<html>
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us">
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=windows-1252">
<title>Huyền thoại Trường Sơn</title>
<style>
<!--
p.MsoNormal
{mso-style-parent:"";
margin-bottom:.0001pt;
font-size:13.0pt;
font-family:"Times New Roman";
margin-left:0in; margin-right:0in; margin-top:0in}
-->
</style>
</head>
<body>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center">
<font face="Arial" size="2" color="#0000FF"><b>Huyền thoại Trường Sơn</b></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">
<em><span style="font-style: normal">Cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân
tộc đã qua gần 35 năm. Những khúc ca hùng tráng về một thời oanh liệt vẫn vang
vọng. Đường Trường Sơn, cái tên đã đi vào lòng dân tộc như sự trường tồn, hùng
vĩ, ngoan cường của một thời lửa đạn. Nơi lưu giấu của muôn vàn ký ức về những
con người hy sinh tất cả cho Tổ quốc quyết sinh. </span></em></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Sau
hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, dòng Bến Hải - cầu Hiền Lương trở thành ranh giới
chia cắt hai miền Nam - Bắc. Một nửa đất nước được giải phóng, một nửa nước sống
oằn mình dưới chế độ tay sai của Mỹ. Thực hiện khát vọng độc lập, thống nhất
thiêng liêng ngàn đời của dân tộc, quân và dân hai miền Nam - Bắc chung sức đồng
lòng, tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước: <i>Xẻ dọc Trường
Sơn đi cứu nước. Mà lòng phơi phới dậy tương lai”.</i></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">
Ngày 19/5/1959, tuyến đường vận tải quân sự chiến lược đường Trường Sơn ra đời.
Đoàn 559 vinh dự được giao nhiệm vụ tổ chức tuyến chi viện chiến luợc này. Đoàn
vừa vận chuyển vừa mở đường hành quân. </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">Từ
khi có tuyến đường, sức người, sức của chi viện cho chiến trường miền Nam ngày
càng tăng lên, hàng loạt các trận đánh hiểm hóc của quân dân miền Nam làm cho Mỹ
và chính quyền Sài Gòn rúng động. Việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã
trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Mỹ đã
tập trung mọi phương tiện chiến tranh hiện đại nhất nhằm triệt phá con đường
chiến lược này. Chưa có con đường nào bị phá đi phá lại, bị cày xới, bị hủy diệt
rồi lại hồi sinh như con đường Trường Sơn. </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"> </p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><font face="Arial" size="2">
<img border="0" src="huyen%20thoai%20TS.jpg" width="400" height="263"></font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: center"><em>
<font size="2" color="#808080" face="Arial">Chiến sĩ thông tin Trường Sơn đảm
bảo đường dây thông suốt trong mọi tình huống (Ảnh chụp Mùa khô 1969 - 1970, Tây
Trường Sơn).</font></em></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">
<br>
Cuộc chiến tranh chống phá hoại, bảo vệ thông suốt trên toàn tuyến đường là bản
hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng của bộ đội Trường Sơn. Cả Trường Sơn ào
ào ra trận. Binh chủng nào, đơn vị nào cũng có những sự tích anh hùng, những
chiến công huyền thoại; cung đường nào, trọng điểm nào cũng rực lửa chiến công.
Hơn 12 vạn cán bộ chiến sĩ, gần 4 vạn thanh niên xung phong đã kết thành một tập
thể gang thép, chiến đấu mưu trí, dũng cảm. Dù cho Mỹ ném bom, rải chất độc hóa
học xuống đường, chiến sĩ bộ đội ta vẫn bám đất bám rừng san bằng mặt đường cho
những đoàn xe đi qua, tìm Mỹ mà đánh tìm Ngụy mà diệt. Đường Trường Sơn đã hình
thành nên một chiến lược quân sự ngang dọc quan trọng. </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">50
năm đã đi qua nhưng những ký ức về con đường mòn Hồ Chí Minh không mờ phai trong
nhiều thế hệ người Việt Nam để huyền thoại xưa tiếp thêm sức mạnh cho hôm nay,
để đường Trường Sơn xưa đang trở thành đường Hồ Chí Minh to đẹp và hiện đại.
Trên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Trường Sơn đang thay da, đổi
thịt từng ngày. Tháng 4-2000, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã phát lệnh khởi
công con đường huyền thoại mang tên Bác. Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I)
đến năm 2020 đi qua 16 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương, với tổng chiều dài
tuyến đường Hồ Chí Minh là 2.186 km. Theo quyết định này, tuyến đường Hồ Chí
Minh được phát triển với chức năng là hành lang giao thông và hạ tầng kỹ thuật
quốc gia phía Tây của đất nước; là trục phát triển kinh tế và các đô thị, điểm
dân cư nông thôn; trục cảnh quan gắn với các di tích văn hoá, lịch sử, danh lam
thắng cảnh. Đường Trường Sơn công nghiệp hóa là minh chứng hùng hồn về sự kế
thừa truyền thống và sự đổi thay kỳ diệu mà hòa bình mang lại</font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2">
<br>
Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh mãi mãi là
niềm tự hào, niềm kiêu hãnh của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, văn nghệ sĩ, thanh
niên xung phong, dân công hỏa tuyến Trường Sơn; là biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng; là huyền thoại của huyền thoại trong trường ca chống
Mỹ của dân tộc thế kỷ XX. </font></p>
<p class="MsoNormal" style="text-align: justify"><font face="Arial" size="2"> </font></p>
<p class="MsoNormal" align="right"><font face="Arial" size="2"><b>ĐINH THỊ
PHƯƠNG THẢO</b></font></p>
</body>
</html>