<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - người t</title>
<style>
<!--
p
{margin-right:0in;
margin-left:0in;
font-size:12.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:12.0pt;
font-family:VNI-Times;
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
table.MsoNormalTable
{mso-style-parent:"";
font-size:10.0pt;
font-family:"Times New Roman";
}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: blue">Bác sĩ Phạm Ngọc
Thạch - người thầy thuốc lớn, thủ lĩnh thanh niên</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Nhân dịp Ban
Thường vụ Thành Đoàn TP.HCM tổ chức lễ tuyên dương thầy thuốc trẻ tiêu biểu năm
2009, thành lập và trao giải thưởng Phạm Ngọc Thạch lần 1 năm 2009, chúng tôi
xin giới thiệu một số nét về cuộc đời, sự nghiệp của Anh hùng lao động, Bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch (1909 - 1968), một thầy thuốc lớn, một thủ lĩnh thanh niên.
</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<div style="float: left; width: 128px; height: 19px">
<table border="0" width="100%" id="table1" cellspacing="0" cellpadding="0">
<tr>
<td>
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="bac%20si%20Pham%20Ngoc%20Thach.jpg" width="188" height="220"></font></td>
</tr>
</table>
</div>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Bác sĩ Phạm Ngọc
Thạch sinh nǎm 1909 tại Phan Thiết, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp
bác sĩ ở Paris nǎm 1934. Ông tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ
Mặt trận Bình dân (1936 - 1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3/1945 và
trở thành thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền
tháng 8/1945. Ngày 27/8/1945, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên
của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân
Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam
Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn - Chợ
Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954 - 1958), từ 1958 là Bộ
trưởng Y tế. Ông hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7/11/1968.</span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"><b>
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Một người thầy
thuốc lớn của nền y tế cách mạng</span></b></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Nǎm 1958 khi ông
trở về phụ trách ngành y tế, sức khỏe của nhân dân ta suy giảm rất nhiều, nhất
là ở những vùng mới được giải phóng tình hình bệnh tật rất nghiêm trọng: bệnh
lao chiếm tới 4% dân số, bệnh sốt rét lan tràn ở miền núi với tỷ lệ người mắc 80
- 90% làm rất nhiều người chết, người phong lang thang khắp nơi thiếu nơi chạy
chữa, bệnh mắt hột làm hàng triệu người mù lòa, chưa có cơ sở y tế chǎm sóc sức
khỏe cho bà mẹ và trẻ em, tỷ lệ trẻ em chết bệnh rất cao, nạn hữu sinh vô dưỡng
phổ biến trong xã hội, các dịch bệnh như dịch tiêu chảy, thổ tả, thương hàn, đậu
mùa, sởi, ho gà, bạch hầu..., các bệnh lây theo đường tình dục như giang mai,
lậu, hoành hành khắp nơi với tỷ lệ người mắc và người chết rất cao, tuổi thọ
trung bình của người dân chưa tới 40... </span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><span style="font-size: 10pt; color: black">Để kịp thời khắc
phục tình hình, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đã bắt tay xây dựng nền y tế nhân dân, đề
ra 5 nguyên tắc chỉ đạo việc xây dựng và phát triển ngành kết hợp chặt chẽ chính
trị và chuyên môn, tư tưởng và tổ chức, phòng bệnh và chữa bệnh, quán triệt
phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại,
đông y và tây y, kết hợp y và dược... Chưa đầy 10 nǎm sau, hầu hết các bệnh dịch
nguy hiểm đã bị đẩy lùi; mạng lưới y tế phát triển rộng khắp từ trung ương đến
cơ sở. Mạng lưới y tế nông thôn, niềm tự hào lớn của sự nghiệp xây dựng và phát
triển ngành y tế, được tạo lập, hoạt động có hiệu quả, nhờ đó công tác chỉ đạo
phong trào vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, tiêm chủng phòng dịch có thể tiến
hành rất kết quả ngay tại cơ sở. </span></font></p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Ở khía cạnh
chuyên môn, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một nhà bác học lớn với hơn 80 công trình
nghiên cứu, bài viết khoa học về bệnh lao được đăng tải trên nhiều tạp chí khoa
học có uy tín tại nhiều nước. Trong giới y khoa quốc tế, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch
được xem như một trong những chuyên gia lớn về bệnh lao của thế giới. Từ năm
1957, ông cùng đồng nghiệp nghiên cứu và phát minh nhiều phương pháp phòng chống
và điều trị bệnh lao. Tư năm 1962, việc tiêm phòng lao ở nước ta được tiến hành
rộng rãi và thu được kết quả to lớn. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là người đầu tiên đề
ra phương pháp dùng kích sinh chất Filatov điều trị bệnh lao và kết hợp Đông -
Tây y để tiêm thuốc vào vùng huyệt chữa lao và bệnh phổi. Sau đó, nhờ chủng vi
trùng Suptilite mang từ miền Nam ra Bắc, sau 10 năm nghiên cứu, ông đã thành
công trong việc dùng Suptilite điều trị bệnh lao, bệnh phổi cũng như một vài
bệnh nhiễm trùng khác. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Nói về bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch, tiến sĩ Nguyễn Duy Cương - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, khẳng
định: “Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là một thầy thuốc nhân hậu, rất bình dân. Nửa đêm
có người bệnh gõ cửa đánh thức, ông vẫn lái xe đến tận các khu nhà nghèo để khám
và chữa bệnh cho người lao động”. </span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Bác sĩ Phạm Ngọc
Thạch cũng là người hết sức tận tụy với đồng nghiệp. Năm 1953, trên đường ra
Việt Bắc, ông ghé thăm hai bác sĩ Tôn Thất Tùng và Hồ Đắc Di. Gặp lúc bác sĩ Hồ
Đắc Di đang bệnh nặng, dù công việc rất gấp, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch vẫn xin phép
cấp trên nán lại một tuần để chữa bệnh và chăm sóc đồng nghiệp. Giáo sư Hồ Đắc
Di nhớ lại với một sự xúc động sâu xa: “Tôi khâm phục tinh thần tận tụy phục vụ
người bệnh của anh. Ngày đêm anh nằm cạnh giường tôi, nâng giấc tôi như một
người mẹ hiền. Tôi mang ơn anh đã cứu sống tôi!”. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch đọng
lại trong ký ức nhiều bệnh nhân tại Viện Chống lao trung ương với hình ảnh đẹp
đẽ thân thuộc: người thầy thuốc trong chiếc áo chòang trắng cùng chiếc ống nghe
bên cổ, ân cần thăm hỏi từng giường bệnh. Không ít lần ông đã tự tiếp máu mình
cho bệnh nhân khi gặp những ca cấp cứu nguy kịch. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch là hiện
thân sống động nhất của y đức “Lương y như từ mẫu”.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
</p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0">
<font face="Arial"><b><span style="font-size: 10pt; color: black">Một thủ lĩnh
thanh niên có sức hiệu triệu lớn</span></b></font></p>
<p style="text-align: justify; margin-left: 0in; margin-right: 0in; margin-top: 0in; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Tháng 3/1945,
trước sự lớn mạnh của phong trào học sinh, sinh viên và trí thức yêu nước, một
nhóm các nhà tri thức tiên phong đã đứng ra thành lập phong trào Thanh niên Tiền
phong tại Sài Gòn, sau đó phát triển nhanh ra khắp Nam bộ. Bác sĩ Phạm Ngọc
Thạch được cử giữ chức Bí thư Đảng đoàn kiêm Chủ tịch Hội đồng Quản trị phong
trào Thanh niên Tiền phong ở Sài Gòn và Nam Kỳ. Chỉ trong vòng ba tháng đầu, số
đoàn viên Thanh niên Tiền phong lên tới 1.200.000 người, riêng Sài Gòn chiếm
200.000 người.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Ngày 18/8/1945,
tại Vườn Ông Thượng (nay là Công viên Văn hóa TP. Hồ Chí Minh) hơn 50.000 đoàn
viên Thanh niên Tiền phong làm lễ tuyên thệ “Trung thành với Tổ quốc, chống địch
đến cùng”. Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã đứng trên bục cao chỉ huy biển người đồng ca
bài Quốc dân hành khúc, tức Thanh niên hành khúc do chính ông sáng tác. Hưởng
ứng lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo cách mạng Trần Văn Giàu, Huỳnh Tấn Phát,
ngày 22/8/1945 Ban Chấp hành Thanh niên Tiền phong họp ra quyết nghị gia nhập
Mặt trận Việt Minh chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Đêm 24 rạng ngày 25/8/1945, hàng
chục vạn đồng bào Sài Gòn- Chợ Lớn, mà Thanh niên Tiền phong là một trong những
thành phần chủ lực, đã kéo về trung tâm thành phố đấu tranh giành chính quyền.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0">
<font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="bac%20si%20Pham%20Ngoc%20Thach2.jpg" width="320" height="253"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0"><i>
<font face="Arial" color="#808080" size="2">Bộ trưởng Bộ Y tế Phạm Ngọc Thạch dự
lễ khánh thành BV Tiệp Khắc, năm 1959</font></i></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Giai đoạn 1956 -
1961, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch được bầu làm Chủ tịch Ngày Hội Liên hiệp Thanh niên
Việt Nam. Ngày 08/10/1956, Trung ương Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và Ban vận
động mặt trận thống nhất thanh niên tổ chưc Đại hội tại Nhà hát lớn - Thủ đô Hà
Nội. Đại hội đã thống nhất các tổ chức thanh niên Việt Nam với tên gọi chung là
Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam. Ngày 15/10/1956, Đại hội vinh dự được đón Bác
Hồ kính yêu và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến dự. Huấn thị tại Đại
hội, Bác Hồ căn dận: “Là người chủ tương lai, cho nên toàn thể thanh niên ta
phải đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu anh dũng, vượt mọi khó khăn, thi đua giúp sức
vào sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh, để mình làm chủ mai sau”. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương
Hội gồm 52 người do Bác sỹ - Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch làm Chủ tịch.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0">
<span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">Dù trong cương
vị của một đồng chí lãnh đạo ngành y tế, một thầy thuốc - nhà khoa học hay một
thủ lĩnh thanh niên, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Đảng và Nhà nước giao phó, được nhân dân và các thế hệ cán bộ ngành y tế tin
yêu. Tại TP. Hồ Chí Minh, một trong những địa bàn hoạt động chính của bác sĩ
Phạm Ngọc Thạch và là nơi nơi ông có nhiều đóng góp, Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân thành phố ghi nhớ công lao và sự nghiệp cách mạng của ông, lấy tên ông
đặt cho một con đường lớn ở trung tâm thành phố, một bệnh viện chuyên ngành lao
phổi và một trường đại học lớn chuyên đào tạo cán bộ cho ngành y tế thành phố.</span></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify; margin-bottom: 0"> </p>
<p class="MsoNormal" align="right" style="text-align: right; margin-bottom: 0">
<b><span style="font-size: 10pt; font-family: Arial; color: black">TƯỜNG MINH</span></b></p>
</body>
</html>