Trống Đội ngày tiễn đưa

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Trống Đội ngày tiễn đưa</title> <style type="text/css"> .style1 { text-align: justify; } .style2 { text-align: justify; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style3 { font-family: Arial; } .style4 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style5 { text-align: right; font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style6 { text-align: center; font-family: Arial; font-size: 10pt; color: #0000FF; } </style> </head> <body> <p class="style6"><strong>Trống Đội ngày tiễn đưa</strong></p> <p class="style2">Mấy ngày diễn ra đám tang bà, nhiều lớp cán bộ từng gắn bó với công tác thiếu nhi tìm về Nhà tang lễ TP.HCM. Bà ra đi ở tuổi 75, nhưng nhiều người vẫn thân thương gọi bà bằng chị. Cũng phải, bởi cả đời bà đã sống đúng như ước nguyện của mình: phục vụ các em thiếu nhi thân thương.</p> <p class="style2">Trong ký ức của nhiều người từng công tác hoặc từng làm việc với bà, cái tên Trần Thị Xuân Phương luôn gợi nên cảm giác ấm áp. Bà sống giản dị và hết lòng với công việc. Bà có một tình yêu đặc biệt dành cho thiếu nhi. Cả quãng đường dài từ sau ngày tập kết ra Bắc, trở lại TP.HCM đến lúc nghỉ hưu gần như bà chỉ gắn bó với công tác thiếu nhi, khi là cán bộ Hội đồng Đội, lúc làm báo hay cả khi ở vị trí người làm xuất bản.</p> <div class="style1"> <table style="border-collapse: separate;" bordercolordark="#456ae1" bordercolorlight="#4792d9" width="200" align="right" border="0" bordercolor="#ecf2fe" cellpadding="5" cellspacing="5"> <tr> <td bgcolor="#cfe6f9" valign="center"> <p class="style1"><font color="#030303"><span class="style3"> <strong><font size="2">Bà Trần Thị Xuân Phương</font></strong><font size="2"> sinh năm 1935, mất ngày 18-9-2009. Năm 1954, bà tập kết ra Bắc. Năm 1959, công tác tại báo </font><em><font size="2">Thiếu Niên Tiền Phong</font></em><font size="2">. Sau 30-4-1975, bà công tác tại ban thiếu nhi Thành đoàn TP.HCM, Hội đồng Đội TP. Bà cũng là một trong những người sáng lập tờ báo Khăn Quàng Đỏ, Nhà xuất bản Măng Non (tiền thân của Nhà xuất bản Trẻ hiện nay).</font></span></font></p> </td> </tr> </table> <span class="style4">Trước khi đi, bà tự viết “mấy lời gửi lại”. Điều đầu tiên bà căn dặn con cháu làm đám tang gọn, tiết kiệm và hỏa táng để không tốn đất chôn, không tốn tiền, dặn con cháu sống tốt, yêu thương nhau. Bà không quên dặn các con dành tiền phúng điếu giúp thiếu nhi nghèo của TP.HCM. </span></div> <p class="style2">Và còn một ước muốn nữa rất đỗi đời thường khiến nhiều người xúc động: bà mong được nghe tiếng trống ếch (trống Đội) trong ngày đưa tiễn bà về nơi an nghỉ cuối cùng. Có lần bà nói với bà Phạm Phương Thảo, chủ tịch HĐND TP.HCM: “Khi nào chị đi hãy đánh trống ếch tiễn chị cho vui”. Thế nên, chiều 23-9, trong dòng người đưa tiễn bà những giây phút cuối cùng, đội nghi thức Nhà Thiếu nhi TP đã đến với bà bằng từng nhịp trống rộn ràng, một điều chưa từng thấy ở bất kỳ đám tang nào trước đây.</p> <p class="style2">Ngày xưa, bà đã tâm nguyện dành phần lớn cuộc đời mình để sống vì những thân phận trẻ thơ, sống với những nhịp trống ếch sôi nổi. Hôm nay bà ra đi cũng với những tiếng trống ấy, với những thao thức chưa vơi vì bao cảnh đời trẻ thơ còn cơ cực.</p> <p class="style2">Nhưng chị Xuân Phương ơi - xin gọi chị là chị - dẫu còn nhiều khốn khó thì cuộc đời luôn có tiếng trống ếch vui tươi rộn rã kia mà!</p> <p class="style5"><strong>QUỐC LINH</strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 14-12, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã phối hợp với Bộ Tư lệnh Thành phố, Trung đoàn Gia Định tổ chức ngày hội Thanh niên khỏe khu vực lực lượng vũ trang và hành trình “Tiếp lửa truyền thống” với chủ đề “Tự hào người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam”.

Agile Việt Nam
;