<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Bài học của Chiến thắng Điện Biê</title>
</head>
<body>
<p align="center">
<span id="ctl01_chTopZoneStory_ctl03_lblHeadline" style="color: #0000FF; font-family: Arial; font-size: 10pt; font-weight: bold">
Bài học của Chiến thắng Điện Biên Phủ về phát huy sức mạnh toàn dân tộc</span><font face="Arial" size="2" color="#0000FF">
</font></p>
<table id="table1" width="1" align="left" border="0" cellpadding="3" cellspacing="3">
<tr>
<td><font face="Arial" size="2">
<img id="ctl01_chTopZoneStory_ctl03_imgAvatar" src="http://tuyengiao.vn/Images/Story.axd?ID=7614" style="border: 1px solid Black" align="left"></font></td>
</tr>
<tr>
<td style="padding: 2px"> </td>
</tr>
</table>
<span id="ctl01_chTopZoneStory_ctl03_lblSource" class="text" style="font-weight: bold; font-style: italic">
</span>
<span id="ctl01_chTopZoneStory_ctl03_lblTeaser" class="text" style="font-weight: bold">
<p style="text-align: right"><font face="Arial" size="2"><strong>GS. TS Mạch
Quang Thắng</strong></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Chiến thắng Điện Biên
Phủ là một mốc son chói lọi không những của lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là
biểu tượng sáng ngời của toàn nhân loại trong nỗ lực phi thực dân hoá trong thế
kỷ XX. Chiến thắng ấy làm nổi bật hình ảnh Việt Nam – một hình ảnh về một dân
tộc quật khởi, kiên cường, đoàn kết vì mục tiêu chung, tạo nên một sức mạnh vô
biên. Và, chính vì như vậy, mặc dù thời gian đã lùi xa 55 năm (1954-2009). Bài
học về phát huy sức mạnh toàn dân tộc vẫn có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự
nghiệp đổi mới hiện nay.</font></span></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><b>1. Hướng tất cả
vào mục tiêu chung </b></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Mục tiêu chung của
Chiến dịch Điện Biên Phủ và cũng là của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược và can thiệp Mỹ là: giải phóng đất nước, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hộị Chiến thắng Điện Biên Phủ
là kết quả của sự thể hiện đỉnh cao sức mạnh lực lượng của cuộc kháng chiến toàn
dân, đúng như quan điểm trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh
ngày 19-12-1946: “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không
chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh
thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không
có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp,
cứu nước”(1).</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Tất cả mọi người Việt
Nam yêu nước đều cảm nhận được lợi ích của cá nhân mình, của cộng đồng mình ở
trong cái mục tiêu chung và cao cả ấỵ Lớp lớp người Việt Nam đã nhập cuộc vào
Chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là những người nông dân từ các vùng Thanh – Nghệ –
Tĩnh, những trí thức ở các đô thị, những địa chủ, những nhà tư sản nặng lòng với
Tổ quốc tham gia kháng chiến một cách nhiệt tâm, không hề so đo, tính toán. Đó
là lực lượng vũ trang từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, tiêu biểu cho
sức mạnh của nhân dân đã được giác ngộ, đã chiến đấu ngoan cường cho thắng lợi
của Chiến dịch Điện Biên Phủ.</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Đảng và lãnh tụ Hồ
Chí Minh đã làm được cái việc như người nhạc trưởng tài ba chỉ huy dàn đại hợp
xướng của sức mạnh dân tộc, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho chiến thắng
Điện Biên Phủ chấn động địa cầụ</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Rất cần lắm tinh thần
đó của Điện Biện Biên Phủ cho hôm naỵ Trong <i>Di chúc</i>, Hồ Chí Minh đã ví sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta như là “một cuộc chiến đấu khổng
lồ”(2) để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt
tươi”(3). Và, Hồ Chí Minh cũng kiên định một cách chắc chắn quan điểm, rằng: “Để
giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này, cần phải động viên toàn
dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân”(4).</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc đã được Đảng ta khơi dậy và phát huy trong sự nghiệp đổi mớị Việt
Nam đã làm được một “Điện Biên Phủ mới” trong cái thế phát triển của dân tộc hơn
20 năm kể từ Đại hội VI cuối năm 1986. Nếu không phát huy sức mạnh to lớn toàn
dân tộc như trong Chiến dịch Điện Biên Phủ thì Việt Nam không thể nào có được
thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử như trong hơn 20 năm đổi mới vừa quạ</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Bài học của chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ vẫn còn nóng hổi đối với hôm naỵ Trong chiến tranh,
khẩu hiệu hành động cách mạng của mọi người Việt Nam yêu nước là “Tất cả cho
tiền tuyến, tất cả để chiến thắng quân xâm lược”. Còn ngày nay, khẩu hiệu hành
động và cũng là mục tiêu chung cho tất cả những người Việt Nam yêu nước là “Tất
cả vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những người
Việt Nam yêu nước đều có thể tìm thấy lợi ích của cá nhân mình, của cộng đồng
mình trong khẩu hiệu chiến lược đó. Đoàn kết nhằm tạo ra sức mạnh là phải lấy
mục tiêu đó làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo,
các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài, xoá
bỏ mọi mặc cảm, định kiến, xóa bỏ phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai
cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao
truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau
vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hộị</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Có thể có ai đó còn
mặc cảm với CNXH, nhưng mục tiêu đó là sự biểu hiện của những giá trị chân,
thiện, mỹ mà con người khát khao hằng vươn tớị Chiến thắng Điện Biên Phủ, do đó,
chính là một mốc ghi nhận một chặng của cả con đường dài mà hướng đích của nó là
sự phát triển bền vững cho văn minh, tiến bộ của toàn dân tộc Việt Nam. Sự
nghiệp đổi mới được toàn dân Việt Nam hưởng ứng chính là tiếp nối cái dòng chảy
từ mục tiêu chung ấy của Điện Biên Phủ.</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><b>2. Chú trọng phát
hiện, củng cố, bồi dưỡng nhân tố có tính chất cơ bản trong xã hội để quy tụ sức
mạnh toàn dân tộc, đồng thời chăm lo đến lợi ích của từng nhóm cộng đồng trong
xã hội</b></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Bài học của chiến
thắng Điện Biên Phủ cho chúng ta thấy rõ rằng, muốn bảo đảm và phát huy sức mạnh
của toàn dân tộc, phải khơi dậy, phát huy những lợi ích chính đáng của từng cá
nhân, từng giai cấp, từng tầng lớp chứ không phải cực đoan triệt tiêu chúng.
Đồng thời, phải tìm điểm chung, điểm cơ bản nhất để quy tụ, để tạo ra một khối
đoàn kết vững chắc, một sự đồng thuận xã hội bền chặt. </font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Bài học của Chiến
dịch Điện Biên Phủ đã phản ánh những điều đó. Những nhân tố cơ bản có liên quan
đến lợi ích chung của toàn dân tộc, của mỗi giai cấp, tầng lớp đã được Đảng phát
hiện để bảo đảm, khơi dậy sức mạnh. Nhân tố cơ bản, lợi ích cơ bản nhất của
những người yêu nước Việt Nam trong thời kỳ của Chiến dịch Điện Biên Phủ…<i>là
độc lập dân tộc, là giải phóng đất nước để xây dựng một đất nước giàu mạnh.</i>
</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Ngoài lợi ích cơ bản,
có tính chung nhất đó, Đảng còn biết chú ý chăm lo đến lợi ích của mỗi giai cấp,
tầng lớp, mà những lợi ích đó không làm tổn hại tới lợi ích chung, hơn nữa những
lợi ích đó còn góp phần bảo vệ cho lợi ích chung. Chính điều này làm cho Đảng ta
huy động được sức mạnh tối đa của dân tộc, đoàn kết được toàn dân. Đối với giai
cấp nông dân trong thời kỳ giải phóng dân tộc, Đảng ta và Hồ Chí Minh đều có
quan điểm rằng: “Nền tảng của vấn đề dân tộc là vấn đề nông dân, vì nông dân là
tối đại đa số trong dân tộc. Nền tảng của cách mạng dân chủ cũng là vấn đề nông
dân, vì nông dân là lực lượng cách mạng đông nhất chống phong kiến, chống đế
quốc”(5). Tháng 1-1953, Hồ Chí Minh cho rằng: “Kháng chiến đã 7 năm, đồng bào
nông dân hy sinh cho Tổ quốc, đóng góp cho kháng chiến đã nhiều và vẫn sẵn sàng
hy sinh, đóng góp nữạ Song họ vẫn là lớp người nghèo khổ hơn hết, vì thiếu ruộng
hoặc không có ruộng càỵ Đó là một điều rất không hợp lý. Muốn kháng chiến hoàn
toàn thắng lợi, dân chủ nhân dân thật thà thực hiện, thì phải thiết thực <i>nâng
cao quyền lợi kinh tế và chính trị của nông dân, phải chia ruộng đất cho nông
dân</i>”(6).</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Ruộng đất cho dân
cày, đó là khẩu hiệu chiến lược hấp dẫn đối với nông dân Việt Nam trong những
thời kỳ nàỵ Đảng đã biết khơi dậy và phát động toàn dân, trong đó có nông dân,
đáp ứng nhu cầu đó. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, Đảng đã lãnh đạo tiến hành
5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất theo <i>Luật Cải cách ruộng đất </i>do
Quốc hội khoá I, Kỳ họp thứ ba (từ ngày 1 đến ngày 4-12-1953) thông quạ Nông dân
lúc này chiếm 92,5% dân số, với kết quả giảm tô và cải cách ruộng đất, đã nắm
được trong tay 70,7% tổng số ruộng đất. Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ
có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân trực tiếp ở hậu phương đã tiến
hành giảm tô, cải cách ruộng đất, bởi vì lực lượng vũ trang ba thứ quân của ta,
tuyệt đại đa số là từ những người nông dân mặc áo lính. Vậy là, lợi ích cục bộ
của giai cấp nông dân đồng nhất với lợi ích của toàn dân tộc. Như vậy, vấn đề
kép – vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ – đã được Đảng ta giải quyết thành công
trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Sự nghiệp đổi mới
hiện nay đứng trước yêu cầu rất cao trong việc tập hợp lực lượng cách mạng.
Ngoài lợi ích tối cao của dân tộc, ngoài những vấn đề cơ bản chung, lợi ích
chung để hướng tất cả mọi người, mọi giai cấp, mọi tầng lớp vào mặt trận chung
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng còn chú trọng đến việc bảo đảm quyền lợi chính
đáng của từng cộng đồng. Chính cái đó bảo đảm giải quyết được hài hòa lợi ích
giữa các giai cấp, tầng lớp. Đó cũng là sự hướng lực vô cùng cần thiết để bảo
đảm cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng hiện naỵ</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Ba giai cấp, tầng lớp
cơ bản nhất của xã hội Việt Nam là công nhân, nông dân, trí thức vừa qua đã được
Đảng nhìn nhận lại một cách bao quát hơn qua các Hội nghị Trung ương, thấy được
những mặt thành công cũng như những khuyết điểm, hạn chế trong quá trình lãnh
đạo của mình. Lực lượng nòng cốt đó trong điều kiện mới có nhiều mặt thuận lợi
nhưng cũng có đầy thách thức mớị Tinh thần của Điện Biên Phủ là chăm lo tới tất
cả các thành tố, lực lượng để huy động, phát huy một cách tối đa sức mạnh chiến
thắng. Vẫn còn đó nhiều khó khăn trong việc tập hợp, đoàn kết công nhân, nông
dân, trí thức khi mà nước ta đang vận hành một cơ chế mới, trong đó, vấn đề lợi
ích kinh tế, vấn đề bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần đang gặp khó khăn,
nhất là ở thời kỳ Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầụ</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Chưa bao giờ Việt Nam
lại có nhiều biểu hiện nhạy cảm của các nhóm lợi ích cộng đồng như hiện naỵ
Ngoài công – nông – trí, xã hội Việt Nam đang có những cộng đồng, như các doanh
nhân, kể cả các doanh nhân đang thu lợi một phần từ giá trị thặng dư sức lao
động; cả những người Việt Nam định cư ở nước ngoài… Trong mỗi cộng đồng đó, lại
bao gồm cả những người thuộc các tôn giáo khác nhau, nghề nghiệp khác nhau, tâm
lý khác nhau, điều kiện sống và làm việc khác nhaụ Vấn đề là ở chỗ: cần chăm lo
đến lợi ích chính đáng của các nhóm cộng đồng đó trên cơ sở đặc điểm của họ,
hướng họ vào một lợi ích chung của toàn dân tộc. Có thể trong số họ, yêu nước
không nhất thiết gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội, nhưng vẫn có chung một lòng
yêu nước, vẫn muốn cho đất nước mạnh giàu, sánh vai với các cường quốc năm châụ
Đảng cần chú ý khơi dậy những yếu tố đó, những yếu tố dù chỉ là nhỏ trong mỗi
con người Việt Nam, trong mỗi một cộng đồng để góp tạo thành sức mạnh chung.
Kháng chiến 9 năm cũng như Chiến dịch Điện Biên Phủ đã thành công trên cơ sở
tinh thần đó. Không đâu như ở Việt Nam lúc bấy giờ, nhiều địa chủ, tư sản dân
tộc cùng con em, gia đình họ đã tham gia kháng chiến dưới sự lãnh đạo của một
đảng cộng sản. Họ sẵn sàng đi theo Đảng vì Đảng đã chăm lo đến cái chung đồng
thời chú trọng cả lợi ích riêng của họ. </font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><b>3. Nội lực có tính
quyết định</b></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Đường lối kháng chiến
9 năm, trong đó có Chiến dịch Điện Biên Phủ, là đường lối kháng chiến trường kỳ,
toàn dân, toàn diện, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Nói như vậy
không có nghĩa là cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam nói chung và Chiến dịch
Điện Biên Phủ nói riêng được tiến hành một cách đơn độc. </font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Việt Nam đã nhận được
sự giúp đỡ quốc tế tuy chưa đầy đủ và chưa thật mạnh như sau này (trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước), nhưng cũng bắt đầu nhận được một cách có hiệu
quả, nhất là sau thắng lợi của Chiến dịch Biên Giới năm 1950 và sau khi nhiều
nước xã hội chủ nghĩa, trong đó quan trọng nhất là Trung Quốc và Liên Xô, chính
thức công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Quân trang, quân dụng, vũ khí
được lực lượng vũ trang của ta sử dụng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy còn
kém địch nhiều, nhưng đã khá lên rất nhiều so với thời kỳ đầu kháng chiến nhờ sự
giúp đỡ, chi viện của các nước đó. Song, tất cả ngoại lực đó là từ nội lực mà ra
và nó hợp với nội lực để làm thành sức mạnh quật khởị</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Trong sự nghiệp đổi
mới hiện nay, hơn bao giờ hết, theo tinh thần Điện Biên Phủ, phải hết sức coi
trọng nội lực; nội lực đóng vai trò quyết định, ngoại lực là rất quan trọng. Nội
lực là kết quả của sự tổng hợp tất cả sức mạnh bên trong của toàn đất nước. Đó
chính là sự tổng hợp sức mạnh từ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; từ sự điều hành,
quản lý của Nhà nước, từ hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã
hội; từ tinh thần và sức mạnh của toàn dân Việt Nam yêu nước; từ tác động tích
cực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hộị</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Để tạo ra nội lực,
vận dụng bài học từ chiến thắng Điện Biên Phủ, hiện nay, có thể phải chú ý trên
những mặt sau đây:</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>Một: Đặc biệt chú
trọng hơn nữa chăm lo công tác xây dựng Đảng.</i> Thường xuyên đổi mới và chỉnh
đốn Đảng là quy luật phát triển của Đảng tạ Một nguyên nhân rất quan trọng và
cũng là một trong những yếu tố quyết định nhất làm nên thắng lợi của Chiến dịch
Điện Biên Phủ là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Không có đường lối đúng đắn,
không có sự chỉ đạo thường xuyên, kịp thời và đúng đắn của Bộ Chính trị và cá
nhân Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có các cuộc chỉnh đốn Đảng, không có sự hoạt
động tích cực của các tổ chức đảng và sự tiền phong, gương mẫu của đội ngũ đảng
viên trong những thời kỳ và thời điểm quan trọng nhất của cuộc kháng chiến thì
không thể có thắng lợi của 56 ngày đêm ở Điện Biên Phủ. </font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Hiện nay, Đảng ta xác
định công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, có tính chất quyết định thành
công sự nghiệp đổi mớị Sự tha hoá, biến chất của Đảng chính là “một nguy cơ lớn
liên quan đến sự sống còn của Đảng, của chế độ”(7). Mọi biểu hiện của việc lơ
là, coi nhẹ công tác này, cũng như mọi hành động hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng đều làm trái ngược với bài học quý báu của Chiến dịch Điện Biên
Phủ.</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>Hai: Chăm lo hơn
nữa đến việc xây dựng nền dân chủ, đoàn kết dân tộc và đồng thuận xã hộị</i>
Trong điểm này, cần chú ý nhất là: dân chủ, đoàn kết, đồng thuận xã hội phải
được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là lực lượng lãnh đạo, Đảng ta phải trong
sạch, vững mạnh, phải dân chủ, phải đoàn kết, phải đồng thuận thì mới bảo đảm
được dân chủ, đoàn kết, đồng thuận trong xã hộị Thực hành dân chủ, đoàn kết,
đồng thuận xã hội một cách rộng rãi, nòng cốt là trong công – nông – trí. Chú
trọng phát hiện, củng cố, bồi dưỡng nhân tố có tính chất cơ bản trong xã hội để
có thể quy tụ sức mạnh toàn dân tộc, đồng thời chăm lo đến lợi ích của từng nhóm
cộng đồng trong xã hội; chú trọng nâng cao dân trí…</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>Ba: Khắc phục nguy
cơ, nắm bắt thời cơ, vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế
giới, tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, ngăn chặn suy thoái kinh tế, đưa đất
nước phát triển bền vững.</i> Thế giới hiện nay đầy biến động phức tạp, khó
lường. Từ năm 2007, và nhất là từ năm 2008 trở đi, Việt Nam bị ảnh hưởng không
nhỏ từ khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầụ Nguy cơ Việt Nam ngày
càng bị tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trên thế giới, một lần nữa,
càng bộc lộ rõ hơn. Đất nước đang đứng trước thách thức mới, trong đó một số chỉ
tiêu phát triển đặt ra từ trước có nguy cơ không đạt được. Và, như vậy, đời sống
xã hội sẽ bị ảnh hưởng xấụ Điều này lại tác động ngược trở lại tới quá trình xây
dựng, bồi đắp, phát triển các nguồn lực phát triển của dân tộc Việt Nam. </font>
</p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Sức mạnh dân tộc Việt
Nam đang bị thử thách lớn trong thời kỳ hiện naỵ Hơn lúc nào hết, với tinh thần
tiến công của Điện Biên Phủ, nhân dân Việt Nam phải đoàn kết chặt chẽ hơn nữa,
phát huy trí tuệ và sức lực để tiếp tục đưa đất nước phát triển. </font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Việt Nam đã có một
Điện Biên Phủ. Việt Nam cần có một hình ảnh đất nước đổi mới hùng cường. Có như
thế thì biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ mới luôn không phai mờ trong lòng
nhân dân Việt Nam và nhân dân tiến bộ trên toàn thế giớị/.<br>
----------------</font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>(1) Hồ Chí Minh:
Toàn tập, t.4, Nxb CTQG, H, 1995, tr.480.</i></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>(2), (3), (4) Hồ
Chí Minh, Sdđ, t.12, 1996, tr.505.</i></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>(5), (6) Hồ Chí
Minh: “Báo cáo trước Hội nghị lần thứ tư BCHTW Đảng (khóa II)”, Toàn tập, t.7,
Nxb CTQG, H, tr.15, 16.</i></font></p>
<p style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"><i>(7) ĐCSVN: Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, H, 2006, tr.264.</i></font></p>
<p style="text-align: right"><span id="PageContent_News_NewsDetail"><b><i>
<font face="Arial" size="2">Theo Tạp chí Ban Tuyên giáo TW</font></i></b></span></p>
</body>
</html>