<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Tìm hiểu Luật Lao động</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman","serif";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
span.subcontent1
{color:#666666;
font-weight:bold}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" align="center" style="text-align: center; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" color="#0000FF"><b><span style="font-size: 10pt">Tìm hiểu
Luật Lao động</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Kể từ tháng 9/2008, Ban biên
tập Website Thành Đoàn phối hợp với Trung tâm Ứng dụng và Phổ biến Pháp luật
Trường Đại học Luật TP.HCM (C.L.A.P) tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí trên
website Thành Đoàn (<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.go.vn/">www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn</a>).
Các bạn đoàn viên thanh niên và bạn đọc của website có nhu cầu tư vấn pháp luật,
xin gửi câu hỏi về cho chúng tôi theo chuyên mục: tư vấn pháp luật, ở địa chỉ:
<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/hoidap">
www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/hoidap</a>.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: right; width: 167px; height: 451px">
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td bgcolor="#D9ECFF">
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">Trung tâm Ứng
dụng và Phổ biến Pháp luật Trường Đại học Luật TP.HCM (C.L.A.P) được
thành lập từ tháng 10/2007 theo mô hình của các trung tâm thực hành
Luật của các trường đào tạo Luật trên thế giới với mục tiêu kết nối
hoạt động giảng dạy và thực tiễn, cũng như thực hiện chức năng xã
hội của trường. </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">Ngoài sự hỗ trợ
của trường Đại học Luật TP.HCM, Trung tâm C.L.A.P còn được sự hỗ trợ
về chuyên môn của Trung ương Hội Luật gia Việt Nam và sự hỗ trợ về
hoạt động của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam
(UNDP). Trung tâm hiện có 99 cộng tác viên là các sinh viên năm 3,
năm 4 có học lực tốt, được tuyển chọn thông qua cạnh tranh và tập
huấn các kỹ năng trợ giúp pháp lý cơ bản và các tư vấn viên là giảng
viên các chuyên ngành của trường cùng sự hỗ trợ của các luật sư của
Đoàn Luật sư TP.HCM.</span></i></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Tháng 9, chúng tôi đã tập trung
trả lời những câu hỏi liên quan đến Luật Nghĩa vụ quân sự. Trong tháng 10 này,
căn cứ vào số lượng và nội dung câu hỏi của bạn đọc gửi về, chúng tôi xin mời
các bạn tìm hiểu kỹ về Luật lao động với các tình huống thực tế. Các bạn có thể
xem thêm nhiều nội dung tư vấn pháp luật khác ở địa chỉ:
<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="http://www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/hoidap">
www.thanhdoan.hochiminhcity.gov.vn/hoidap</a>.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 1:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Tôi công tác trong một cơ quan Nhà nước. Tôi đã công tác được 5 năm, sau khi
hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ 2 năm, tôi chuyển biên chế đến 1 cơ quan
Nhà nước khác. Tôi không bỏ việc, không ra nước ngoài, không làm việc cho tư
nhân). Nhưng cơ quan cũ yêu cầu tôi phải đền bù 30 triệu. Tôi muốn hỏi: Tôi có
phải bồi thường kinh phí đào tạo không? Nếu có, thì mức đền bù 30 triệu có phù
hợp không? (<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="mailto:phuongchi7196@yahoo.com.vn"><span style="color: windowtext">phuongchi7196@</span></a>
)</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo câu hỏi của bạn, bạn đang
làm việc trong biên chế nhà nước nên chúng tôi hiểu rằng bạn không thuộc trường
hợp làm việc trong các cơ quan nhà nước theo hợp đồng lao động. Vì vậy, việc xác
định trách nhiệm bồi thường kinh phí đào tạo sẽ dựa trên Nghị định
54/2005/NĐ-CP. Theo quy định tại điều 12 của Nghị định này thì cán bộ, công chức
sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian yêu cầu phục vụ do pháp luật
quy định “mà tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc” thì phải
bồi thường chi phí đào tạo.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Nếu bạn chuyển biên chế sang cơ
quan hành chính khác mà không tự ý bỏ việc hay đơn phương chấm dứt hợp đồng làm
việc thì không phải bồi thường chi phí đào tạo.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 2: </span></i></b><i>
<span style="font-size: 10pt">Đối với người lao động ký hợp đồng lao động không
xác định thời hạn, khi có điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng lao động thì
sẽ làm như thế nào? (trangiahue@)</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo khoản 2 Điều 33 Bộ luật
lao động (đã sửa đổi bổ sung) thì trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên
nào có yêu cầu thay đổi nội dung hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước ít
nhất 3 ngày. Việc thay đổi nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng cách
sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động đã ký kết hoặc giao kết hợp đồng mới. Trong
trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung hoặc giao kết hợp
đồng mới thì tiếp tục thực hiện hợp đồng đã giao kết hoặc hai bên thỏa thuận
chấm dứt hợp đồng theo khoản 3 Điều 36.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 3:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Tôi là GV tại một trường cao đẳng. Năm 2001, tôi được tuyển dụng vào một trường
cao đẳng công lập và tôi thuộc công chức nhà nước. Đến tháng 10/2003 tôi được cơ
quan cử đi học khóa cao học 2 năm (hệ không tập trung). Đến ngày 1/9/2005 tôi về
lại trường làm việc toàn bộ thời gian kết hợp với làm đề tài tốt nghiệp. Kể từ
đây Nhà trường đã không tính vào thời gian đi học vì tôi đã về làm việc và hoàn
thành nhiệm vụ. Đến 1/9/2007 tôi hoàn thành khóa học và báo cáo thành công luận
văn Thạc sỹ và được công nhận là ThS. Đến 21/3/2008 tôi viết đơn xin thôi việc
vì lý do gia đình. Đến 9/4/2008 tôi đã được Ban giám hiệu trường ra quyết định
đồng ý cho thôi việc và phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo bao gồm: Tiền
lương 22 tháng = 43.000.000 đ; tiền học phí + Tài liệu + trợ cấp đi học + ôn thi
= 16.000.000 đ. </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">Trước khi đi học tôi không
ký cam kết gì, chỉ có quyết định cử đi học trong đó có nêu: được hưởng nguyên
lương, trợ cấp, kinh phí đào tạo, tài liệu. Nhà trường đã áp dụng nghị định
54/2005/NĐ-CP và thông tư 130/2005/TT-BNV để giải quyết.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">Vậy cho tôi hỏi như sau:
</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">- Nhà trường buộc tôi bồi
thường tiền lương 22 tháng đi học có đúng với quy định không pháp luật không?</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">- Tôi phải bồi thường toàn
bộ chi phí đào tạo có đúng không? Vì tôi đã cung cấp giấy xác nhận hoàn thành
khóa học và đã phục vụ được 7 tháng nhưng vẫn không được tính vào thời gian phục
vụ sau đào tạo. Nhà trường trả lời là do tôi nộp giấy xác nhận trễ (nhưng tôi đã
nộp trước khi xin nghỉ) và giấy xác nhận này không có giá trị mặc dù đã có chữ
ký, đóng dấu của nơi đào tạo.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">- Tôi phải bồi thường tiền
ôn thi không? Vì tôi có 2 quyết định, một là cử đi ôn thi hết 2 tháng 10 ngày.
Hai là quyết định cử đi học 22 tháng.</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">- Tôi có được tính trợ cấp
thôi việc không (quyết định nhà trường là đồng ý cho tôi thôi việc theo đơn đề
nghị)</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt">(<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="mailto:kytranquoc@yahoo.com"><span style="color: windowtext">kytranquoc@</span></a>
)</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Theo Nghị định 54/2005/NĐ-CP,
công chức, viên chức được cử đi học chỉ phải bồi thường “các khoản chi phí đào
tạo” nên bạn không phải bồi thường 22 tháng lương đã nhận trong thời gian đi
học.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Theo quy định của Nghị định
54/2005/NĐ-CP, chi phí đào tạo được bồi thường được tính như sau:</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<table border="0" width="100%" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td rowspan="2">
<span lang="AF" style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Chi phí đào
tạo phải bồi thường</span></td>
<td rowspan="2"><font face="Arial" size="2">=</font></td>
<td style="border-bottom-style: solid; border-bottom-width: 1px">
<span lang="AF" style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Thời gian
yêu cầu phục vụ</span></td>
<td style="border-bottom-style: solid; border-bottom-width: 1px">
<font face="Arial" size="2">-</font></td>
<td style="border-bottom-style: solid; border-bottom-width: 1px">
<p class="MsoNormal"><font face="Arial">
<span lang="AF" style="font-size: 10pt">Thời gian làm việc sau khi đào
tạo</span></font></td>
<td rowspan="2"><font face="Arial" size="2">x</font></td>
<td rowspan="2">
<span lang="AF" style="font-size: 10pt; font-family: Arial">Tổng chi phí
của khóa đào tạo</span></td>
</tr>
<tr>
<td style="border-top-style: solid; border-top-width: 1px"> </td>
<td style="border-top-style: solid; border-top-width: 1px"> </td>
<td style="border-top-style: solid; border-top-width: 1px"> </td>
</tr>
</table>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Vì vậy, nếu có đủ căn cứ chứng
minh rằng bạn đã làm việc cho nhà trường được 7 tháng sau khi hoàn thanh khóa
học thì khoảng thời gian này phải được khấu trừ khi tính mức bồi thường chi phí
đào tạo.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Khoảng thời gian bạn được cử
đi ôn thi là 2 tháng 10 ngày. Do đó, bạn không phải bồi thường tiền ôn thi vì
theo điểm 1 Mục III của Thông tư 2005/2003/TT-BNV thì c</span><span lang="AF" style="font-size: 10pt">ông
chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước và nước ngoài có thời gian từ 3
(ba) tháng tập trung trở lên thì mới phải bồi thường</span><span style="font-size: 10pt">.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Theo quy định tại khoản 1
điều 5 Nghị định 54/2005/NĐ-CP thì công chức có đơn tự nguyện xin thôi việc và
được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản thì được hưởng chế độ
thôi việc. Như vậy, bạn được hưởng chế độ thôi việc.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 4:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Tôi hiện nay làm việc cho 1 tổ chức, đến nay, tổ chức đó vẫn ký hợp đồng lao
động có thời hạn với tôi, dù rằng tôi đã làm việc tại đây trên 5 năm. Vậy tổ
chức đó có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì tôi kiện ở đâu? (<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="mailto:huykhanh79@yahoo.com"><span style="color: windowtext">huykhanh79@</span></a>
)</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt">Theo quy định của Bộ Luật lao động tại khoản 2
Điều 27 quy định: Khi hợp đồng xác định thời hạn hết hạn mà người lao động vẫn
tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết
hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao
động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định
thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định
thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó người lao động vẫn tiếp
tục làm việc thì phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Như vậy, anh
được ký tối đa 2 lần hợp đồng xác định thời hạn với thời gian tối đa là 36 tháng
cho mỗi hợp đồng (điểm b khoản 1 Điều 27 BLLĐ), sau đó nếu muốn tiếp tục ký hợp
đồng thì phải ký hợp đồng không xác định thời hạn. Nếu anh đã ký hai lần hợp
đồng xác định thời hạn mà đến nay tổ chức đó vẫn ký kết hợp đồng có xác định
thời hạn với anh thì mới vi phạm. Trong trường hợp này anh nên yêu cầu công đoàn
trong tổ chức bảo vệ quyền lợi cho anh hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý lao
động tại địa phương để giải quyết.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 5:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Tôi năm nay 47 tuổi, có thời gian đóng BHXH 27 năm. Đã ngừng đóng BHXH 01 năm
nay. Xin hỏi, tôi có được hưởng BHXH một lần không? (<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="mailto:LQMinh@vinhhao2.com.vn"><span style="color: windowtext">LQMinh@</span></a></span></i><span style="font-size: 10pt">)</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo khoản 1 Điều 31 của Nghị
định 152/2006/NĐ-CP, người lao động chỉ được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong
những trường hợp sau:</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .25in; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">·</span></font><span style="font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial" lang="NL">
</span><font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">Đủ tuổi hưởng
lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .25in; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">·</span></font><span style="font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial" lang="NL">
</span><font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">Suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .25in; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">·</span></font><span style="font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial" lang="NL">
</span><font face="Arial"><span lang="NL" style="font-size: 10pt">Sau 12 tháng
nghỉ việc nếu không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã
hội một lần mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .25in; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="PT-BR" style="font-size: 10pt">·</span></font><span style="font-style: normal; font-variant: normal; font-weight: normal; font-size: 10pt; font-family: Arial" lang="PT-BR">
</span><font face="Arial"><span lang="PT-BR" style="font-size: 10pt">Ra nước
ngoài để định cư. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="PT-BR" style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span lang="PT-BR" style="font-size: 10pt">Nếu ông không
thuộc một trong những trường hợp trên thì không được hưởng bảo hiểm xã hội một
lần.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span class="subcontent1">
<span style="font-size: 10pt; color: windowtext">Câu 6:</span><span style="font-size: 10pt; color: windowtext; font-weight: normal">
<i>Công ty cổ phần hóa từ năm 2004. Đầu năm 2008, tôi xin nghỉ việc. Công ty chỉ
trả trợ cấp thôi việc cho tôi 50%. Phần 50% còn lại, công ty nói rằng do Quỹ Hỗ
trợ lao động dôi dư chi trả. Công ty làm vậy có đúng không? ( </i></span></span>
<b><span style="font-size: 10pt">L.V.O)</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời: </span></b></font>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Nghị định 109/2007/NĐ-CP “về
chuyển doanh nghiệp (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần), có
hiệu lực từ ngày 1/8/2007 quy định về trách nhiệm người sử dụng lao động của
công ty cổ phần: trả trợ cấp thôi việc cho người lao động từ DN 100% vốn Nhà
nước chuyển sang khi người lao động thôi việc tại công ty cổ phần, kể cả khoản
trợ cấp cho thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp100% vốn Nhà nước trước
đó và thời gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực
Nhà nước nhưng chuyển đến công ty 100% vốn Nhà nước trước ngày 1/1/1995 mà chưa
nhận trợ cấp thôi việc”. Như vậy, kể từ ngày 1/8/2007, việc trả trợ cấp thôi
việc với người lao động do công ty cổ phần chi trả toàn bộ. Mặt khác, theo khoản
1 Điều 42 Bộ luật lao động thì khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao
động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12
tháng trở lên người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi
năm làm việc là nửa tháng lương cộng với phụ cấp lương nếu có. Trong trường hợp
này doanh nghiệp sử dụng lao động phải trả toàn bộ số tiền trợ cấp này.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt"> </span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 7:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
<span class="subcontent1"><span style="color: windowtext; font-weight: normal">
Tôi ký HĐLĐ làm việc với hai công ty. Chế độ BHXH, BHYT như thế nào? Tôi có thể
vừa tham gia BHXH tự nguyện vừa tham gia BHXH bắt buộc để sau này cộng dồn thời
gian tham gia BHXH không?”.</span></span><b> (</b><em>Nguyễn Văn Tuấn)</em></span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .65pt; margin-right: 1.25pt; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo quy định tại điểm a khoản
2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 3 của Điều lệ Bảo hiểm y tế ban
hành kèm theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP thì người lao động Việt Nam làm việc theo
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không
xác định thời hạn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm y
tế bắt buộc. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo khoản 5 Điều 3 Luật bảo
hiểm xã hội và Điều 2 Nghị định 190/2007/NĐ-CP thì người tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện là những người không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt
buộc. Do đó, bạn không thể vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vừa tham gia
bảo hiểm xã hội tự nguyện.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Tuy nhiên, theo Điều lệ Bảo
hiểm y tế ban hành kèm theo Nghị định 63/2005/NĐ-CP thì một người có thể cùng
một lúc vừa tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, vừa tham gia bảo hiểm y tế tự
nguyện. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 8:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Như thế nào gọi là tự ý bỏ việc?</span></i><span style="font-size: 10pt">
(dptc@)</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Hiện nay, pháp luật không có
định nghĩa về hành vi “tự ý bỏ việc”. Thông thường, “tự ý bỏ việc” được hiểu là
trường hợp người lao động thôi việc hay chấm dứt quan hệ lao động mà không có sự
đồng ý của người sử dụng lao động.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Đối với người lao động là cán
bộ, công chức nhà nước, “tự ý bỏ việc” thường thể hiện ở chỗ công chức, viên
chức nhà nước thôi việc mà không xin phép hoặc có xin phép nhưng chưa được sự
chấp thuận của người có quyền. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Đối với người lao động làm việc
theo hợp đồng lao động, “tự ý bỏ việc” có thể được hiểu là hành vi đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động. Hành vi đơn phương chấm dứt hợp
đồng lao động của người lao động được coi là hợp pháp nếu người lao động có một
trong những căn cứ mà pháp luật cho phép và tuân thủ quy định về nghĩa vụ báo
trước. Riêng trường hợp hợp đồng lao động không xác định thời hạn, người lao
động không cần phải có căn cứ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span class="subcontent1"><i>
<span style="font-size: 10pt; color: windowtext">Câu 9:</span><span style="font-size: 10pt; color: windowtext; font-weight: normal">
Tôi là kỹ sư hiện đang làm việc tại một cơ quan Nhà nước theo chế độ HĐLĐ, hệ số
lương 2,67, đến tháng 1/2009 sẽ được nâng bậc lương. Nếu bây giờ tôi chuyển qua
một công ty khác cũng của Nhà nước thì tại thời điểm tháng 1/2009 tôi có được
nâng lương không?” (trinh_diem24)</span></i></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span class="subcontent1">
<span style="font-size: 10pt; color: windowtext; font-weight: normal"> </span></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span class="subcontent1">
<span style="font-size: 10pt; color: windowtext">Trả lời:</span></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Do bạn làm việc theo chế độ
HĐLĐ, nên khi bạn nghỉ việc tại công ty cũ thì mọi quyền lợi, nghĩa vụ cũng chấm
dứt. Khi chuyển đến công ty mới, tiền lương giữa bạn và công ty thỏa thuận với
nhau trên cơ sở công việc phải đảm trách. Vì vậy, hệ số lương của bạn ở công ty
mới hoàn toàn do hai bên thỏa thuận trong HĐLĐ mới, việc có nâng lương vào thời
điểm điểm tháng 1/2009 hay không cũng trên cơ sở thỏa thuận. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span class="subcontent1">
<span style="font-size: 10pt; color: windowtext; font-weight: normal"> </span></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt">Câu 10:</span></b><span style="font-size: 10pt">
Gia đình chúng tôi có 3 người tham gia BHYT tự nguyện đã 3 năm nay. Chúng tôi
muốn tiếp tục tham gia BHYT tự nguyện, nhưng địa phương bảo phải chờ. Nếu địa
phương không vận động đủ hộ dân tham gia BHYT tự nguyện, chúng tôi có được tiếp
tục tham gia BHYT tự nguyện không? (</span></em><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">Trần
Thị Đức)</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal"> </span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo khoản 3 Điều 1 Thông tư
liên tịch BTC-BYT ngày 24/08/2005 hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế tự nguyện
thì điều kiện triển khai đối với thành viên hộ gia đình theo địa bàn xã, phường,
thị trấn phải có ít nhất 10% số hộ gia đình trong phạm vi địa bàn xã đăng ký
tham gia Bảo hiểm y tế tự nguyện. Do vậy, trường hợp của gia đình chị thì phải
chờ đủ 10% số hộ đăng ký mới tham gia được.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal"> </span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt">Câu 11:</span></b><span style="font-size: 10pt">
Chúng tôi là nữ vệ sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ các cao ốc. Do đặc thù công việc,
chúng tôi phải đứng làm việc suốt ca đêm hoặc ngày. Chúng tôi có được hưởng chế
độ nặng nhọc, độc hại không?</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Ngành nghề, công việc nặng
nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
được quy định trong danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế
ban hành;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo quy định hiện nay nghề vệ
sĩ và công việc bảo vệ cao ốc không nằm trong danh mục các công việc, ngành nghề
độc hại nguy hiểm của BLĐTBXH và BYT nên các bạn sẽ không được hưởng chế nặng
nhọc, độc hại.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt">Câu 12:</span></b><span style="font-size: 10pt">
Phụ nữ khi thai sản sẽ được hưởng những quyền lợi gì từ BHXH?. </span></em>
<strong><span style="font-size: 10pt">N.T.T</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm
2006 thì trong thời gian mang thai, người lao động được nghỉ 5 lần, mỗi lần 1
ngày (trong trường hợp thai bệnh lý hoặc ở xa cơ sở tập trung thì được nghỉ mỗi
lần 2 ngày); khi sinh con người lao động làm nghề hoặc công việc trong điều kiện
lao động bình thường được nghỉ 4 tháng (nếu sinh đôi trở lên thì cứ thêm 1 con
nghỉ thêm 30 ngày). Trong thời gian nghỉ thai sản người lao động được trợ cấp
Bảo hiểm xã hội bằng 100% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của 6 tháng liền kề
trước khi nghỉ việc, trường hợp sinh đôi trở lên người lao động được trợ cấp
thêm một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung. Ngoài ra, sau khi sinh con,
nếu còn yếu người lao động còn được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe .
(Lưu ý: Điều kiện để người lao động được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là
có đủ từ 6 tháng đóng BHXH trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con)<strong><i>.</i></strong></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i><span style="font-size: 10pt">Câu 13:</span><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">
Vợ tôi sinh con, tôi có được nghỉ chăm sóc vợ không? Nếu con tôi ốm, vợ tôi
không muốn nghỉ việc để chăm sóc con, tôi có được thay vợ nghỉ chăm sóc con ốm
hưởng BHXH theo quy định không?”. (<a style="color: blue; text-decoration: underline; text-underline: single" href="mailto:Thuyhangha1900@gmail.com">Thuyhangha1900@</a>)
</span></i></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">Trả
lời :</span></b></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">- Theo
quy định tại điều 78 BLLĐ về nghỉ việc riêng thì chỉ có những trường hợp sau
người lao động mới được nghỉ mà vẫn hưởng nguyên lương: kết hôn, con kết hôn, bố
mẹ chết, vợ hoặc chồng chết, con chết. Tình huống của anh không thuộc các trường
hợp trên.</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">Tuy
nhiên nếu anh muốn chăm sóc vợ vẫn có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động
để nghỉ không hưởng lương.</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">Chế độ
nghỉ chăm sóc con ốm đau của Luật BHXH không chỉ áp dụng đối với lao động nữ.
Theo điều 22 Luật BHXH, nếu anh có con dưới 7 tuổi bị ốm đau thì anh có quyền
hưởng chế độ ốm đau. Do đó anh có thể nghỉ để chăm sóc con ốm, nhưng đó không
phải là nghỉ thay vợ anh mà là thực hiện quyền của mình. Trong trường hợp anh đã
hết thời gian hưởng mà con vẫn còn ốm thì vợ anh có quyền nghỉ để chăm sóc con
(Điều 24 Luật BHXH). Nếu vợ không muốn nghỉ anh có được nghỉ thay không thì pháp
luật không quy định.</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-left: .25in; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><i><span style="font-size: 10pt">Câu 14:</span><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">
Tôi có con nhỏ 9 tháng tuổi. Trường hợp của tôi có được giảm giờ làm và nếu được
giảm thì giảm vào lúc nào trong ngày?”. </span></i></strong><em>
<span style="font-size: 10pt; font-style: normal">(Thu Hà)</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">Trả
lời: </span></b></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal">Theo
điều 115 Luật BHXH, thì trong thời gian nuôi con đến dưới 12 tháng tuổi, chị
được giảm giờ làm. Theo đó chị được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm
việc mà vẫn hưởng đủ lương. Thời gian nghỉ vào lúc nào trong ngày do chị thỏa
thuận với người sử dụng lao động.</span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><span style="font-size: 10pt; font-style: normal"> </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><em><b><span style="font-size: 10pt">Câu 15:</span></b><span style="font-size: 10pt">
Tôi là thủ kho của công ty TNHH. Khi hàng về, tôi phải nhập kho và làm đến 24
giờ mới xong việc. Tôi có được hưởng lương làm thêm giờ hay không?”. (</span></em><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">Thanh
Xuân)</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal"> </span></strong></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial"><strong>
<span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><strong><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 114/2002/NĐ-CP, nếu người lao động làm việc
trả lương theo thời gian thì được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ
tiêu chuẩn. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn do hai bên thỏa thuận trong HĐLĐ nhưng
không được quá 8 giờ trong 1 ngày hoặc 48 giờ trong một tuần. Trường hợp của anh
chưa nói rõ anh thời giờ làm việc của anh như thế nào. Vậy anh có thể dựa vào
quy định trên để xác định anh có thể được trả lương làm thêm giờ hay không.</span></strong></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt; font-weight: normal"> </span></i></strong></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial"><strong><i>
<span style="font-size: 10pt">Câu 16:</span><span style="font-size: 10pt; font-weight: normal">
Xin cho biết nội dung đăng ký nội qui lao động và đăng ký thỏa ước lao động tập
thể được qui định ở văn bản nào? </span></i></strong></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial"><strong>
<span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></strong></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Việc đăng kí thỏa ước lao động
tập thể được quy định tại Điều 47 BLLĐ và tại
<span style="letter-spacing: .05pt">Nghị định 93/2002/NĐ-CP .</span></span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt">Việc đăng kí nội quy lao động được quy định Điều
82 BLLĐ và Nghị định 33/2003/NĐ-CP.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 17:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
Tôi đang làm việc tại một Công ty TNHH ở TP.HCM. Xin hỏi: cuối năm công ty tôi
không có một chế độ nào về tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên cả, kể cả tiền
thưởng, và lương tháng 13. Xin hỏi pháp luật hiện hành có quy định về lương
tháng 13 cho cán bộ công nhân viên hay không?</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><i><span style="font-size: 10pt"> </span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời: </span></b></font>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Pháp luật lao động hiện hành
không quy định về “lương tháng 13”. Thực chất đó chỉ là tiền thưởng mà doanh
nghiệp dành cho nhân viên của mình vào những ngày cuối năm. Mà tiền thưởng, theo
quy định tai điều 64 BLLĐ thì tùy vào kết quả sản xuất, kinh doanh hằng năm của
doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động mà người sử dụng
lao động thưởng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Tại công ty, tiền
thưởng có thể được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
hoặc quy định trong quy chế thưởng của công ty. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 18:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt">
<span style="color: black">Tôi làm ở 1 công ty TNHH được khoảng hơn 1 năm thì
công ty chuyển sang thành công ty 100% vốn nước ngoài. Theo thâm niên làm việc
là được 2 năm nhưng tại công ty mới chỉ có 6-7 tháng cho đến ngày tôi nghỉ thai
sản. Vậy tôi có được hưởng chế độ thai sản đầy đủ theo luật lao động bên công ty
mới không? Tôi có đóng bảo hiểm đầy đủ suốt thời gian làm việc 2 năm</span></span></i><span style="font-size: 10pt; color: black">.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; color: black">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Việc chuyển đổi
hình thức của công ty không làm ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm xã hội cùa
chị. Theo quy định tại điều 28 Luật BHXH thì để hưởng chế độ thai sản chị phải
có thời gian đóng BHXH ít nhất là đủ 6 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi
sinh con. Áp dụng vào trường hợp của chị thì chị vẫn được hưởng chế độ thai sản
theo quy định của Luật BHXH.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt">Câu 19:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt; color: black">
Toi hien dang lam viec tai mot cong ty co phan , nhung cong ty toi co quy dinh
thoi gian lam viec sang tu 7h30 den 12 chieu tu 1h den 5h, va cong ty khong co
ky hop dong lao dong doi voi nhan vien, vay toi muon hoi cong ty toi lam nhu vay
co dung voi luat lao dong khong</span></i><span style="font-size: 10pt; color: black">
?</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; color: black">Trả lời</span></b><span style="font-size: 10pt; color: black">:</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">-Theo quy định
tại điều 68 BLLĐ thì thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48
giờ trong một tuần. Theo biểu thời giờ làm việc của anh thì hơn 8 giờ một ngày,
nhưng nếu không vượt quá 48 giờ một tuần thì không vi phạm pháp luật.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">-Về hợp đồng lao
động Theo </span><span style="font-size: 10pt">quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị
định 44/2003 thì: Tổ chức, cá nhân sau đây khi sử dụng lao động phải thực hiện
giao kết hợp đồng lao động: </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">a) Doanh nghiệp thành lập, hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">b) Doanh nghiệp của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">c) Các cơ quan hành chính, sự
nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức nhà nớc;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">d) Các tổ chức kinh tế thuộc
lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân sử dụng lao động không phải là sĩ
quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">đ) Hợp tác xã (với người lao
động không phải là xã viên), hộ gia đình và cá nhân có sử dụng lao động;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">e) Các cơ sở giáo dục, y tế,
văn hoá, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày
19 tháng 8 năm 1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với
các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao.</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">g) Cơ quan, tổ chức, cá nhân,
nước ngoài hoặc quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là
người Việt Nam trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác;</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; punctuation-wrap: simple; vertical-align: baseline; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">h) Doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động nước ngoài, trừ trường hợp Điều ước
quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy
định khác.</span></font></p>
<p class="normal-p" style="margin-top: 0; margin-bottom: 0"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt">Tuy nhiên, t<span style="color: black">heo quy
định tại Điều 28 BLLĐ, đối với HĐLĐ có thời hạn từ ba tháng trở lên, hợp đồng
lao động không xác định thời hạn thì các bên phải giao kết bằng văn bản. Còn
những hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì có thể giao kết bằng miệng</span></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Công ty mà bạn đang làm việc
bạn thuộc trường hợp tại mục a, do đó nếu công ty mà bạn đang làm việc không kí
hợp đồng lao động với nhân viên là không đúng với quy định của pháp luật lao
động. Tuy nhiên, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ nên cũng có khi là công
ty không ký hợp đồng bằng văn bản nhưng có giao kết hợp đồng thì cũng là yếu tố
để bạn xem xét. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt; color: black"> </span></i></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><i><span style="font-size: 10pt; color: black">Câu 20:</span></i></b><i><span style="font-size: 10pt; color: black">
Cho tôi hỏi đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khi muốn đơn
phương chấm dứt hợp đồng, người sử dụng lao động phải cần những thủ tục gì?</span></i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Trả lời:</span></b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Nếu người sử dụng lao động muốn
đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, thì phải có những điều
kiện sau: </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"><b>Điều kiện 1:</b> Phải có một
trong các căn cứ quy định tại khoản1 Điều 38 Bộ luật lao động</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">a. Người lao động thường xuyên không
hoàn thành công việc theo hợp đồng;</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">b. Người lao động bị xử lý kỷ luật
sa thải theo quy định tại điều 85 của bộ luật này;</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">c. Người lao động làm theo HÐLÐ
không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm
theo HÐLÐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ốm đau đã điều trị 6
tháng liền và người lao động làm theo HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc
nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn HĐLĐ và
khả năng lao động chưa phục hồi. Khi sức khỏe người lao động bình phục thì được
xem xét để giao kết tiếp HĐLĐ;</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt; color: black">d. Do thiên tai hỏa hoạn hoặc những
lý do bất khả kháng khác theo quy định của Chính phủ, mà người sử dụng lao động
đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ
làm việc;</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin: 0 0in"><font face="Arial">
<span style="font-size: 10pt">đ. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt
động.</span></font></p>
<p style="margin: 0 0in"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">
</span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Điều kiện 2:</span></b><span style="font-size: 10pt">
T<span style="color: black">rước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo
các điểm a, b và c khoản 1 </span>điều 38 Bộ luật lao động như trên thì<span style="color: black">
người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ
sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao
động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải
chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết
định của người sử dụng lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động
có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy
định. </span></span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt">Điều kiện 3:</span></b><span style="font-size: 10pt">
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thông báo
cho người lao động biết trước một khoảng thời gian quy định như sau: </span>
</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Ít nhất 45 ngày đối với hợp
đồng lao động không xác định thời hạn; </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Ít nhất 30 ngày đối với hợp
đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Ít nhất 3 ngày đối với hợp
đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12
tháng. </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">Cũng lưu ý thêm trường hợp được
quy định tại điều 39 Bộ Luật lao động, người sử dụng lao động không được đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây: </span></font>
</p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Người lao động ốm đau hoặc bị
tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của
thầy thuốc, trừ trường hợp quy định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ
luật lao động; </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Người lao động đang nghỉ hàng
năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao
động cho phép; </span></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-top: 0; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt">- Người lao động là nữ trong
các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 111 của Bộ luật lao động.</span></font></p>
<p style="margin: 0 0in"><font face="Arial"><span style="font-size: 10pt"> </span></font></p>
<p align="right" style="text-align: right; margin: 0 0in"><font face="Arial"><b>
<span style="font-size: 10pt">C.L.A.P.</span></b></font></p>
</body>
</html>