đoàn Lý Tự Trọng với các chức năng: “Đào tạo Trung cấp lý luận nghiệp vụ
công tác Thanh vận và Tổng phụ trách Đội; tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng Cán bộ
Đoàn - Đội - Hội theo các chức danh; tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu lý
luận thanh vận và công tác thiếu nhi; đồng thời tham mưu cho Ban Thường vụ Thành
Đoàn về công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và tham gia định
hướng về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Qua 35 năm hình thành và
phát triển, trường Đoàn Lý Tự trọng đã đào tạo, bồi dưỡng hơn 180.000 lượt cán
bộ Đoàn - Đội - Hội cho phong trào thanh thiếu nhi thành phố, cung cấp nhiều lớp
cán bộ trẻ xuất sắc cho Đảng và chính quyền các cấp, ngoài ra, trường Đoàn còn
phối hợp với các Tỉnh - Thành Đoàn bạn và các Đoàn ngành trực thuộc Trung ương
trong công tác đào tạo huấn luyện cán bộ Đoàn - Hội - Đội nhằm mở rộng phạm vi
hoạt động, nắm bắt kịp thời thực tiễn sinh động của phong trào, bổ sung, cập
nhật cho công tác huấn luyện. Tập thể nhà trường vinh dự đón nhận Huân chương
Lao động hạng Ba năm 2003 do Chủ tịch nước trao tặng và nhiều Bằng khen của Thủ
Tướng, Ủy ban Nhân dân thành phố, Trung ương Đoàn… </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">Có thể nói, trường Đoàn Lý
Tự Trọng đã để lại dấu ấn trong đội ngũ cán bộ Đoàn - Hội - Đội thành phố và các
tỉnh lân cận, đặc biệt là các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Nói về kỷ
niệm dưới mái trường thân yêu, nhiều lớp cán bộ Đoàn bày tỏ nhiều tình cảm như
đ/c Bùi Thị Ngọc Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Thành Đoàn bày tỏ: “Những kiến
thức được học ở trường vẫn luôn hằn sâu trong lòng tôi và nó cũng là vốn sống để
tôi bước tiếp trên chặng đường làm cán bộ Đoàn…” hay những vần thơ của đ/c Đặng
Thùy Khánh Vân, cựu học viên trung cấp thanh vận khóa 16 của trường: “Những giờ
học sao thân thương đến vậy. Trước bạn tôi, ôi hạnh phúc biết bao. Những công
trình với bao nhiêu sáng kiến. Mô hình mới đưa tôi vào khát vọng…” </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial; color: green">Thử thách và
hướng đến tương lai</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">“Sau hơn 30 năm hình thành
và phát triển, trường Đoàn đang đứng trước nhiều thử thách mới. Đó chính là thực
tiễn sinh động của phong trào thanh thiếu nhi đang thay đổi từng ngày, từng giờ.
Những thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội tác động không nhỏ đến lý luận và
thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. Bên cạnh đó, việc chuyển
từ cơ chế bao cấp sang kinh tế thị trường, đòi hỏi nhà trường phải có nhiều nỗ
lực tự thân để tồn tại và phát triển” - Đ/c Vũ Anh Tuấn, Uy viên Thường vụ Thành
Đoàn TPHCM, Hiệu trưởng trường Đoàn Lý Tự Trọng bộc bạch. Với đội ngũ giáo viên,
cán bộ công nhân viên của trường hiện nay chưa đến 30 người, gồng gánh số lượng
các lớp theo nhu cầu ngày càng tăng là một thách thức. Đ/c Nguyễn Thế Truật, Phó
Giám đốc Nhà Xuất bản Trẻ, một người gắn bó nhiều năm với công tác giảng dạy tại
trường Đoàn băn khoăn: “Một số tỉnh thành phía Nam trước đây cũng có trường Đoàn
nhưng đều không thể duy trì hoạt động được. Chúng ta hiện đang giúp thêm phần
đào tạo cán bộ cho các tỉnh thành bạn. Nhưng điều lo ngại nhất là liệu chúng ta
có thể duy trì được những thành quả đó không hay đang đi theo một chiều hướng
khác? Bởi thực tế, nếu chúng ta chạy theo số lượng thì rõ ràng giảng viên không
có điều kiện để lắng đọng, để nghiên cứu…”. Điều đó đặt ra những thách thức
trong bước đường phát triển của trường trong giai đoạn mới. Đ/c Truật cho rằng:
“Chúng ta nên đào tạo một chuyên môn cho cán bộ Đoàn, vì sau một thời gian cống
hiến, người cán bộ Đoàn lại trở về với cuộc sống thường nhật, nếu không có một
chuyên môn, họ sẽ rất khó khăn để bảo đảm cuộc sống”. Văn kiện Đại hội Đại biểu
Đoàn Thanh niên Cộng sản thành phố lần VIII (2007 - 2012) cũng đã xác định: <i>
“Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Trường Đoàn Lý Tự Trọng nhằm đáp ứng
nhu cầu đào tạo cán bộ trong thời kỳ mới, tổ chức sắp xếp lại bộ máy tổ chức cán
bộ, giảng viên, đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng loại hình, phương
thức đào tạo, liên kết đào tạo bậc đại học ở một số lĩnh vực xã hội, pháp luật,
kinh tế cho cán bộ Đoàn, Hội, Đội…”. </i>Trong năm 2007, trường cũng đã thực
hiện thí điểm liên kết với trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh để mở một lớp tại
chức cho đội ngũ cán bộ Đoàn, đoàn viên - thanh niên. Trong năm 2008, theo nhiệm
vụ được Ban Thường vụ Thành Đoàn giao, trường cũng tiến hành xây dựng đề án nâng
cấp trường lên bậc cao đẳng, tiến hành mở rộng liên kết để đào tạo trung cấp,
cao cấp chính trị cho cán bộ Đoàn, mở rộng quan hệ quốc tế để học tập kinh
nghiệm trang bị các kỹ năng thực hành xã hội cho thanh niên… Bên cạnh đó, tập
trung đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng đào tạo,
tăng cường tính thực tiễn, yếu tố thực hành trong số tiết các môn, cải tiến
phương pháp dạy học cho hiện đại, dễ tiếp thu. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">35 năm hình thành và phát
triển, đã có một ngôi trường như thế, với truyền thống và nhiều nỗ lực vì phong
trào thanh thiếu nhi đang vươn tới tương lai.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial"> </span></p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right; margin-bottom: 0">
<b><span style="font-size: 10.0pt; font-family: Arial">BẢO ANH</span></b></p>
</body>
</html>