Phòng và chống nguy cơ “tự diễn biến”

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Phòng và chống nguy cơ</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: Arial; } .style3 { font-family: Arial; font-size: 10pt; color: rgb(0, 0, 255); } .style4 { text-align: center; } .style5 { font-family: Arial; font-size: 10pt; text-align: right; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style6 { margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style7 { font-family: Arial; font-size: 10pt; margin-top: 0; margin-bottom: 0; } .style8 { font-family: Arial; font-size: 10pt; } .style9 { text-align: justify; } </style> </head> <body> <div class="style4"> <p class="style6"> <span id="ctl01_chCenterLeft_ctl03_lblHeadline" style="font-weight: bold;" class="style3"> Phòng và chống nguy cơ “tự diễn biến”</span></p> <p class="style7">&nbsp;</p> </div> <p class="style5"> <span id="ctl01_chCenterLeft_ctl03_lblTeaser" class="text" style="font-weight: bold;"> <span class="style1"><strong>GS. Nguyễn Đức Bình</strong></span></span></p> <p class="style5">&nbsp;</p> <table style="width: 7%" align="right"> <tr> <td><img alt="" src="tu%20dien%20bien.jpg" width="250" height="195" /></td> </tr> </table> <div class="style9"> <p><span class="style8">Chống diễn biến hoà bình thường được nói nhiều, làm nhiều, nay vẫn phải tiếp tục. Trong khi đó chống “tự diễn biến’’ thì còn ít được nói đến, nay cần quan tâm và tích cực đặt vấn đề.</span></p> </div> <p align="justify" class="style7">l- Trước hết phải làm rõ thế nào là ‘’tự diễn biến’’; phải nhận diện cho được các hiện tượng, hình thái tự diễn biến. Có sự khác nhau căn bản giữa ‘’tự diễn biến’’ và diễn biến hoà bình. Diễn biến hoà bình thể hiện quan hệ địch - ta. Còn “tự diễn biến’’ là nói về ta, nói tự trong ta. Hai cuộc chống ấy có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất, đem đồng nhất là rất sai lầm. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">‘’Tự diễn biến’’ là nói nhận thức tư tưởng từ mặt đúng, mặt tốt, mặt vững vàng, trung kiên chuyển hoá thành mặt xấu; dù chưa phải nhưng nếu không phòng, có thể dần trở thành chống đối và bị kẻ thù lợi dụng. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">‘’Tự diễn biến’’ có thể có trong Đảng, trong hệ thống chính trị, trong xã hội. Nhưng nguy hiểm nhất, cần tập trung phòng, chống là nguy cơ ‘’tự diễn biến’’ trong Đảng và bài viết này chủ yếu đề cập trong Đảng. ‘’Tự diễn biến’’ có thể có trong đảng viên, công chức, nhưng chủ yếu và nguy hiểm hơn cả là trong cán bộ, nhất là cán bộ có chức, quyền, cán bộ trung cao cấp, cán bộ lãnh đạo, quản lý chiến lược, vĩ mô. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Với nguy cơ tự diễn biến, phải có phòng, có chống nhưng phòng là quan trọng nhất. Phòng tốt, có hiệu quả đã có nghĩa là chống. Phòng thật tốt, hiệu quả thật tốt thì khỏi phải chống. Tích cực phòng chính là chống. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">‘’Tự diễn biến’’ có thể xẩy ra trên các mặt tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Quan trọng nhất là phải phòng, chống nguy cơ ‘’tự diễn biến’’ về tư tưởng chính trị. Song không coi nhẹ mặt đạo đức, lối sống. Sự suy thoái nghiêm trọng về đạo đức, lối sống có thể dẫn đến tha hoá về tư tưởng chính trị. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Hiện tượng ‘’tự diễn biến’’ về tư tưởng chính trị rất không đơn giản, cần được phân tích, nhận diện chính xác. Đánh giá không chính xác thì có thể đẩy người của ta sang phía địch, rất nguy hiểm. Ví dụ: đối với quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, hễ ai không tin tưởng, không tán thành, có ý kiến phản biện, đã vội cho là ‘’tự diễn biến’’ thì không đúng. Đối với cấp lãnh đạo hễ ai không tin tưởng, không tán thành đã vội cho là ‘’tự diễn biến’’ cũng không đúng. Vấn đề là phải hiểu thật rõ nguyên nhân và nguyên nhân từ nhiều phía. Mấu chốt để nói ‘’tự diễn biến’’ về tư tưởng chính trị là ở hệ quan điểm, tư tưởng bị tha hoá, chuyển sang lập trường khác với lập trường tư tưởng, chính trị của Đảng, với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Cần phân biệt, không đánh đồng lập trường chính trị với nhận thức tư tưởng, nhận thức lý luận. Nhiều khi do nhận thức chưa sâu sắc, toàn diện mà phạm sai lầm về chính trị thì không nên vội chính trị hoá và quy kết là ‘’tự diễn biến’’. Đương nhiên, nhận thức tư tưởng, lý luận sai lầm, nhất là sai lầm có ý thức, có hệ thống nhiều khi là khởi điểm dẫn đến sai lầm về chính trị. ‘’Tự diễn biến’’ có quá trình chuyển hoá dần dần, không phải ngay một lúc. Có khi trong quá trình tự tha hoá, do điều kiện tác động nhất định, như qua tự phê bình và phê bình, qua đấu tranh, lại có thể quay về cái đúng, tự mình là mình. Cho nên đánh giá ‘’tự diễn biến’’ và nguy cơ ‘’tự diễn biến’’ phải hết sức cẩn trọng, lưu ý chính xác các giới hạn, một ly cũng không thể sai lầm. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">2. Về các giải pháp phòng và chống nguy cơ ‘’tự diễn biến’’ </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Trước hết phải phòng, cơ bản là phòng; phòng tốt, thật tốt, có hiệu quả thì, như đã nói, khỏi phải chống, đó chính là chống. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Biện pháp cơ bản hàng đầu là thực hiện nghị quyết Trung ương 6 lần 2 khoá VIII chỉnh đốn Đảng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, là giáo dục và mỗi người tự giáo dục, là tự phê bình và phê bình. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">V.I.Lênin có luận điểm thật chí lý: ‘’không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta’’(1). </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ngay từ năm 1927 chuẩn bị thành lập Đảng đã nói trong tác phẩm ‘’Đường Cách mệnh’’: ‘’Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết cần có Đảng Cách mệnh. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin‘’(2). </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Vấn đề tư tưởng quan trọng nhất hiện nay là niềm tin. Phải thẳng thắn thừa nhận trong Đảng ta hiện nay, ở một bộ phận không nhỏ, có sự khủng hoảng niềm tin. Đó là hiện tượng dao động về lý tưởng cách mạng, suy giảm niềm tin ở chủ nghĩa Mác-Lênin, ở chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH, ở sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của nhà nước. Đó là một chỉ báo quan trọng, nếu không được sớm khắc phục, có thể dẫn đến nguy cơ ‘’tự diễn biến’’. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Biện pháp quan trọng nhất là giáo dục tư tưởng chính trị, lý luận. Trên mặt này lâu nay chúng ta làm không ít nhưng chất lượng, nội dung, kết quả thấp. Nghị quyết Trung ương 6 lần 2 về chỉnh đốn Đảng nêu trước hết phải khắc phục sự suy thoái về tư tưởng chính trị, nhưng đã nhiều năm rồi vấn đề này không được quan tâm, kiểm điểm phê bình ai cũng nói mình lập trường tư tưởng vững vàng, trung thành, kiên định. Công tác tư tưởng qua nói và viết, báo chí, xuất bản và giảng dạy rất coi nhẹ phê phán và đấu tranh trong khi có không ít sai trái, lệch lạc ngay trên sách báo và phát biểu đây đó. Có cái khó là cả thế giới đang khủng hoảng về lý luận, chủ nghĩa xã hội đang gặp thoái trào và lịch sử thế giới đang trải qua bước quanh co, tình hình đầy phức tạp, khó lường. Hoạt động tư tưởng, lý luận của chúng ta trong hoàn cảnh như vậy không phải dễ. Song, để làm tròn nhiệm vụ tiền phong, Đảng ta mà trước hết là cơ quan lãnh đạo, và đội ngũ cán bộ cao trung cấp của Đảng phải nâng cao và nâng cao nhanh trình độ trí tuệ và lý luận chính trị. Cụ thể làm thế nào phải bàn ở chuyên đề riêng. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Công tác tổ chức cán bộ cũng là biện pháp hàng đầu. Tuyển chọn sai con người thì khả năng ‘’tự diễn biến’’ về sau là khó tránh khỏi. Đương nhiên sẽ có sự giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện sau tuyển chọn, nhưng nếu ngay từ đầu tư tưởng, đạo đức, phẩm chất đã không tốt thì cũng khó tránh hậu quả về sau. Liên Xô sụp đổ để lại nhiều bài học phản diện trong đó có kinh nghiệm lớn cả về tư tưởng lý luận, cả về công tác tổ chức cán bộ dẫn đến ‘’tự diễn biến’’ . </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên không chỉ về lý luận, tư tưởng chính trị mà phải rất coi trọng cả mặt phẩm chất, đạo đức. Bác Hồ dạy: ‘’Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng ham muốn về vật chất... vị công vong tư’’. Bác nói: nguy cơ đối với Đảng cầm quyền không những là bệnh quan liêu, hách dịch, vênh váo lên mặt ‘’quan cách mệnh’’ mà cả các thói hư tật xấu khác rất dễ nảy sinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong những người có chức có quyền như bệnh địa vị, công thần, cục bộ, địa phương, bè phái, cái thói ‘’chỉ lo ăn ngon mặc đẹp, lo chiếm của công làm của tư, lợi dụng địa vị công tác của mình mà buôn bán, phát tài; lo việc riêng hơn việc công... Bác gọi các thứ bệnh ấy là ‘’giặc nội xâm’’ mà chung quy tất cả đều từ chủ nghĩa cá nhân mà ra, vì vậy phải ‘’nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân’’; ‘’Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân’’. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Đoàn kết nhất trí trong Đảng là điều kiện cực kỳ cần thiết và quan trọng để phòng, chống nguy cơ ‘’tự diễn biến’’. Xin ghi lại trọn vẹn luận điểm của V.I.Lênin đã dẫn bên trên: ‘’Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta. Toàn bộ vấn đề là ở chữ “nếu’’ này. Nếu chúng ta do sai lầm mà gây ra sự chia rẽ thì tất cả sẽ sụp đổ (3). </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Hiện nay tình trạng mất đoàn kết khá phổ biến trong Đảng: Mất đoàn kết trong các cấp uỷ, cấp lãnh đạo, quản lý hệ thống chính trị. Có nơi nghiêm trọng, có nơi âm ỉ, nhưng mất đoàn kết có thể là mảnh đất dẫn đến hoặc có lợi cho nguy cơ ‘’tự diễn biến’’. Đặc biệt phải chú ý trong nguyên nhân mất đoàn kết có nhân tố ‘’tự diễn biến’’ ở số người nào đó. Và cũng cần phân biệt mất đoàn kết với những ý kiến khác nhau thông thường. Trước thực tiễn và những vấn đề phức tạp hiện nay trên thế giới và trong quá trình phát triển đất nước, có nhiều nhận thức và ý kiến khác nhau là điều khó tránh khỏi. Nếu ai đó có dấu hiệu dao động, hoài nghi, ngả nghiêng thì cũng dễ hiểu? Phải cùng nhau thảo luận, tranh luận nội bộ để đạt tới nhất trí, điều đó không những bình thường mà cần thiết. Không nên ngại tranh luận. Không bình thường là mất đoàn kết đến mức chia rẽ. Chia rẽ trên lĩnh vực không thật quan trọng thì không sao, nhưng nếu chia rẽ trên những vấn đề cơ bản về hệ tư tưởng chính trị và lý luận nền tảng thì nhất định phải cố gắng giải quyết kỳ được. Thiếu nhất trí, mất đoàn kết ở phạm vi cục bộ đã phải kiên quyết khắc phục. Còn thiếu nhất trí đến mức chia rẽ ở tầm vĩ mô thì nhất thiết phải triệt để giải quyết theo Cương lĩnh, đường lối và nguyên tắc Đảng. Đảng ta dứt khoát không để xảy ra tình hình đó nhất là hiện nay khi đang chuẩn bị tiến tới Đại hội XI. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Tăng cường kiểm tra, giám sát là không thể thiếu. Không để xẩy ra tình trạng bùng nổ mới đặt vấn đề. Phải phòng cho được nguy cơ khi còn mới là dấu hiệu mầm mống, khả năng. Tất nhiên công tác kiểm tra, giám sát phải hết sức cụ thể, khách quan, thận trọng, đánh giá thật chính xác, không bỏ qua mọi sự việc liên quan nhưng không thổi phồng tình hình và nguyên nhân thành to chuyện. Khi thật sự đúng mất đoàn kết nhất là đến mức chia rẽ bè phái thì nhất định phải xử lý kiên quyết và xử lý từ nhiều phía đối với cá nhân, nhóm, tổ chức. Cần thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: ‘’Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí. Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng’’ (điểm 11 trong bài ‘’Tư cách của Đảng chân chính cách mạng’’(4). </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Đảng ta sắp kỷ niệm 80 năm ngày thành lập. Thật tự hào xiết bao thực tiễn cách mạng 80 năm qua, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã làm nên bao sự nghiệp lớn. Trên chính trường Việt Nam, Đảng ta có thế mạnh tuyệt đối từ bề dày lịch sử và kinh nghiệm đấu tranh cách mạng. Đảng ta mạnh nhờ có đường lối duy nhất đúng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bởi ở nước ta không có và không thể có đất cho một đường lối chính trị nào khác tốt hơn khả dĩ được nhân dân chấp nhận ngoài đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khách quan lịch sử mà nói, một đường lối khác, chẳng hạn đường lối xã hội dân chủ ai đó đang mơ tưởng, dù có tô vẽ nguỵ trang thế nào đi nữa thì rốt cuộc vẫn không thể gì khác là một đường lối đưa dân tộc ta đi vào con đường tư bản hoang dã tồi tệ nhất, cuối cùng không tránh khỏi trở lại số phận nô lệ hay phụ thuộc vào các thế lực đế quốc, phản động, thực dân mới kiểu mới. </p> <p align="justify" class="style7">&nbsp;</p> <p align="justify" class="style7">Nhận thức chính trị đúng đắn và khoa học đó là cơ sở niềm tin vững chắc của toàn Đảng, toàn dân ta giúp đảm bảo thắng lợi trong việc phòng và chống nguy cơ ‘’tự diễn biến’’./. </p> <p class="style6"><font size="2"><span class="style1">—————— <br /> (1), (3) Lênin, Toàn tập, t.42, tr.311). <br /> (2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.2, tr.268). <br /> (4) Hồ Chí Minh, Toàn tập, t.5, tr.249-250).</span></font></p> <p class="style7">&nbsp;</p> <p class="style5"><strong><em>Theo Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Sáng 18-5, tại Đường sách Thành phố diễn ra chương trình giao lưu cùng người sáng lập và tác giả các tác phẩm trong Tủ sách Di sản Hồ Chí Minh.

Agile Việt Nam
;