<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Phải làm rõ mục đích và động cơ</title>
<style type="text/css">
.style1 {
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
font-size: 10pt;
}
.style5 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
text-align: right;
}
.style6 {
font-size: 10pt;
text-align: center;
color: #808080;
margin-top: 0;
margin-bottom: 0;
}
.style8 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
</style>
</head>
<body>
<div class="style8">
<strong>Phải làm rõ mục đích và động cơ của Lê Công Định</strong></div>
<p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Phải làm rõ mục đích và
động cơ của Lê Công Định là nội dung mà những sinh viên Trường Đại học Luật
TPHCM đặt ra trong các diễn đàn “Sinh viên luật bạn sẽ là ai?”, được diễn ra
thời gian qua - khi vụ án Lê Công Định có những hoạt động chống Nhà nước ta xảy
ra. </font></font></p>
<p align="justify" class="style3">Chủ đề của các ý kiến trên diễn đàn đều tập
trung vào phân tích và làm rõ những hành vi, việc làm của Lê Công Định nhằm mục
đích và động cơ gì khi sử dụng công việc cao quý của một luật sư phục vụ cho lợi
ích riêng của mình. </p>
<blockquote dir="ltr" style="margin-right: 0px;">
<p align="justify" class="style3"><strong>Lấy lợi ích cá nhân làm mục đích
nghề nghiệp</strong></p>
</blockquote>
<div align="right">
<table align="right" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0" width="1">
<tr>
<td class="style1">
<p class="style6"><font size="2">
<img src="phai%20lam%20ro.jpg" border="0" /> </font></p>
</td>
</tr>
<tr>
<td class="Image">
<p class="style6"><font face="Arial"><em>Sinh viên Trường Đại học
Luật TPHCM theo dõi vụ Lê Công Định qua báo chí.</em></font></p>
</td>
</tr>
</table>
</div>
<p align="justify" class="style3">Võ Trung Tín, Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật
TPHCM cho biết: Trong những ngày qua, đông đảo sinh viên tại trường bàn thảo khá
sôi nổi về vụ Lê Công Định, một luật sư được nhiều người biết đến, một cựu sinh
viên của trường, đã có hành vi vi phạm pháp luật. </p>
<p align="justify" class="style3">Đa số sinh viên đều bày tỏ thái độ không thể
chấp nhận được đối với một luật sư như Lê Công Định được đào tạo cơ bản, thay vì
phục vụ nhân dân, phục vụ đất nước, lại trở thành công cụ của các thế lực thù
địch quay ra chống lại Nhà nước ta. Qua lời khai của Lê Công Định trước cơ quan
điều tra, cho thấy ông ta đã có sự chuẩn bị khá chu đáo trong một thời gian dài.
Cùng với nhận định này, Nguyễn Thành An, Phó Bí thư Đoàn Trường Đại học Luật
TPHCM cho rằng, động cơ nào khiến Lê Công Định hành động trái pháp luật là điều
mà nhiều bạn sinh viên hiện quan tâm. </p>
<p align="justify" class="style3">Trong các buổi giao lưu với một số luật sư nổi
tiếng và giảng viên trong trường, nhiều bạn đã lên tiếng phản đối Lê Công Định
lấy lợi ích cá nhân làm mục đích nghề nghiệp cho mình. Cụ thể, Lê Công Định đã
có nhiều bài viết trên các báo nước ngoài tỏ rõ quan điểm chống lại Nhà nước ta,
đưa vấn đề đa nguyên đa đảng để kích động những hiểu biết sai lệch về dân chủ,
nhân quyền và thậm chí ông ta còn lợi dụng công việc bào chữa của một luật sư
tại một số phiên tòa để công khai quan điểm sai trái của mình. Việc làm này cho
thấy hành động của Lê Công Định đã lợi dụng nghề nghiệp để phục vụ lợi ích cá
nhân của mình.</p>
<p align="justify"><font size="2" face="arial">“</font><span class="style3">Vậy,
lợi ích cá nhân của Lê Công Định ở đây là gì?” – nhiều bạn đặt câu hỏi. “Cả lợi
ích kinh tế, lẫn lợi ích chính trị” - Ngọc Hà, sinh viên năm 2, Trường Đại học
Luật TPHCM khẳng định. Dẫn chứng về điều này, Ngọc Hà cho rằng, một mình Lê Công
Định không thể làm được, mà đằng sau ông ta phải có một tổ chức nào đó giật dây,
xúi giục và cung cấp phương tiện, tiền bạc để thành lập ra những đảng phái chính
trị nhằm thu hút lực lượng, từ đó phô trương thanh thế và kích động chống lại
Nhà nước ta. Cùng quan điểm này, Nguyễn Thị Thanh Mai, sinh viên năm 4 nhận
định: Vì lợi ích cá nhân, Lê Công Định đã không từ bỏ mọi thủ đoạn, thậm chí lợi
dụng nghề nghiệp của mình. </span></p>
<blockquote dir="ltr" style="margin-right: 0px;">
<p align="justify" class="style4"><font class="style1"><strong>Làm thay đổi
chế độ này là hão huyền</strong></font></p>
</blockquote>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Chủ đề của diễn đàn “Sinh
viên luật bạn sẽ là ai?” được nhiều bạn sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM phân
tích theo khía cạnh phát huy quyền dân chủ của nhân dân tham gia đóng góp xây
dựng đất nước. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Theo Thùy Trinh, sinh
viên năm 2, những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã mở rộng quyền dân chủ để các
tầng lớp nhân dân góp tiếng nói của mình xây dựng đất nước. Cuộc sống hôm nay dù
còn những khó khăn, những trở ngại, phiền hà chỗ này, chỗ kia, nhưng khi lên
tiếng góp ý thay đổi nó, thì ai cũng muốn thể hiện trách nhiệm của một người dân
với thái độ xây dựng, đoàn kết và đi đúng khuôn khổ luật pháp. Không ai muốn
thay đổi theo kiểu của Lê Công Định là muốn lật đổ chế độ này. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo đất nước này giành được bao thắng lợi và hiện đang có một vị trí và vai
trò quan trọng trong đời sống xã hội, trong định hướng phát triển đất nước đi
lên, thì không có lý do gì và cũng không có người dân nào tin được có một đảng
phái chính trị nào làm thay đổi được. Khẳng định vào niềm tin này, bạn Thanh Mai
gọi hành vi và việc làm của Lê Công Định là hão huyền và phi thực tế.</font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Với sinh viên luật –
những luật sư tương lai, nhiều bạn đã bày tỏ thái độ rất rõ ràng trước vụ việc
vi phạm pháp luật của Lê Công Định và càng nhận thức rõ hơn bản lĩnh chính trị
của nghề luật sư. Như khẳng định của Hoàng Tiến Dũng, sinh viên năm 4: Đã là
luật sư, anh phải là người hiểu luật và đứng vững bằng bản lĩnh của mình để
không va vấp trước những cám dỗ. Các thế lực thù địch muốn lợi dụng giới trí
thức luật để phục vụ cho lợi ích của chúng. Nếu không tỉnh táo, không có bản
lĩnh chính trị vững vàng, thì sẽ có những “Lê Công Định” khác trong giới luật sư
đi ngược lại lợi ích của dân tộc. </font></p>
<p align="justify" class="style4"><font class="style1">Qua đây, Hoàng Tiến Dũng
kiến nghị, các cơ quan thông tấn báo chí cần thông tin mạnh hơn nữa để người dân
hiểu đúng bản chất của vụ việc và có thái độ đúng đắn trước các luận điệu sai
trái. Mặt khác, tổ chức Đoàn TNCS hãy tổ chức nhiều diễn đàn để thanh niên nghe,
hiểu và góp tiếng nói của mình lên án những việc làm sai trái như của Lê Công
Định.</font></p>
<p class="style5"><em><strong>Theo SGGPO</strong></em></p>
</body>
</html>