Kỷ niệm 69 năm Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2009): Những con người Việt Nam tiêu biểu, lạ lùng và kỳ diệu

<!DOCTYPE html PUBLIC "-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN" "http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd"> <html xmlns="http://www.w3.org/1999/xhtml" xmlns:v="urn:schemas-microsoft-com:vml" xmlns:o="urn:schemas-microsoft-com:office:office"> <head> <meta http-equiv="Content-Language" content="en-us" /> <meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" /> <title>Kỷ niệm 69 năm Nam kỳ khởi nghĩa</title> <style type="text/css"> .style1 { font-family: arial; } .style3 { font-family: arial; font-size: 10pt; } .style4 { background-color: #DFF8FF; } .style6 { text-align: left; } .style7 { text-align: center; color: #808080; } .style8 { font-family: arial; font-size: 10pt; text-align: center; color: #0000FF; } </style> </head> <body> <div class="style6"> <span class="style3"><strong>Kỷ niệm 69 năm Nam kỳ khởi nghĩa (23-11-1940 – 23-11-2009)</strong></span></div> <p class="style8"><strong>Những con người Việt Nam tiêu biểu, lạ lùng và kỳ diệu</strong></p> <p align="justify" class="style3"><strong><em>Giáo sư Trần Văn Giàu từng phát biểu: “Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ (KNNK) là những con người Việt Nam rất tiêu biểu, lạ lùng và kỳ diệu…”. Đó là Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập, Nguyễn Hữu Tiến… ung dung, ngạo nghễ bước ra pháp trường; là Nguyễn Thị Bảy cùng 4 đồng đội bị hành hình ở sân banh Cần Giuộc. Phút cuối, chị giật phắt chiếc khăn bịt mặt, ngó thẳng vào kẻ thù, khẳng định: “Kỳ này khởi nghĩa thất bại, nhất định kỳ sau sẽ thành công”; là 10 chiến sĩ Hòn Khoai bị hành hình, phút cuối cùng hô vang theo lời anh hùng Phan Ngọc Hiển “Những người còn sống sẽ tiếp tục chiến đấu, thực dân Pháp nhất định bị tiêu diệt. Nước Việt Nam nhất định độc lập - tự do!”... </em></strong></p> <p align="justify" class="style3">KNNK còn có những con người vô danh, thầm lặng khác. Đó là ngôi mộ tập thể trong đó có bà Võ Thị Phái, hy sinh trong KNNK; là khu mộ gia đình Huỳnh Văn Một ở Đức Hòa (Long An) - nơi chôn cất 13 người của gia đình ông bị đốt cháy và giết chết, trong đó có những em bé sơ sinh; là cuộc ném bom giết hại hàng trăm người ở chợ Giữa (Vĩnh Kim - Mỹ Tho), cuộc tàn sát dã man ở Rạch Gốc (Cà Mau)… </p> <div align="center"> <table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tr> <td class="style1"><font size="2"> <img src="nhung%20con%20ng.jpg" name="imagePhoto" width="399" border="0" /> </font></td> </tr> <tr> <td class="Image"> <p class="style7"><font size="2" face="Arial"><em>Tranh tái hiện quân Pháp khủng bố trắng Khởi nghĩa Nam kỳ được trưng bày tại Khu di tích KNNK- tỉnh Tiền Giang. </em></font></p> </td> </tr> </table> </div> <p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Ở Nam kỳ vào cuối năm, những cánh đồng lúa mùa cao lút đầu người là nơi che chở, ẩn náu của nghĩa quân. Địch cho người giăng tay càn qua cánh đồng, dí nghĩa quân vào chỗ chết. Nghĩa quân phải rút vào những vùng rạch sâu, những đầm lầy, những cánh đồng nước thúi ở Đồng Tháp Mười, hay căn cứ U Minh nước đỏ quạch màu máu, dày bịt cây rừng, muỗi mòng, cá sấu và thú dữ…<br /> <br /> Trong tận cùng sự khủng bố, quân Pháp vẫn không tiêu diệt được những con người Việt Nam “rất tiêu biểu, lạ lùng và kỳ diệu ấy”. </font></font></p> <p align="justify" class="style3">Ở Hóc Môn, khi khởi nghĩa thất bại, người nông dân Chín Nhẫn góa vợ, cùng 3 con bị đàn áp dã man. Cùng đường, Chín Nhẫn đưa các con rúc vào rỗng đất đầy chuối nước, dây bòng bong; thắt sẵn 4 sợi dây định tự sát cả nhà. Người con thứ nhất không cam tâm chết, cắn đứt sợi dây, lội qua sông chạy trốn. Từ đó về sau, lùm cây ấy được gọi là Rỗng Ông Hồ. Sáu năm sau, con rạch quanh co, nhiều ngóc ngách như hang động ấy trở thành căn cứ của bộ đội…</p> <p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Ở miền Tây, nghĩa quân tìm về vùng U Minh, trong đó đồng chí Võ Văn Kiệt lập căn cứ, xây dựng binh công xưởng, chờ ngày khởi nghĩa lần sau. Địch treo giá thưởng 1.000 đồng Đông Dương cho ai điềm chỉ hoặc bắt được người anh hùng Phạm Văn Kỳ (Mười Kỳ) khi nghĩa quân của ông vẫn tiếp tục hoạt động ở vùng trũng Mộc Hóa. Nghĩa quân ở Mỹ Tho, Đồng Tháp Mười, Chợ Lớn, Tân An… tìm đến Mớp Xanh Bo Bo tiếp tục chiến đấu. <br /> <br /> Căn cứ nằm giữa 2 sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông, kênh rạch chằng chịt, phần lớn là trấp với tên gọi như Trấp Rùng Rình dày bịt lau sậy, tràm, cỏ lác… Nghĩa quân được nhân dân đùm bọc tiếp tục đánh du kích. Căn cứ Mớp Xanh Bo Bo là cái gai nhức nhối mà quân Pháp quyết tiêu diệt. </font></font></p> <p align="justify" class="style3">Sau khi ổn định việc lập thêm đồn bót, bọn cảnh sát Bình Hòa, Thủ Thừa, Mộc Hóa tăng cường lực lượng, hết ngày này sang ngày khác lùng sục nghĩa quân. Chúng quyết dồn đẩy nghĩa quân vào vùng đầm lầy “nước có mùi thúi”, nóng bức không chịu nổi, đầy muỗi mòng và không có gì để ăn… </p> <p align="justify"><font class="style1"><font size="2">Trong trận càn đêm 9 rạng ngày 10-11-1941 vào căn cứ Mớp Xanh Bo Bo, quân Pháp tìm thấy bản ghi chép 2 bài vọng cổ do chính những nghĩa quân làm nên, trong đó có đoạn: </font><em> <font size="2">“Vậy thì hôm nay chúng ta tìm nơi tỵ ẩn để mà nung đúc tinh thần đặng chờ ngày hy sinh quyết liệt, lật đổ quân thù thì cái ngày ấy sẽ đặng đầm ấm chốn gia đình, cha gặp con, chồng biết vợ, thì mới tránh khỏi cái cảnh đoạn trường, mà đón buổi hạnh phúc tương lai”. <br /> </font></em><font size="2"><br /> Lời ca như để rõ hơn ý chí sắt đá, lòng căm thù giặc của quân dân Nam bộ. Và chỉ 5 năm sau, lời kêu gọi của nghĩa quân hãy bền chí, chờ ngày lật đổ quân thù trong những ngày bị dồn đến cánh đồng nước thúi lại ngân vang, lồng lộng giữa mùa thu Cách mạng Tháng Tám…</font></font></p> <table style="width: 100%" class="style4"> <tr> <td><font size="2" class="style1">Những ngày sống ở miền Bắc, ông Trần Văn Giàu vẫn đau đáu với những trang sử bi tráng của Nam bộ. Ngay từ năm 1960, với bút danh Tầm Vu, ông đã xuất bản quyển “Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ”. Dưới góc nhìn của một nhà sử học, Khởi nghĩa Nam Kỳ (KNNK) là một công trình lịch sử mang tầm vóc quốc gia nhưng trong hoàn cảnh đất nước bị chiến tranh chia cắt, ông đành phải dừng lại ở một công trình mang tính khái niệm, tri ân. <br /> <br /> Trong đáy lòng, ông khao khát có được một công trình nghiên cứu KNNK đúng với tầm vóc lịch sử. Mãi gần đến 40 năm sau, nỗi khao khát của ông mới trở thành hiện thực. Cuối năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận thành lập Hội đồng Chỉ đạo biên soạn lịch sử KNNK. <br /> <br /> Ông đã phát biểu đầy xúc cảm: “Tôi lấy làm tiếc tự hỏi tại sao công trình này không được tiến hành sớm hơn. Công trình biên soạn KNNK cần phải nêu bật được chân dung của những con người tiêu biểu - linh hồn của những trang sách. Nhưng nếu không có quần chúng, chỉ có những con người tiêu biểu ắt không thể làm nên lịch sử. KNNK là những con người Việt Nam rất tiêu biểu, lạ lùng và kỳ diệu…”. </font></td> </tr> </table> <p align="right" class="style3"><strong><em>Theo SGGPO</em></strong></p> </body> </html>

BÌNH LUẬN

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chiều ngày 14/01/2024, Thành Đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Chương trình công bố quyết định về công tác tổ chức cơ sở đoàn trực thuộc Thành đoàn.

Agile Việt Nam
;