<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd">
<html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office">
<head>
<meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" />
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Chút riêng tư của giáo sư Trần V</title>
<style type="text/css">
.style1 {
text-align: justify;
}
.style2 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
}
.style3 {
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style4 {
text-align: justify;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style5 {
text-align: right;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
.style6 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #0000FF;
}
.style7 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
color: #808080;
}
.style8 {
text-align: center;
font-family: Arial;
font-size: 10pt;
}
</style>
</head>
<body>
<p class="style6"><strong>Chút riêng tư của giáo sư Trần Văn Giàu</strong></p>
<p class="style4">Hôm nay (thứ hai, 24-8-2009) là ngày giáo sư (GS)Trần Văn Giàu
đón nhận huy hiệu 80 năm tuổi Đảng. Đem đến tặng ông lẵng hoa mừng và hỏi ông
vui nhiều không, vị GS 98 tuổi cười gật đầu...</p>
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="center" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style4">
<img src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=356307" hyperlink="" border="1" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style7"><em>Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải (lúc đó là
chủ tịch UBND TP.HCM) chúc mừng GS Trần Văn Giàu tại lễ trao tặng danh
hiệu Anh hùng lao động cho GS diễn ra ở TP.HCM sáng 29-11-2002</em></td>
</tr>
</table>
<p class="style4">80 năm, đối với GS Trần Văn Giàu, ấy là một khẳng định sự lựa
chọn chính kiến và sống chết với lý tưởng đầy thử thách của hoàn cảnh đất nước
và dân tộc mình.</p>
<p class="style4">80 năm trước có một chàng trai Việt 18 tuổi “bắt đầu làm chính
trị” thông qua việc dịch những bài báo Pháp ra tiếng Việt để đăng trên tờ báo Cờ
Đỏ của Đảng Cộng sản Pháp nhằm hướng vào những binh lính người Việt ở miền nam
nước Pháp.</p>
<p class="style4">18 tuổi và sự lựa chọn con đường như một bước ngoặt ngẫu nhiên
trong cuộc đời. Bước chân lên tàu đi Pháp với bao nhiêu kỳ vọng từ mẹ cha rằng
con mình sẽ thành tài, sẽ có ít nhất hai bằng tiến sĩ luật khoa và văn khoa để
về Sài Gòn mở văn phòng trạng sư nổi tiếng, sẽ “cãi” cho người nghèo, sẽ viết
những bài báo làm dậy sóng yêu nước trong lòng người... Chàng trai 18 tuổi bắt
đầu vào đời với ước mơ giản đơn và nhân ái!</p>
<p class="style4">Ngay cả trước phút đại diện cho học sinh, sinh viên, thợ
thuyền ở Toulouse lên Paris biểu tình trước dinh tổng thống Pháp đòi hủy án tử
hình cho các thủ lĩnh khởi nghĩa Yên Bái, chàng trai miền Nam vẫn còn phân vân
thấy rõ: “Tôi nghĩ lung lắm..., đang học dở dang, ngồi yên học tiếp hay đấu
tranh? Đấu tranh thì nó đuổi học. Khởi nghĩa Yên Bái bị thực dân đàn áp mà dân
Pháp ở Paris thì biểu tình ủng hộ! Mình là người VN, là đảng viên cộng sản, tính
sao đây?”. Và ông đã chọn con đường duy nhất: đi biểu tình!</p>
<p class="style4">Ít ai biết tác giả câu khẩu hiệu trong cuộc khởi nghĩa cướp
chính quyền tháng 8-1945 “Độc lập hay là chết” lại chính là của GS Trần Văn Giàu,
lúc ấy là thành viên của Ủy ban khởi nghĩa Nam kỳ và Sài Gòn. Con người này luôn
xuất hiện trong thời điểm quyết định của Sài Gòn. Báo Điện Tín tường thuật sáng
25-8-1945: “Chín ủy viên ủy ban hành chánh lâm thời ra mắt quốc dân, xong ủy
viên trưởng Trần Văn Giàu đứng trước máy truyền thanh tuyên bố như sau:</p>
<p class="style4">“Đồng bào! Quốc dân!</p>
<p class="style4">Hôm nay là ngày vẻ vang nhất trong lịch sử Nam bộ VN. Giữa
thanh thiên bạch nhựt, chúng tôi, ủy ban lâm thời hành chánh, nhân danh toàn thể
quốc dân Nam bộ tuyên bố trước mặt hoàn cầu và trước mặt toàn thể quốc dân VN
rằng: Chế độ cộng hòa dân chủ thành lập tại Nam VN...”. Ít ai biết rằng bộ trang
phục ông mặc hôm đó là trang phục cũ ủi lại, rồi ông Huỳnh Văn Tiểng phải đi
kiếm mượn cho ông cái cà vạt đỏ và một đôi giày da.</p>
<p class="style4">Cũng ít ai biết đến một khoảnh khắc khác quan trọng hơn của
thời điểm lịch sử: ngày 2-9-1945, giờ phút hàng triệu đồng bào Sài Gòn chờ đợi
Cụ Hồ đọc tuyên ngôn độc lập qua làn sóng phóng thanh nhưng đài Hà Nội hôm ấy
không phát được. Sài Gòn không nhận được tín hiệu và ông Giàu được yêu cầu phải
nói để trấn an quần chúng nhân dân đang nóng lòng chờ đợi. Ông chỉ kịp gạch vài
ý và sau đó trở thành một diễn văn hết sức đặc biệt trong lịch sử của ngày 2-9
tại miền Nam.</p>
<p class="style4">“Hỡi quốc dân,</p>
<p class="style4">Hỡi đồng bào tận tâm cứu nước,</p>
<p class="style4">VN từ một xứ thuộc địa đã trở thành một xứ độc lập.</p>
<p class="style4">VN từ một đế chế đã trở thành một nước dân chủ cộng hòa.</p>
<p class="style4">VN đương tiến bước trên đường sống, sống danh dự với hoàn cầu”.</p>
<p class="style4">(Trích bài phát biểu của GS Trần Văn Giàu trước hàng triệu
đồng bào Sài Gòn ngày 2-9-1945).</p>
<p class="style4">80 năm, GS Giàu đồng hành cùng các sự kiện lịch sử. Nhưng ít
ai biết rằng trong chỗ riêng tư, ông có những điều đau lòng khác.</p>
<p class="style4">Trong một ghi chép của mình, ông kể lại chi tiết về gia đình
khi mới ở tù về: “Má tôi già đi rất nhiều, tóc đã bạc phơ, răng cửa còn hai
chiếc. Mặt, cổ, vai tôi đều ướt vì nước mắt của má: “Con về ở với má, tía con
chết rồi, má hiu quạnh lắm con ơi!”. Nhớ ngày nào cha tôi có bảo: “Tận trung là
chí hiếu rồi đó!”. Các anh chị tôi và xóm riềng kể lại rằng gần lâm chung, cha
tôi góp tàn sức lực ngồi dậy đứng lên, tay vịn vách, lần đi mấy bước, vừa đi vừa
kêu tên tôi: “Ký (tên của ông ở nhà) ơi, Ký, con ở đâu?”... Vậy là hình ảnh cuối
cùng trong tâm trí của cha, tôi là đứa con bất hiếu!”.</p>
<p class="style4">Trong cuộc đời thăng trầm của mình, có lúc ông bật khóc ngay
trên bục nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.</p>
<table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="96%" align="center" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5">
<tr>
<td bgcolor="#cfe6f9" valign="center">
<p class="style4">Giáo sư Trần Văn Giàu sinh ngày 6-9-1911 tại Châu
Thành, Long An. 15 tuổi ông lên Sài Gòn học Trường trung học Chasseloup
Laubat. Năm 1928 ông sang Pháp học. Năm 1930 ông bị trục xuất về VN vì
tham gia biểu tình đòi hủy án tử hình với các thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa
Yên Bái. Ông từng học tại Trường ĐH Phương Đông ở Matxcơva, Liên Xô. </p>
<p class="style4">Năm 1935 bị tòa án Pháp kết án 5 năm tù và đày ra Côn
Đảo. Sau khi ra tù ông tiếp tục bị bắt và đày đi an trí ở trại Tà Lài.
Năm 1943 ông được bầu làm bí thư Xứ ủy Nam kỳ. Năm 1945 ông tham gia
lãnh đạo giành chính quyền ở Sài Gòn và được cử làm chủ tịch Ủy ban
Kháng chiến Nam bộ. Từ năm 1951, ông chuyển sang lĩnh vực giáo dục, tham
gia xây dựng ngành dự bị đại học và sư phạm, sau đó làm chủ nhiệm khoa
sử đầu tiên của ĐH Tổng hợp Hà Nội. </p>
<p class="style4">Ông được nhận các danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Anh
hùng lao động thời kỳ đổi mới, giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình về
Lịch sử VN gồm năm bộ, 18 tập.</p>
</td>
</tr>
</table>
<p class="style4">_____________________</p>
<p class="style2"><font size="2"><strong>PGS.TS Phan Xuân Biên, Trưởng ban Tuyên
giáo Thành ủy TP.HCM:</strong></font></p>
<p class="style8"><strong>“GS Trần Văn Giàu - nhà cách mạng kiên định đến cùng!”</strong></p>
<div class="style1">
<table class="tLegend" style="border-collapse: separate;" width="40" align="right" border="0" cellpadding="0" cellspacing="0">
<tr>
<td class="style4">
<img class="lImage" onclick="return showImage(this.src)" src="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=356308" hyperlink="" width="150" border="1" height="200" hspace="0" /></td>
</tr>
<tr>
<td class="style7"><em>PGS.TS Phan Xuân Biên</em></td>
</tr>
</table>
<span class="style3">Nhân dịp GS Trần Văn Giàu được trao huy hiệu 80 năm
tuổi Đảng, chúng tôi có cuộc trao đổi với PGS.TS Phan Xuân Biên, trưởng Ban
tuyên giáo Thành ủy, người từng có quá trình gắn bó với ông hơn 20 năm nay.
</span></div>
<p class="style4">* Hơn 20 năm gắn bó với GS Trần Văn Giàu, vậy ở góc độ riêng
tư, ấn tượng lớn nhất trong ông về con người và tư tưởng của GS là gì, thưa ông?</p>
<p class="style4">- Đối với tôi, GS Trần Văn Giàu, ngoài vai trò là một nhà cách
mạng lão thành, là thầy giáo của những nhà giáo, nhà sử học đầu đàn của VN...,
còn là ấn tượng đặc biệt về một nhà khoa học lao động hết sức cần mẫn và nghiêm
túc. Ông tự mình làm hết mọi thứ, chưa bao giờ nhờ bất cứ ai làm tư liệu hay
viết bài để sửa lại ký tên. </p>
<p class="style4">Ngoài 90 tuổi, ông vẫn nắn nót viết tay từng trang tư liệu,
nét chữ ông đẹp tuyệt vời. Ông hay tâm sự rằng trong cuộc đời ông chỉ có 31 ngày
bị giam ở Côn Lôn là không làm việc được. Còn mọi nơi, mọi lúc, lúc nào ông cũng
miệt mài làm việc. Rất nhiều quyển sách ông viết trong tù. Ông có hơn 150 công
trình khoa học mà tôi hay đùa nếu cân ký sẽ nặng hơn trọng lượng GS, còn nếu
chất lên thành chiều cao sẽ cao hơn ông nhiều. </p>
<p class="style4">Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng lần này của ông không chỉ có ý nghĩa
về thời gian mà điều quan trọng nhất là xác lập vị thế cho ông, xác định cả cuộc
đời ông gắn liền với cách mạng VN và lý tưởng của Đảng Cộng sản VN!</p>
<p class="style4">* Một cá nhân, tùy theo tầm vóc và hoàn cảnh của mình, có thể
tác động ít nhiều đến lịch sử. Trong trường hợp đặc biệt như GS Trần Văn Giàu,
với tư cách một người nghiên cứu lịch sử cách mạng, ông nhận định thế nào về vai
trò của GS trong Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 1945?</p>
<p class="style4">- Trước Cách mạng Tháng Tám, khi mới 32 tuổi, ông đã là bí thư
Xứ ủy Nam kỳ. Thời đó, sự lãnh đạo trực tiếp từ T.Ư đến Nam bộ là rất khó nhưng
GS Giàu và xứ ủy đã quán triệt đường lối chung về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến
lược cách mạng VN từ sau hội nghị T.Ư 8 do Cụ Hồ chủ trì, nhất là sau chỉ thị “Nhật,
Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và những chủ trương của T.Ư vào những
ngày đầu tháng 8-1945 mà chủ động cướp chính quyền Sài Gòn khi chưa nhận được
chỉ đạo trực tiếp từ T.Ư. </p>
<p class="style4">Rồi khi Pháp chiếm Sài Gòn, tại hội nghị Cây Mai rạng sáng
23-9, giữa những tranh cãi: có nên đưa ra lời kêu gọi kháng chiến khi chưa có
lệnh chính thức của T.Ư và Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ông đã cương quyết phát đi lời
kêu gọi kháng chiến với lời hứa: “Tôi làm sai thì Cụ Hồ Chí Minh và chính phủ sẽ
trị tội tôi. Tôi làm đúng thì Cụ Hồ Chí Minh, chính phủ và lịch sử sẽ biết cho
tôi...”.</p>
<p class="style4">GS Giàu khi ấy đã có sự quyết đoán mạnh mẽ và chính ông đã
đóng một dấu ấn cực kỳ quan trọng vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám và
ngày Quốc khánh 2-9 đầu tiên của nước VN dân chủ cộng hòa ở miền Nam.</p>
<p class="style4">* Nhưng cuộc đời của GS Trần Văn Giàu đã từng có rất nhiều
thăng trầm, ông có biết những tâm sự về sự thăng trầm ấy?</p>
<p class="style4">- Lịch sử chúng ta có những giai đoạn chiến tranh khốc liệt,
điều kiện thông tin, việc đánh giá các sự kiện không phải một sớm một chiều là
xác thực. Nhiều việc chưa thể hiểu hết được. Người chính trực sẽ không bất mãn,
phản đối mà kiên trì chờ đợi chân lý vì nhận thức cũng là một quá trình, mọi
người sẽ dần hiểu ra. GS Giàu luôn luôn là một người nhiệt tình, kiên định. Khi
nói chuyện, ông nói rất mạnh, lúc nào cũng chém thẳng tay vào không khí nhưng
tôi phát hiện trong con người ông có một chữ Nhẫn cao lắm. </p>
<p class="style4">Chữ Nhẫn đó chính là bản lĩnh, sự hiểu biết, niềm tin vào chân
lý, vào lý tưởng và Đảng mà cả đời GS theo đuổi. Lúc làm việc này, khi làm việc
khác, từ việc làm chủ tịch ủy ban hành chánh kháng chiến cho tới việc nhận lãnh
sứ mệnh mở trường dự bị đại học ở vùng hậu phương Thanh - Nghệ đến làm chủ nhiệm
khoa sử ĐH Tổng hợp Hà Nội..., ông luôn kiên định đi đến cùng, làm bằng được và
luôn chứng minh bằng công việc của mình. Tôi luôn khâm phục về niềm tin vào lý
tưởng và sự kiên định trong cuộc sống của nhà cách mạng lão thành này.</p>
<p class="style4">Có một chi tiết tôi thường nhớ là khi tiếp các đoàn lãnh đạo
TP đến thăm, ông hay nhắc: “Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh, về cách làm nên học Cụ Hồ, tức là phải nêu gương, giữ cho mình sạch
sẽ. Cụ Hồ luôn là người nêu gương”. Tôi để ý ông luôn gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh
là “Cụ Hồ”. </p>
<p class="style4">Khi khoa sử (ĐH KHXH&NV Hà Nội - nơi ông làm chủ nhiệm khoa
đầu tiên) được phong anh hùng, ông ra tham dự và nói ý nguyện muốn được đi viếng
Cụ Hồ một lần nữa. Lý do ông đưa ra là trong những ngày cuối cùng trước khi mất,
Cụ Hồ có hỏi: “Chú Giàu bây giờ ở đâu?”. Sau khi Cụ Hồ mất, ban tổ chức tang lễ
mời GS Giàu đến hội trường Ba Đình, đứng cạnh linh cữu trong lễ tang. </p>
<p class="style4">GS Giàu nói: “Trước khi mất, Cụ nhớ tới mình, lần đi này, vì
tuổi cao sức yếu, chắc khó có dịp ra nữa, tôi muốn viếng Cụ lần cuối”. Ngày ấy,
lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại đóng cửa. Người bạn của tôi dẫn ông đi nói hay là
đề nghị ban quản lý mở cửa cho GS vào viếng? Ông lắc đầu: “Đừng làm trái thông
lệ!”. Rồi bước đến giới hạn cuối cùng cho phép, bất ngờ GS quỳ xuống lạy Cụ Hồ
và rơi nước mắt...</p>
<p class="style5"><em><strong>Theo TTO</strong></em></p>
</body>
</html>