Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2008): Những chặng đường thắng lợi vẻ vang (P1)

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng h</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: center; color: #0000FF; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style2 { color: #008000; } .style3 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style4 { font-family: Arial; text-align: justify; } .style5 { color: #008000; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style7 { text-align: justify; } .style8 { color: #008000; font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: justify; } .style9 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style10 { text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style11 { margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style12 { font-family: Arial; text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style13 { color: #008000; font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style14 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } </style> </head> <body> <p class="style3"><strong>Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2008)</strong></p> <p class="style1"><strong>Những chặng đường thắng lợi vẻ vang (P1)</strong></p> <p class="style10"><strong><span class="style5">Đánh thắng chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ (1961 – 1965)</span></strong></p> <p class="style10">&nbsp;</p> <p class="style11"> <table style="width: 11%" align="left"> <tr> <td> <p class="style11"> <img alt="" src="nhung%20chang%20duong.jpg" width="245" height="170" /></p> </td> </tr> </table> </p> <p class="style12"><font size="2">Ngày 28/1/1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi chính thức thông qua chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, thực chất là cuộc chiến tranh “dùng người Việt đánh người Việt” với công thức: lực lượng ngụy + vũ khí và cố vấn Mỹ. Để thực hiện chiến lược này, Mỹ đã tăng viện trợ, đưa thêm vũ khí và quân Mỹ vào miền Nam. Quân Mỹ ở miền Nam năm 1960 có 2.000 tên, đến 1962 tăng 11.300 tên với 257 máy bay các loại; đến 1964 đã tăng lên 26.200 tên cùng các phương tiện kỹ thuật hiện đại. Mỹ viện trợ hàng tỷ đô la để tăng số quân ngụy từ 15 vạn năm 1960 lên đến 56,3 vạn năm 1964, với 983 máy bay, 418 khẩu pháo, 942 xe tăng – thiết giáp. Chúng vạch kế hoạch Stalây –Taylo hòng bình định miền Nam trong 18 tháng, đồng thời thực hiện kế hoạch “bình định, dồn dân, lập ấp chiến lược”, coi đó là “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”.</font></p> <p class="style4"><font size="2">Để đối phó với chiến lược mới của địch, ngày 31/1/1961 Bộ Chính Trị đã ra chỉ thị “Về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam”.<br /> Ngày 15/2/1961, các tổ chức vũ trang miền Nam đã thống nhất thành “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”.<br /> <br /> Ở miền Bắc, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, các phong trào thi đua sôi nổi “Tất cả vì miền Nam ruột thịt” ở khắp các địa phương, các cấp, các ngành đã đưa miền Bắc trở thành căn cứ địa vững chắc cho cách mạng Việt Nam, với chế độ chính trị ưu việt, với lực lượng kinh tế quốc phòng lớn mạnh. Để phục vụ cách mạng miền Nam, miền Bắc không ngừng tăng cường chi viện sức người, sức của cho miền Nam……<br /> <br /> Ngày 2/1/1963, chiến thắng Ap Bắc (Mỹ Tho) đánh bại chiến thuật “ trực thăng vận” và “thiết xa vận” của địch, với lực lượng đông hơn ta 10 lần, làm dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.<br /> <br /> Năm 1964, ta tiến hành nhiều trận đánh lớn, táo bạo vào thành phố sân bay, bến cảng của địch, đạt hiệu suất cao như chiến dịch Bình Giã (Bà Rịa) (2/12/1964 – 3/1/1965) diệt 1.755 tên, bắt 293 tên, bắn rơi 56 máy bay, phá 45 xe, thu hơn 1.000 súng, chúng minh ta có khả năng đánh lớn, thắng lớn, tiêu diệt các đơn vị chủ lực ngụy. Chiến dịch Đồng Xoài (11/5 – 27/5/1965) đánh vào hệ thống phòng thủ mạnh trên diện rộng của địch ở nhiều tỉnh Nam Bộ, loại khỏi vòng chiến đấu 4.000 tên (có 73 tên Mỹ), bắn rơi 34 máy bay, bắn cháy 33 xe tăng, bọc thép, thu 1.652 súng.<br /> <br /> Ngày 5/8/1964, Mỹ cho không quân đánh phá miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ nhất hòng ngăn chặn sự chi viện của “ hậu phương lớn” cho “tiền tuyến lớn”. Ngay trận đầu, 8 máy bay phản lực Mỹ bị hạ. Trong 3 tháng đầu 1965 đã có 440 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc, không lực Hoa Kỳ bị giáng đòn đau trên miền Bắc.<br /> Trước những thắng lợi vang dội của ta ở cả hai miền Nam –Bắc, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ đã hoàn toàn thất bại, buộc Mỹ phải ồ ạt đưa quân viễn chinh vào miền Nam để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” hòng cứu vãn thế sụp đổ. Từ đây cách mạng miền Nam chuyển qua giai đoạn mới.</font></p> <p class="style13"><strong>Đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ (1965 – 1968)</strong></p> <p class="style13">&nbsp;</p> <p class="style11"> <table style="width: 14%" align="right"> <tr> <td> <p class="style11"> <img alt="" src="nhung%20chang%20duong1.jpg" width="175" height="309" /></p> </td> </tr> </table> </p> <p class="style12"><font size="2">Để thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã dốc vào canh bạc chiến&nbsp; tranh ở Việt Nam một lực lượng rất lớn trong bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ: 68% bộ binh, 60% lính thủy đánh bộ, 32% không quân chiến thuật, 50% không quân chiến lược, 40% hải quân, chi phí 352 tỷ USD, ném gần 10 triệu tấn bom đạn xuống cả 2 miền Nam –Bắc Việt Nam. Mỹ đã đưa vào miền Nam những đơn vị tinh nhuệ nhất. Đến cuối 1968, quân Mỹ ở miền Nam đã lên đến 545.000 tên cùng sự yểm trợ của 20 vạn quân Mỹ ở Thái Lan, Philippin, Nhật, Guam, Hạm đội 7… Mỹ cũng huy động 72.600 tên lính các nước chư hầu trực tiếp vào miền Nam tham chiến.<br /> Ngày 20/6/1965, Bác Hồ ra lời kêu gọi cả nước, Người khẳng định quyết tâm của nhân dân ta:”Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.<br /> <br /> Ngày 17/7/1966, Bác Hồ lại kêu gọi đồng bào cả nước “Hà Nội, Hải Phòng và một số Thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.<br /> <br /> Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, cả hai miền Nam –Bắc sôi nổi thi đua:”Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”. Với lưới lửa tầm thấp, tầm cao dày đặc, quân và dân miền Bắc đã đập tan cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ; từ 8/1964 đến 10/1968 đã bắn rơi 3.243 máy bay các loại, bắn chìm, bắn cháy 143 tàu chiến và tàu biệt kích, bắt sống nhiều giặc lái sừng sỏ.</font></p> <p class="style4"><font size="2">Trên chiến trường miền Nam, quân và dân ta liên tiếp giáng cho địch những đòn choáng váng.</font></p> <p class="style4"><font size="2">25/6/1965 trận tập kích lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở Núi Thành (Chu Lai) loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên, thu toàn bộ vũ khí. Ngày 18/8/1965 quân ta đánh tan trận hiệp đồng quân binh chủng của lính thủy đánh bộ Mỹ ở Vạn Tường (Quảng Ngãi), loại khỏi vòng chiến đấu 140 tên, bắn cháy 22 máy bay, 13 xe bọc thép. Hai chiến thắng trên chứng minh ta có đủ khả năng đánh bại lực lượng Mỹ tinh nhuệ có số lượng đông, trang bị mạnh. Thu Đông 1965 ta mở một loạt trận đánh có hiệu suất cao như: Plâyme (Tây Nguyên), Đất Cuốc (Biên Hòa), Bầu Bàng – Dầu Tiếng, Mùa khô 1966 – 1967, ta đánh bại cuộc phản công chiến lược của hơn 1 triệu quân địch (có hơn 40 vạn quân Mỹ) với các trận thắng vang dội, điển hình là đánh bại cuộc hành quân Gianxonxity của 45.000 quân Mỹ. Đêm 30 rạng 31/1/1968, ta đồng loạt tiến công địch trên toàn miền Nam. Cuộc “Tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968” là đòn chiến lược làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, đánh bại ý chí xâm lược của chúng, buộc Mỹ phải “xuống thang chiến tranh”, tạo ra buớc ngoặt, mở đầu thời kỳ đi xuống về chiến lược của Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.</font></p> <p class="style14"><font class="style2"><strong>Cuộc tổng tiến công nổi dậy Tết Mậu Thân 1968</strong></font></p> <p class="style14">&nbsp;</p> <p class="style11"> <table style="width: 14%" align="left"> <tr> <td> <p class="style11"> <img alt="" src="nhung%20chang%20duong2.jpg" width="245" height="164" /></p> </td> </tr> </table> </p> <p class="style12"><font size="2">Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đến năm 1967 đã giành thắng lợi to lớn. Thế và lực của ta trên chiến trường đã đủ sức mở những chiến dịch lớn, dài ngày, trên quy mô rộng. Tháng 12/1967, Bộ Chính Trị ra Nghị quyết về tổng công kích và tổng khởi nghĩa.</font></p> <p class="style4"><font size="2">Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 được chia làm 3 đợt:<br /> * Đợt 1: Đêm giao thừa tết Mậu Thân ta đồng loạt tiến công địch trên toàn miền Nam, đánh thẳng vào các thành phố, thị xã, quân lỵ, sân bay, sở chỉ huy địch… gồm 4/6 thành phố, 37/42 thị xã, 4 bộ tư lệnh quân đoàn, 8 bộ tư lệnh sư đoàn, 2 bộ tư lệnh biệt khu, 2 bộ tư lệnh dã chiến Mỹ, 30 sân bay, làm 20 vạn quân ngụy hoang mang đoào ngũ, diệt và bắt sống 20 ngàn tên (có 70 ngàn lính Mỹ và chư hầu), bắn rơi và phá hủy 3.400 máy bay, diệt 5.000 xe quân sự, 490 khẩu pháo, 330 tàu xuồng chiến đấu.<br /> <br /> Thắng lợi này buộc Tổng thống Mỹ Giônxơn ngày 31/3/1968 phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và cử đại biểu đến đàm phán Pari. Đầu tháng 4/1968, Mỹ đua thêm 30 ngàn quân sang Việt Nam để ứng phó với tình hình.<br /> * Đợt 2: 0 giờ 30 phút ngày 5/5/1968 mở đầu tấn công đợt 2, quân và dân ta đồng loạt đánh vào 31 thành phố, 58 thị trấn, quân lỵ, đánh 10 bộ tư lệnh quân đoàn, sư đoàn, 30 sân bay, 20 căn cứ hành quân và trung tâm huấn luyện của địch. Trong thời gian này, tại chiến dịch Đường 9 – Khe Sanh, ta loại khỏi vòng chiến đấu 170 ngàn tên, 400 máy bay, đập vỡ tuyến phòng thủ kiên cố của địch ở Đường 9.<br /> * Đợt 3: Đêm 17/8/1968, ta mở màn tiến công đợt 3 với các trận pháo kích vào 27 thành phố, thị xã, 100 thị trấn quân lỵ, 47 sân bay, 3 kho lớn, 6 bộ tư lệnh sư đoàn. Đến 30/9/1968 đợt 3 cuộc tổng công kích kết thúc.<br /> Tổng kết 3 đợt tấn công từ 29/1 đến 3/9/1968, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 630 ngàn tên địch, 13 ngàn xe quân sự, 1 ngàn tàu chiến, bức hàng, bức rút 15 ngàn đồn bốt, chi khu quân sự, phá 4.200 ấp chiến lược.<br /> Cuộc tổng tiến công nổi dậy Mậu Thân 1968 đã giáng cho Mỹ –Ngụy một đòn choáng váng, chứng tỏ sự lớn mạnh vượt bậc của lực lượng ta, buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, rút quân Mỹ về nước.</font></p> <p class="style8"><strong>Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ ( 1969 – 1972)</strong></p> <p class="style4"><font size="2">Ngày 20/1/1969, Nichxon nhậm chức tổng thống Mỹ và đưa ra “học thuyết Nichxơn”. Học thuyết này áp dụng vào Việt Nam gọi là chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm tránh thương vong cho lính Mỹ, tăng cường và hiện đại hóa quân ngụy để rút dần quân Mỹ về nước. Đây là thủ đoạn “dùng người Việt đánh người Việt” bằng bom đạn và đôla của Mỹ để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.<br /> <br /> Ngày 6/4/1972, Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ hai, đánh phá ác liệt Hà Nội và các thành phố lớn, dùng hạm đội 7 đánh phá ven biển, thả thủy lôi phong tỏa cảng và miền Bắc với quy mô và mức độ hủy diệt chưa từng thấy.<br /> Quân và dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu ngoan cường, sáng tạo, giáng cho không quân và hải quân Mỹ những đòn đích đáng. <br /> <br /> Từ 6/4/1972 đến 17/1/1973 đã bắn rơi 754 máy&nbsp; bay ( có 61 B52, 10 F111), bắt sống hàng trăm giặc lái sừng sỏ, bắn cháy 9 tàu chiến. Đặc biệt trận “Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm năm 1972 đã chôn vùi “uy thế không lực Hoa Kỳ” tới tận bùn đen. Để chi viện cho chiến trường miền Nam. Bộ Chính trị quyết định tăng cường lực lượng lớn và củng cố các tuyến vận tải chiến lược. Đến 1971 đã triển khai gần 1.000km đường ống dẫn dầu vào miền Nam và tăng 10 lần số xăng dầu cho chiến trường. Chúng ta đã đưa vào miền Nam gần 20 vạn tấn vũ khí trang bị, gần 10 vạn cán bộ, chiến sĩ, điều 6 trung đoàn với đầy đủ vũ khí cho quân khu 5 và Tây Nguyên, điều 10 tiểu đoàn, 100 đại đội và trung đội đặc công cho miền Nam.<br /> <br /> Quân và dân miền Nam đã đồng loạt tiến công địch trên khắp các chiến trường. Tháng 6/1969, chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập và lập tức được 23 quốc gia công nhận, tạo thế mới cho các mạng miền Nam.<br /> <br /> Quân giải phóng phối hợp với Lào và Campuchia đánh địch trên khắp các chiến trường 3 nước Đông Dương: Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 719” ở đường 9 – Nam Lào; đánh bại cuộc hành quân “Toàn thắng 01/71” ở Campuchia; đánh tơi tả lực lượng địch ở ngã 3 biên giới, tiêu diệt địch trong cuộc hành quân “Chen La II” ở Đông Bắc Campuchia.<br /> <br /> 11 giờ ngày 30/3/1972, quân và dân ta mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, đập tam 3 phòng tuyến lớn nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tiêu diệt và làm tan rã trên 30 vạn tên Mỹ – Ngụy, một số lượng lớn vũ khí trang bị, mở rộng vùng giải phóng kéo dài từ Trị Thiên qua Tây Nguyên, vùng giáp ranh khu 5 đến đồng bằng Nam Bộ.<br /> <br /> Những chiến thắng vang dội của quân và dân ta trên cả 3 miền Nam – Bắc đã làm sụp đổ chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Ngày 27/1/1973, chính quyền Nichxơn buộc phải ký hiệp định Pari về Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta chuyển qua một giai đoạn mới.</font></p> <p class="style8"><strong>5. Chiến dịch Trị – Thiên (30/3 đến 27/6/1972) đập tan tuyến phòng thủ kiên cố của địch</strong></p> <p class="style4"><font size="2">Từ 30/3/1972, quân ta mở màn cuộc tiến công vào tuyến phòng thủ kiên cố của địch tại hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên nhằm tiêu diệt bộ phận lớn của địch ở hướng chủ yếu trên chiến trường miền Nam. Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 3 thiết đoàn, 13 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh (có 258 khẩu pháo). Quân địa phương địch có 4 tiểu đoàn, 94 hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên nhằm tiêu diệt bộ phận lớn của địch ở hướng chủ yếu trên chiến trường miền Nam. Lực lượng địch có 2 sư đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 3 thiết đoàn, 13 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh (có 258 khẩu pháo). Quân địa phương địch có 4 tiểu đoàn, 94 đại đội bảo an, 302 trung đội dân vệ và 5 ngàn cảnh sát. Địch phòng ngự trong hàng trăm cứ điểm và cụm cứ điểm kiên cố. Ngày 30/3/1972 ta đồng loạt tấn công vào hầu hết các căn cứ địch, phá vỡ vành ngoài tuyến phòng thủ, giải phóng 2 huyện Gio Linh và Cam Lộ. Ngày 27/4 ta tiếp tục đánh chiếm cụm cứ điểm Đông Hà, Ai Tử, La Vang giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Trị. Trước tình hình nguy cấp, địch điều động lực lượng dự bị chiến lược ra Huế, Mỹ dùng máy bay và pháo hạm đánh phá ác liệt hòng ngăn chặn lực lượng ta.<br /> Ngày 20/6/1972 ta tiếp tục tiến công tuyến phòng thủ Nam sông Mỹ Chánh và kết thúc chiến dịch vào 27/6/1972.<br /> <br /> Sau 3 đợt tiến công, chiến dịch Trị – Thiên đã giành thắng lợi lớn: loại khỏi vòng chiến đấu 27 ngàn tên, bắt sống hơn 3 ngàn tên, thu và phá hủy 636 xe tăng, thiết giáp, bắn rơi và phá 340 máy bay, thu và phá hủy 419 khẩu pháo, 1.870 xe quân sự, phá 19 tàu chiến, thu gần 3 ngàn súng các loại, giải phóng hoàn toàn Quảng Trị.<br /> <br /> Chiến dịch Trị – Thiên có ý nghĩa chiến lược: lần đầu tiên trên chiến trường miền Nam, lực lượng ta đủ sức tiến hành một chiến dịch tiến công binh chủng hợp thành quy mô lớn, dài ngày trên diện rộng, đánh bại 1 sư đoàn và nhiều trung đoàn địch trong công sự kiên cố có sự chi viện tối đa của hỏa lực máy bay và pháo, đập tan cả tuyến phòng thủ kiên cố của địch, làm thay đổi cục diện trên chiến trường Trị – Thiên, đưa nghệ thuật chiến dịch Việt Nam lên một bước phát triển mới.</font></p> <p class="style8"><strong>Đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc:</strong></p> <p class="style4"><font size="2">Bị thua đau trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ đạ vạch kế hoạch tiến công miền Bắc để ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Đêm 4 rạng 5/8/1964 chúng dựng lên “sự kiện vịnh Bắc Bộ” vu cáo ta tiến công tàu Mỹ trên vùng biển quốc tế. Trưa 5/8/1964 đế quốc Mỹ mở cuộc tiến công “mũi tên xuyên” sử dụng 64 lần/chiếc máy bay hiện đại từ 2 tàu sân bay ném bom một số địa điểm trên miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra miền Bắc lần thứ nhất. Ngay trận đầu, quân và dân ta đã bắn rơi 8 chiếc, bắt sống giặc lái, làm nức lòng nhân dân cả nước, chứng minh lực lượng vũ trang ta có đủ khả năng đánh thắng không quân và hải quân Mỹ.<br /> <br /> Trong cả 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ra miền Bắc (lần thứ nhất từ 5/8/1964 đến 1/11/1968; lần thứ hai từ 6/4/1972 đến 15/1/1973) chúng đã sử dụng tất cả các loại máy bay hiện đại gồm B52,F111( cánh cụp cánh xòe), máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử, báy bay tiếp dầu trên không, máy bay không người lái…Thủ đoạn đánh phá ác liệt và tàn bạo nhất: tập kích nhiều đợt với số lượng lớn máy bay, đánh ngày, đánh đêm, bay thành nhiều tầng, nhiều hướng, đánh phá các trận địa, sân bay, cơ sở kinh tế, cầu cống, đường giao thông, công trình văn hóa lịch sử, các khu dân cư, các thành phố lớn…hòng “đưa miền Bắc trở về với thời kỳ đồ đá”. Chúng đã ném hơn 2 triệu tấn bom đạn, thả hơn 2 vạn quả thủy lôi phong tỏa cảng biển, làm 80 ngàn người chết, hơn 120 ngàn người bị thương, tàn phá nặng nề các cơ sở kinh tế và hạ tầng cơ sở ở miền Bắc, gây nên tội ác “đất không dung trời không tha”.<br /> <br /> Trong khói bom bão đạn, quân và dân miền Bắc vẫn bình tĩnh hiên ngang vừa sản xuất vừa chiến đấu. Từ bộ đội phòng không, không quân đến dân quân du kích và các cụ già đều tham gia bắn máy bay, đơn vị nào cũng đánh thắng ngay từ trận đầu, khắp nơi giăng lưới lửa tầm thấp, tầm cao bắn tan xác tất cả các chủng loại máy bay Mỹ. Bộ đội Hải quân, Không quân và các đơn vị pháo ven biển đã trừng trị tàu chiến Mỹ những trận đích đáng. Chúng ta đã bắn rơi 4.181 máy bay (có 68 B52, 13 F111), bắn cháy 271 tàu chiến, bắt sống 472 giặc lái (có 4 đại tá, 38 trung tá, 108 thiếu tá). Chúng ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không” buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh.<br /> <br /> Trong cuộc đọ sức với không quân và hải quân Mỹ, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam đã vượt lên trên mọi vũ khí hiện đại và tính toán của kẻ thù, ghi dấu son trong trang sử vàng truyền thống của dân tộc, đồng thời để lại bài học quý báu cho các thế hệ sau này trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.</font></p> <p class="style7"><strong><span class="style5">Trận “Điện Biên Phủ trên không” đòn quyết định đập tan “Uy thế không lực Hoa Kỳ”</span></strong></p> <p class="style4"><font size="2">Để ép ta ngồi vào bàn đàm phán Pari có lợi cho Mỹ, tối 18/12/1972 Tổng thống Nichxơn đã ra lệnh thực hiện chiến dịch “Lainơbếchcơ II” tấn công miền Bắc mà trọng điểm là Hà Nội, Hải Phòng. Mỹ đã huy động một lực lượng không quân lớn chưa từng có gồm 193 máy bay chiến lược B52 (50% số B52 của nước Mỹ); hơn 1.000 máy bay chiến thuật các loại và 5 liên đội tàu sân bay yểm trợ, trong đó có máy bay cánh cụp cánh xoè F111, máy bay tiếp dầu trên không KC-135, máy bay trinh sát điện tử… Mỗi phi vụ, máy bay B52 đều có hàng đàn máy bay yểm trợ tầm thấp, tầm cao để đánh chặn máy bay ta, ném bom các trận địa pháo, tên lửa, sân bay; đồng thời cho máy bay gây nhiễu điện tử, thả những “đám mây sợi kim loại” để làm “mù” hệ thống ra đa của ta. Mỹ chủ quan cho rằng chỉ cần 3 ngày đêm sẽ hủy diệt Hà Nội, Hải Phòng, buộc ta phải cấp nhận điều kiện do Mỹ đặt ra ở hội nghị Pari.<br /> <br /> Ngay đêm đầu tiên 18/12/1972 địch đã huy động 90 lần/ chiếc B52, 163 lần chiếc máy bay chiến thuật tập kích 3 đợt vào Hà Nội. Trong giai đoạn 1 từ 18 đến 24/12/1972 địch tập kích 13 trận B52, mỗi trận trung bình từ 27 đến 30 chiếc, 41 trận tập kích bằng không quân chiến thuật. Ta bắn rơi 52 máy bay, trong đó có 18 chiếc B52 (có 10 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F111 (có 2 chiếc rơi tại chỗ), bắt sống nhiều giặc lái. Bị đòn choáng váng, nhân dịp lễ Noen, Mỹ tuyên bố ngừng đánh phá nhưng vẫn huyênh hoang “Chờ tín hiệu khiếp nhược của Hà Nội”. Thực chất là để lấy lại tinh thần cho giặc lái và nghiên cứu thủ đoạn đánh tiếp. Sau 36 giờ ngừng chiến, từ 13 giờ ngày 26/12/1972 địch tiếp tục đánh phá đợt hai, lần này ngoài căn cứ Guam, chúng sử dụng cả máy bay từ Utapao ( Thái Lan) với số lượng 120 máy bay B52 và hơn 100 máy bay yểm trợ bay làm nhiều tầng, nhiều hướng đánh phá ác liệt, ném bom rải thảm cả vào khu phố Khâm Thiên và nhiều điểm dân cư. Trong bom đạn ác liệt, quân và dân ta vẫn bình tĩnh ngẩng cao đầu quyết bắt giặc Mỹ đền tội : 16 B52 tan xác ( có 6 chiếc rơi tại chỗ). Tổng cộng trong 12 ngày đêm đã có 81 chiếc máy bay bị bắn rơi, trong đó có 34 chiếc B52 (16 chiếc rơi tại chỗ), 5 chiếc F111 (2 chiếc rơi tại chỗ), nhiều giặc lái bị bắt sống.<br /> <br /> Chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972 trên bầu trời Hà Nội là một “Điện Biên Phủ trên không” làm kẻ thù khiếp đảm và bạn bè khâm phục. Quân và dân ta bằng sức mạnh và trí tuệ Việt Nam đã đập tan “uy thế không lực Hoa Kỳ”, bẻ gãy ý chí xâm lược và buộc Mỹ phải ký hiệp định Pari về Việt Nam và cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự hoặc can thiệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam. Chiến công vang dội “Điện Biên Phủ trên không” đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước chuyển qua giai đoạn mới, hoàn thành giai đoạn “đánh cho Mỹ cút” tiến tới “đánh cho ngụy nhào” như lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.</font></p> <p class="style9"><strong><em>Theo tài liệu&nbsp; Đại cương lịch sử Việt Nam tập III NXB Giáo Dục Hà Nội 2004</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sáng 18-5, tại Đường sách Thành phố diễn ra chương trình giao lưu cùng người sáng lập và tác giả các tác phẩm trong Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh.

Agile Việt Nam
;