<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tị</title>
<style>
<!--
p
{margin-right:0in;
margin-left:0in;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif";
}
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black; font-weight: 700">Kỷ niệm 120 năm
ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 -20/8/2008):</span></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"><font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; color: #0000FF">Tôn Đức
Thắng - Người chiến sĩ Cộng sản kiên cường, bất khuất</span></b></font></p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: right; width: 133px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="ton%20duc%20thang.jpg" width="180" height="226"></font></p>
<p align="center" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2" color="#808080"><i>Bác Hồ và Bác Tôn</i></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Mùa thu tháng Tám
năm nay, cả nước ta với lòng phấn khởi tự hào long trọng kỷ niệm lần thứ 120
ngày sinh của đồng chí Tôn Đức Thắng, một trong những người bạn chiến đấu gần
gũi nhất của Bác Hồ, người chiến sĩ Cộng sản kiên cường bất khuất, một tấm gương
sáng ngời về đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Trong
lúc cả nước đang hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh”, thì ngày lễ kỷ niệm này càng thêm có ý nghĩa sâu sắc, tưởng nhớ
đến một trong những người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam trong thời đại Hồ
Chí Minh thế kỷ 20.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: 3.15pt; margin-right: 6.25pt; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Sinh ra và lớn
lên ở An Giang - trên vùng sông nước đẹp nhất đồng bằng sông Cửu Long, nhưng
đồng chí đã sớm nhận thấy cảnh đời cơ cực lầm than nghèo đói của người dân mất
nước, dù sống trên mảnh đất phù sa màu mỡ mà quanh năm vẫn ăn đói mặc rách. Tâm
trạng của người thanh niên yêu nước Tôn Đức Thắng thuở ấy được nhà thơ Nguyễn
Đình Thi thể hiện bằng những câu thơ cháy bỏng: </span></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; color: black">“Đêm nằm nước
mắt bời bời</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial">
<i><span style="font-size: 10pt; color: black">Đời trâu ngựa
kiếp tôi đòi là ta</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial">
<i><span style="font-size: 10pt; color: black">Vì đâu mất
nước tan nhà</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; color: black">Trẻ thơ mất
bố, mẹ già mất con</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial">
<i><span style="font-size: 10pt; color: black">Phải tìm cho
thấy ngọn nguồn</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; color: black">Phải đi đi
khắp bốn phương biển trời</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial">
<i><span style="font-size: 10pt; color: black">Dãi dầu nào có
tiếc đời</span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"><font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt; color: black">Đăm đăm đôi
mắt trông vời quê hương” </span></i></font></p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="justify"> </p>
<p style="margin-top: 0; margin-bottom: 0" align="right"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black; font-weight: 700">(Trường ca Bài thơ
Hắc Hải)</span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Và những ngày lưu
lạc nơi xứ người trong màu áo lính thủy hải quân Pháp, anh Hai Thắng dần dần
nhận ra người dân mất nước xứ nào cũng đều nghèo đói khổ cực như nhau, còn bọn
thực dân cướp nước ở châu Á, châu Phi cũng đều cai trị tàn bạo, nhấn chìm trong
biển máu những người yêu nước khởi nghĩa chống lại ách thống trị của chúng.
</span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">Năm 1917, Cách mạng tháng Mười Nga
dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ thiên tài Lênin và Đảng Cộng sản Nga nổ ra làm rung
chuyển thế giới, báo hiệu một kỷ nguyên mới ra đời: Nhà nước công nông XHCN do
giai cấp công nhân - mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản - lãnh đạo được xây dựng
trên một quốc gia rộng 1/6 quả địa cầu và ảnh hưởng của nó vô cùng rộng lớn làm
thức tỉnh giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới đứng lên
giành lại quyền sống ấm no, hạnh phúc và độc lập dân tộc. Hốt hoảng, lo sợ ảnh
hưởng của cuộc cách mạng vĩ đại do giai cấp công nhân lãnh đạo, bọn đế quốc tư
bản đang xâu xé chém giết nhau trong cuộc Đại chiến thế giới lần thứ nhất (năm
1914 - 1918), vội vã hợp nhau lại để tấn công hòng tiêu diệt Nhà nước cách mạng
Nga còn non trẻ. Năm 1919, cùng với lũ bộ binh can thiệp của 14 nước, hạm đội
Pháp - Anh và một số nước khác có mặt trên Hắc Hải, đã bao vây cảng Ô-đét-sa của
nước Nga thì trên chiến hạm Paris của Pháp đã nổ ra một chuyện “động trời”:
người lính thủy trẻ Tôn Đức Thắng - người Việt Nam và là người châu Á đầu tiên
đứng lên bảo vệ Cách mạng tháng Mười và Nhà nước Cách mạng Nga còn non trẻ -
bằng hành động leo nhanh lên treo lá cờ đỏ trên cột cờ cao nhất của chiến hạm
trong tiếng reo hò của binh lính thủy thủ tham gia khởi nghĩa chống lại sự can
thiệp của bọn đế quốc vào nước Nga cách mạng. Tin khởi nghĩa của lính thủy chiến
hạm Paris lan nhanh ra khắp mặt trận, khiến bọn chỉ huy can thiệp lo sợ. Chúng
vội vàng rút hết hạm đội ra khỏi vùng biển nước Nga. Cuộc khởi nghĩa đã giành
được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và người lính thủy trẻ Tôn Đức Thắng được coi
như là một biểu tượng tốt đẹp nhất về tình đoàn kết chiến đấu của hai dân tộc
Việt - Nga. Sau này vào tháng 12/1955, đồng chí Tôn Đức Thắng được tặng giải
thưởng “Hòa bình quốc tế Lênin” và nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 Cách mạng tháng
Mười Nga (7/11/1917 – 7/11/1967) đồng chí lại được Xô Viết tối cao Liên Xô tặng
thưởng Huân chương Lênin, huân chương cao quý nhất của Nhà nước Xô Viết.</span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">Sau khi bị loại khỏi quân ngũ do
tham gia khởi nghĩa, đồng chí Tôn Đức Thắng trở lại Sài Gòn làm công nhân cho
hãng Ba Son và ở nơi đây tuy bị theo dõi gắt gao của bọn mật thám, đồng chí đã
thành lập Công hội đỏ để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, tham
gia tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội do đồng chí Nguyễn Ái Quốc thành
lập và trực tiếp phụ trách phong trào công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn. Trên cương vị
này, Tôn Đức Thắng đã tích cực tuyên truyền giác ngộ và cùng các đồng chí của
mình tham gia chuẩn bị cho sự ra đời của một đảng mác-xít chân chính ở Việt Nam.
Đồng chí Dương Quang Đông, nhà cách mạng cộng sản lão thành quê ở Trà Vinh, có
lần nói: “Những năm 1920, tôi ở Sài Gòn hoạt động cách mạng dưới sự dìu dắt của
anh Hai Thắng. Đó là một người công nhân, một người cộng sản mẫu mực trong lời
nói cũng như việc làm”.
</span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">Cuối năm 1929, giữa lúc phong trào
cách mạng đang phát triển mạnh mẽ thì Tôn Đức Thắng bị mật thám Pháp bắt, đưa về
Khám lớn Sài Gòn và dùng mọi cực hình tàn bạo hòng khai thác những tin tức về
cách mạng. Nhưng chúng đã thất bại trước khí phách kiên cường, bất khuất của
người chiến sĩ cộng sản. Chúng kết án Tôn Đức Thắng 20 năm khổ sai và đày ra Côn
Đảo. Ở nơi "địa ngục trần gian", Tôn Đức Thắng vẫn vững lòng tin vào thắng lợi
của cách mạng Việt Nam, cùng các đồng chí ở Banh 1 thành lập Chi bộ đặc biệt và
trở thành một trong những người lãnh đạo của chi bộ cùng anh em trong tù tiếp
tục đấu tranh.</span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Năm 1945,
Cách mạng Tháng Tám thành công, vừa được đón về đất liền, người chiến sĩ cộng
sản Tôn Đức Thắng đã hăng hái cùng quân dân miền nam chiến đấu chống thực dân
Pháp; sau đó được điều ra Bắc. Năm 1960, đồng chí được bầu vào Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa 3 và được Quốc hội khóa 2 bầu làm Phó chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa. Bức ảnh đẹp nhất hiện nay còn lưu lại là hình ảnh Bác Hồ
tươi cười bắt tay chúc mừng Bác Tôn được đảm nhận chức vụ cao quý này, sau biểu
quyết nhất trí của toàn thể Quốc hội. Tháng 9/1969, Bác Hồ qua đời. Bác Tôn được
Quốc hội nhất trí bầu làm Chủ tịch nước và Bác Tôn giữ cương vị này cho đến lúc
Bác qua đời năm 1980. </span></font></p>
<p align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">Trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng sôi nổi, phong phú và oanh liệt của mình, Bác Tôn Đức Thắng, người con ưu
tú của An Giang, đồng bằng sông Cửu Long và của dân tộc Việt Nam, đã để lại cho
chúng ta - lớp hậu sinh con cháu của Người - những tấm gương sáng chói về sự
trung thành tuyệt đối lý tưởng cách mạng về đạo đức cộng sản suốt đời phục vụ Tổ
quốc, phục vụ nhân dân. Chủ tịch Tôn Đức Thắng rất khiêm nhường. Khi hồi tưởng
lại sự kiện tham gia cuộc binh biến ở Hắc Hải năm 1919 này, Chủ tịch khiêm tốn
viết: <i>"Tôi tin rằng, bất kỳ người Việt Nam yêu nước nào, nhất là công nhân,
được tham gia vào những giờ phút lịch sử đó tại Biển Đen, không thể hành động
khác tôi. Bởi vì yêu Tổ quốc và căm thù đế quốc, cũng có nghĩa là yêu Cách mạng
Tháng Mười và căm thù những kẻ chống lại Cách Mạng Tháng Mười”. </i>Từ người
lính thủy khởi nghĩa ở Hắc Hải, người thợ hãng Ba Son đến khi làm Chủ tịch một
nước, cuộc sống của Bác Tôn không có gì thay đổi, vẫn là “anh Hai Thắng năm xưa”
với lối sống giản dị, thanh đạm, khiêm tốn, chan hòa tình cảm với mọi người. Ít
ai biết rằng Bác Tôn vẫn giữ bên mình bộ đồ nghề người thợ, để những ngày nghỉ,
Bác lấy ra sửa chữa xe đạp cho anh chị em trong cơ quan, đồ chơi cho các cháu
như người thợ lành nghề mang lại niềm vui cho mọi người bằng sức lao động của
mình, dù lúc bấy giờ Bác đã tuổi cao, sức yếu. Có thể nói, khiêm tốn và giản dị,
tình nghĩa và trong sáng là những đức tính của Chủ tịch Tôn Đức Thắng. </span></font>
</p>
<p align="justify"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">Trọn đời, Chủ tịch Tôn Đức Thắng nêu
một tấm gương ngời sáng về phẩm chất cao đẹp của người cộng sản. Ngày nay, trước
những đòi hỏi của cuộc sống mới, tấm gương đạo đức cách mạng của Chủ tịch Tôn
Đức Thắng càng có ý nghĩa để mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên tích
cực học tập, rèn luyện, noi theo để phấn đấu góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.</span></font></p>
<p align="right"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black; font-weight: 700">Đ.P.T </span></font></p>
</body>
</html>